Fitch đưa ACB khỏi diện theo dõi tiêu cực
Đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của ACB được Fitch duy trì ở mức ‘B’, đi kèm theo là triển vọng ‘tiêu cực’
Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố báo cáo đánh giá tín nhiệm mới nhất đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB). Trong báo cáo này, Fitch tuyên bố đưa ACB khỏi diện theo dõi tiêu cực (Rating Watch Negative) mà ACB bị đưa vào hôm 24/8/2012.
Đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của ACB được Fitch duy trì ở mức ‘B’, đi kèm theo là triển vọng ‘tiêu cực’.
Fitch cho biết, triển vọng tín nhiệm ‘tiêu cực’ của ACB phản ánh những rủi ro tiềm tàng của ngân hàng này bên cạnh những thách thức về điều kiện hoạt động tại thị trường trong nước. Đây là những yếu tố có thể sẽ tiếp tục gây sức ép đối với năng lực tín dụng của ACB trong ngắn hạn và trung hạn.
Tuy nhiên, báo cáo của Fitch cũng khẳng định, việc tổ chức này duy trì IDR ở mức ‘B’ cho ACB, xuất phát từ đánh giá năng lực tồn tại độc lập (Viability Rating) ở mức ‘b’ của ngân hàng này, phản ánh ACB vẫn ở trong tình trạng tài chính tốt hơn so với hầu hết các ngân hàng khác của Việt Nam. Tuy nhiên, mức đánh giá IDR như vậy cũng cho thấy những áp lực tiềm tàng đối với mức vốn mỏng, khả năng sinh lợi thấp và chất lượng tài sản suy giảm của ACB.
Fitch cho rằng, ACB đã cho thấy khả năng bảo toàn năng lực tài chính và nhanh chóng trở lại với hoạt động bình thường bất chấp áp lực từ vụ bắt giữ những nhân vật cấp cao liên quan tới ngân hàng này.
Hiện kết quả cuộc điều tra nhằm vào ông Nguyễn Đức Kiên, một trong các cổ đông và đồng sáng lập ACB, còn chưa được công bố. Bên cạnh đó, những tranh cãi xung quanh số tiền hơn 700 tỷ đồng mà ACB ủy thác cho nhân viên gửi vào Vietinbank vẫn chưa được giải quyết. Hiện ACB chưa có khoản dự phòng nào cho khoản trên.
Vì vậy, Fitch cảnh báo có thể xem xét hạ điểm tín nhiệm ACB nếu những rủi ro xảy ra tổn thất - có thể xuất phát từ các sự cố nói trên và môi trường hoạt động nhiều bất ổn - trở thành một mối đe dọa thực sự với khả năng thanh toán của ngân hàng này.
Ngược lại, ACB có thể được Fitch nâng triển vọng tín nhiệm lên mức ‘ổn định’ nếu những áp lực hiện tại lên năng lực tài chính của ngân hàng này suy giảm.
Fitch lưu ý rằng, ACB có một bảng cân đối kế toán giàu thanh khoản, trong đó tỷ lệ tổng vốn vay/tiền gửi (bao gồm vàng) ở mức khoảng 72%, một trong những mức thấp nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cho dù ACB đã trải qua một đợt rút tiền đáng kể của khách hàng.
Việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại đóng trạng thái vàng đã khiến ACB lỗ 1,7 nghìn tỷ đồng từ mảng này trong năm 2012, dẫn tới mức sinh lợi bị giảm.
Fitch cho biết, ACB có thể nhận được những động thái đánh giá tín nhiệm tích cực nếu mức vốn của ngân hàng này tăng trong khi vẫn duy trì được chất lượng tài sản, lợi nhuận và nguồn vốn ở mức hiện tại. Mặc dù vậy, Fitch cho rằng, điều này là khó có khả năng xảy ra trong ngắn hạn xét tới những khó khăn trong môi trường hoạt động trong nước hiện nay.
