FPT lập công ty phần mềm tại châu Âu
Mục tiêu của việc thành lập công ty là đón trước làn sóng gia công phần mềm đang diễn ra tại châu Âu
Sau khi mở các công ty phần mềm tại Nhật Bản và Singapore, Tập đoàn FPT lại thêm bước đi mới trong chiến lược toàn cầu hoá khi quyết định lập thêm một công ty phần mềm tại thị trường châu Âu, đó là Công ty FPT Software Europe, trụ sở đặt tại Paris (Pháp).
Công ty đầu tiên của Tập đoàn FPT tại châu Âu này dự kiến sẽ chính thức khai trương vào ngày 13/6/2008. Theo lý giải của ông Lê Hà Đức, Giám đốc FPT Software Europe, mục tiêu của việc thành lập công ty là đón trước làn sóng gia công phần mềm đang diễn ra tại châu Âu.
Trước đây, các doanh nghiệp châu Âu vẫn chủ yếu đặt hàng làm phần mềm tại các nước trong khối, nhất là tại Đông Âu-nơi có nhiều thuận lợi về khoảng cách địa lý và không chênh lệch về múi giờ. Tuy nhiên, theo xu hướng tất yếu, làn sóng gia công phần mềm đang diễn ra các doanh nghiệp tại khu vực này sẽ phải đặt nhiều đơn hàng gia công phần mềm của các nước khác. Điều đó sẽ mang lại cơ hội cho các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Mặt khác, châu Âu cũng là một trong những thị trường lớn về công nghệ thông tin trên thế giới với mức chi tiêu cho lĩnh vực này dự báo lên tới 156 tỷ USD trong năm 2008. Chính vì vậy, việc thành lập công ty phần mềm ngay tại đây sẽ gia tăng sức cạnh tranh và giúp phục vụ tốt hơn các khách hàng hiện tại của FPT Software tại khu vực này. Ngoài ra, công ty phần mềm tại thị trường châu Âu cũng được kỳ vọng sẽ trở thành bàn đạp để FPT Software mở rộng sang các thị trường khác.
Ông Bùi Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT, nói những hợp đồng lớn đầu tiên của FPT cách đây vài năm về gia công phần mềm cũng đến từ các nước châu Âu thông qua khách hàng Harvey Nash. Sự ra đời của FPT Software Europe sẽ giúp FPT Software đa dạng thêm thị trường và tạo sức tăng trưởng mới trong thời gian tới.
Mặc dù có nhiều công ty Việt Nam cùng gia công phần mềm cho các khách hàng châu Âu nhưng theo ông Ngọc, các công ty sẽ không hề “đụng hàng” nhau do thị trường còn quá lớn và các công ty Việt Nam khi thâm nhập thị trường này vẫn chỉ như “những chiếc thuyền đi trên biển lớn”.
Theo đánh giá chung, FPT Software hiện vẫn đang là công ty phần mềm có nhân lực đông đảo nhất tại Việt Nam, với số cán bộ nhân viên lên đến 2.500 người, và hiện chiếm khoảng 15-20% lợi nhuận của toàn Tập đoàn FPT. Doanh thu dự kiến của công ty này trong năm 2008 là 48,5 triệu USD.
Cũng theo công bố của FPT Software Europe, dịch vụ thế mạnh của công ty dự định tung vào thị trường châu Âu là mảng công nghệ New Technologies (J2EE, .NET, Oracle), công nghệ nhúng, dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R&D). Các khách hàng lớn nhắm đến như: Renault, BNP Paribas, Neopost, Hitachi Europe.
Trong năm 2008, FPT Software Europe dự kiến đạt doanh thu 7 triệu USD, tập trung vào thị trường truyền thống của FPT Software là Anh, Pháp, Bỉ, ổn định các hoạt động và đội ngũ. Kế hoạch của công ty trong năm 2009 là mở rộng mạng lưới kinh doanh sang các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan và mở thêm chi nhánh thứ 2 tại châu Âu vào năm 2010.