Theo số liệu mà Fitch đưa ra, ACB là ngân hàng lớn thứ 5 ở Việt Nam với tổng tài sản 214 nghìn tỷ ở thời điểm cuối tháng 9/2012. Ngân hàng Standard Chartered Bank của Anh hiện đang nắm 15% cổ phần trong ACB.
Đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của ACB được Fitch duy trì ở mức ‘B’, đi kèm theo là triển vọng ‘tiêu cực’.
Fitch cho biết, triển vọng tín nhiệm ‘tiêu cực’ của ACB phản ánh những rủi ro tiềm tàng của ngân hàng này bên cạnh những thách thức về điều kiện hoạt động tại thị trường trong nước. Đây là những yếu tố có thể sẽ tiếp tục gây sức ép đối với năng lực tín dụng của ACB trong ngắn hạn và trung hạn.
Tuy nhiên, báo cáo của Fitch cũng khẳng định, việc tổ chức này duy trì IDR ở mức ‘B’ cho ACB, xuất phát từ đánh giá năng lực tồn tại độc lập (Viability Rating) ở mức ‘b’ của ngân hàng này, phản ánh ACB vẫn ở trong tình trạng tài chính tốt hơn so với hầu hết các ngân hàng khác của Việt Nam. Tuy nhiên, mức đánh giá IDR như vậy cũng cho thấy những áp lực tiềm tàng đối với mức vốn mỏng, khả năng sinh lợi thấp và chất lượng tài sản suy giảm của ACB.
Fitch cho rằng, ACB đã cho thấy khả năng bảo toàn năng lực tài chính và nhanh chóng trở lại với hoạt động bình thường bất chấp áp lực từ vụ bắt giữ những nhân vật cấp cao liên quan tới ngân hàng này.
Hiện kết quả cuộc điều tra nhằm vào ông Nguyễn Đức Kiên, một trong các cổ đông và đồng sáng lập ACB, còn chưa được công bố. Bên cạnh đó, những tranh cãi xung quanh số tiền hơn 700 tỷ đồng mà ACB ủy thác cho nhân viên gửi vào Vietinbank vẫn chưa được giải quyết. Hiện ACB chưa có khoản dự phòng nào cho khoản trên.
Vì vậy, Fitch cảnh báo có thể xem xét hạ điểm tín nhiệm ACB nếu những rủi ro xảy ra tổn thất - có thể xuất phát từ các sự cố nói trên và môi trường hoạt động nhiều bất ổn - trở thành một mối đe dọa thực sự với khả năng thanh toán của ngân hàng này.
Ngược lại, ACB có thể được Fitch nâng triển vọng tín nhiệm lên mức ‘ổn định’ nếu những áp lực hiện tại lên năng lực tài chính của ngân hàng này suy giảm.
Fitch lưu ý rằng, ACB có một bảng cân đối kế toán giàu thanh khoản, trong đó tỷ lệ tổng vốn vay/tiền gửi (bao gồm vàng) ở mức khoảng 72%, một trong những mức thấp nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cho dù ACB đã trải qua một đợt rút tiền đáng kể của khách hàng.
Việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại đóng trạng thái vàng đã khiến ACB lỗ 1,7 nghìn tỷ đồng từ mảng này trong năm 2012, dẫn tới mức sinh lợi bị giảm.
Fitch cho biết, ACB có thể nhận được những động thái đánh giá tín nhiệm tích cực nếu mức vốn của ngân hàng này tăng trong khi vẫn duy trì được chất lượng tài sản, lợi nhuận và nguồn vốn ở mức hiện tại. Mặc dù vậy, Fitch cho rằng, điều này là khó có khả năng xảy ra trong ngắn hạn xét tới những khó khăn trong môi trường hoạt động trong nước hiện nay.
Theo số liệu mà Fitch đưa ra, ACB là ngân hàng lớn thứ 5 ở Việt Nam với tổng tài sản 214 nghìn tỷ ở thời điểm cuối tháng 9/2012. Ngân hàng Standard Chartered Bank của Anh hiện đang nắm 15% cổ phần trong ACB.