Thị trường EU hiện chiếm 15% tổng doanh thu của F-Soft (khoảng 7 triệu USD) và sau khi FPT Software Europe đi vào hoạt động, công ty này đang kỳ vọng sẽ đưa doanh số từ thị trường này lên 20 triệu USD vào năm 2010.
Công ty đầu tiên của Tập đoàn FPT tại châu Âu này dự kiến sẽ chính thức khai trương vào ngày 13/6/2008. Theo lý giải của ông Lê Hà Đức, Giám đốc FPT Software Europe, mục tiêu của việc thành lập công ty là đón trước làn sóng gia công phần mềm đang diễn ra tại châu Âu.
Trước đây, các doanh nghiệp châu Âu vẫn chủ yếu đặt hàng làm phần mềm tại các nước trong khối, nhất là tại Đông Âu-nơi có nhiều thuận lợi về khoảng cách địa lý và không chênh lệch về múi giờ. Tuy nhiên, theo xu hướng tất yếu, làn sóng gia công phần mềm đang diễn ra các doanh nghiệp tại khu vực này sẽ phải đặt nhiều đơn hàng gia công phần mềm của các nước khác. Điều đó sẽ mang lại cơ hội cho các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Mặt khác, châu Âu cũng là một trong những thị trường lớn về công nghệ thông tin trên thế giới với mức chi tiêu cho lĩnh vực này dự báo lên tới 156 tỷ USD trong năm 2008. Chính vì vậy, việc thành lập công ty phần mềm ngay tại đây sẽ gia tăng sức cạnh tranh và giúp phục vụ tốt hơn các khách hàng hiện tại của FPT Software tại khu vực này. Ngoài ra, công ty phần mềm tại thị trường châu Âu cũng được kỳ vọng sẽ trở thành bàn đạp để FPT Software mở rộng sang các thị trường khác.
Ông Bùi Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT, nói những hợp đồng lớn đầu tiên của FPT cách đây vài năm về gia công phần mềm cũng đến từ các nước châu Âu thông qua khách hàng Harvey Nash. Sự ra đời của FPT Software Europe sẽ giúp FPT Software đa dạng thêm thị trường và tạo sức tăng trưởng mới trong thời gian tới.
Mặc dù có nhiều công ty Việt Nam cùng gia công phần mềm cho các khách hàng châu Âu nhưng theo ông Ngọc, các công ty sẽ không hề “đụng hàng” nhau do thị trường còn quá lớn và các công ty Việt Nam khi thâm nhập thị trường này vẫn chỉ như “những chiếc thuyền đi trên biển lớn”.
Theo đánh giá chung, FPT Software hiện vẫn đang là công ty phần mềm có nhân lực đông đảo nhất tại Việt Nam, với số cán bộ nhân viên lên đến 2.500 người, và hiện chiếm khoảng 15-20% lợi nhuận của toàn Tập đoàn FPT. Doanh thu dự kiến của công ty này trong năm 2008 là 48,5 triệu USD.
Cũng theo công bố của FPT Software Europe, dịch vụ thế mạnh của công ty dự định tung vào thị trường châu Âu là mảng công nghệ New Technologies (J2EE, .NET, Oracle), công nghệ nhúng, dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R&D). Các khách hàng lớn nhắm đến như: Renault, BNP Paribas, Neopost, Hitachi Europe.
Trong năm 2008, FPT Software Europe dự kiến đạt doanh thu 7 triệu USD, tập trung vào thị trường truyền thống của FPT Software là Anh, Pháp, Bỉ, ổn định các hoạt động và đội ngũ. Kế hoạch của công ty trong năm 2009 là mở rộng mạng lưới kinh doanh sang các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan và mở thêm chi nhánh thứ 2 tại châu Âu vào năm 2010.
Thị trường EU hiện chiếm 15% tổng doanh thu của F-Soft (khoảng 7 triệu USD) và sau khi FPT Software Europe đi vào hoạt động, công ty này đang kỳ vọng sẽ đưa doanh số từ thị trường này lên 20 triệu USD vào năm 2010.