Gạo giảm giá liên tục
Giá lúa gạo các loại tại khu vực ĐBSCL đồng loạt đi xuống sau khi hoạt động mua tạm trữ kết thúc
Lượng gạo tồn kho tăng tiếp tục gây áp lực giảm giá gạo tại thị trường châu Á trong tuần qua. Giá lúa gạo các loại tại khu vực ĐBSCL cũng đồng loạt đi xuống sau khi hoạt động mua tạm trữ kết thúc.
Hãng tin Reuters cho biết, nhiều khả năng, giá gạo của các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan còn có thể giảm thêm trong những tuần tới do cung cao mà nhu cầu lại thấp.
Trao đổi với Reuters, các nhà giao dịch cho biết, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tuần qua giảm còn 390-395 USD/tấn, từ mức 400 USD/tấn vào tuần trước đó. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới sau Ấn Độ.
Giá gạo 25% tấm của Việt Nam đã hạ về mức 365-370 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 375 USD/tấn của tuần trước nữa.
“Giá gạo dự kiến sẽ ở mức thấp trong tháng 5 khi mà chương trình thu mua tạm trữ của Chính phủ kết thúc”, một thương nhân ở Tp.HCM nói. Cách đây 1 tuần, các doanh nghiệp tham gia chương trình đã thu mua tạm trữ xong khoảng 2 triệu tấn lúa, tương đương 1 triệu tấn gạo, của vụ lúa Đông Xuân.
Đây là các doanh nghiệp được vay vốn không lãi suất để mua lúa gạo tạm trữ. Tuy nhiên, khi chương trình tạm trữ kết thúc vào ngày 20/5, các doanh nghiệp này có thể sẽ phải bán gạo ra, và khi đó, áp lực giảm giá gạo sẽ lại gia tăng.
“Các công ty sẽ phải bán gạo để tránh lãi suất cao”, một thương nhân ở Tp.HCM phát biểu.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cắt giảm lãi suất điều hành về mức 8% từ mức 9% trước đó. Tuy nhiên, mức lãi suất của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với mức lãi suất cơ bản 2,75% của Thái Lan.
Bộ Nông nghiệp Việt Nam dự báo, sản lượng vụ lúa Đông-Xuân đạt mức khoảng 10,6 triệu tấn lúa.
Giá gạo tại Thái Lan cũng đang có chiều hướng giảm. Gạo trắng tiêu chuẩn loại 5% của Thái Lan tuần qua được chào ở mức 540 USD/tấn, giảm từ mức 545 USD/tấn vào tuần trước nữa. Theo dự báo, giá gạo Thái sẽ tiếp tục giảm do nguồn cung tăng vì Chính phủ nước này dự kiên sẽ bán gạo ra từ các kho tạm trữ.
Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho hay, Chính phủ nước này sẽ mở thầu bán tới 500.000 tấn gạo trong tháng 4. Tuy nhiên, ông này từ chối cung cấp thêm thông tin.
Bên cạnh đó, nông dân Thái cũng có thể bán một số loại gạo cho các nhà xay xát địa phương bởi Chính phủ nước này đã bỏ 18 loại gạo ra khỏi chương trình mua tạm trữ.
Những nước xuất khẩu gạo khác cũng đang đưa ra mức giá khá “mềm” để hút khách. Giá gạo thường của Ấn Độ tuần qua dao động trong khoảng 385-450 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước đó. Giá gạo cùng loại của Pakistan dao động từ 425-435 USD/tấn.
Theo số liệu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 4 ngày đầu tháng 4, khối lượng xuất khẩu gạo cả nước đạt 76.995 tấn, trị giá FOB 32,754 triệu USD, trị giá CIF 40,469 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 1,528 triệu tấn, trị giá FOB 674,101 triệu USD, trị giá CIF 705,408 triệu USD.
Tuần qua, giá lúa gạo tại ĐBSCL đồng loạt giảm từ 50-100 đồng/kg. Trong đó, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.150 - 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.300 - 5.350 đồng/kg. So với thời điểm mua tạm trữ, giá lúa khô hiện giảm khoảng 300 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 - 6.850 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.650 - 6.700 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.850 - 7.950 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.500 - 7.600 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.200 - 7.300 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Hãng tin Reuters cho biết, nhiều khả năng, giá gạo của các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan còn có thể giảm thêm trong những tuần tới do cung cao mà nhu cầu lại thấp.
Trao đổi với Reuters, các nhà giao dịch cho biết, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tuần qua giảm còn 390-395 USD/tấn, từ mức 400 USD/tấn vào tuần trước đó. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới sau Ấn Độ.
Giá gạo 25% tấm của Việt Nam đã hạ về mức 365-370 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 375 USD/tấn của tuần trước nữa.
“Giá gạo dự kiến sẽ ở mức thấp trong tháng 5 khi mà chương trình thu mua tạm trữ của Chính phủ kết thúc”, một thương nhân ở Tp.HCM nói. Cách đây 1 tuần, các doanh nghiệp tham gia chương trình đã thu mua tạm trữ xong khoảng 2 triệu tấn lúa, tương đương 1 triệu tấn gạo, của vụ lúa Đông Xuân.
Đây là các doanh nghiệp được vay vốn không lãi suất để mua lúa gạo tạm trữ. Tuy nhiên, khi chương trình tạm trữ kết thúc vào ngày 20/5, các doanh nghiệp này có thể sẽ phải bán gạo ra, và khi đó, áp lực giảm giá gạo sẽ lại gia tăng.
“Các công ty sẽ phải bán gạo để tránh lãi suất cao”, một thương nhân ở Tp.HCM phát biểu.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cắt giảm lãi suất điều hành về mức 8% từ mức 9% trước đó. Tuy nhiên, mức lãi suất của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với mức lãi suất cơ bản 2,75% của Thái Lan.
Bộ Nông nghiệp Việt Nam dự báo, sản lượng vụ lúa Đông-Xuân đạt mức khoảng 10,6 triệu tấn lúa.
Giá gạo tại Thái Lan cũng đang có chiều hướng giảm. Gạo trắng tiêu chuẩn loại 5% của Thái Lan tuần qua được chào ở mức 540 USD/tấn, giảm từ mức 545 USD/tấn vào tuần trước nữa. Theo dự báo, giá gạo Thái sẽ tiếp tục giảm do nguồn cung tăng vì Chính phủ nước này dự kiên sẽ bán gạo ra từ các kho tạm trữ.
Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho hay, Chính phủ nước này sẽ mở thầu bán tới 500.000 tấn gạo trong tháng 4. Tuy nhiên, ông này từ chối cung cấp thêm thông tin.
Bên cạnh đó, nông dân Thái cũng có thể bán một số loại gạo cho các nhà xay xát địa phương bởi Chính phủ nước này đã bỏ 18 loại gạo ra khỏi chương trình mua tạm trữ.
Những nước xuất khẩu gạo khác cũng đang đưa ra mức giá khá “mềm” để hút khách. Giá gạo thường của Ấn Độ tuần qua dao động trong khoảng 385-450 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước đó. Giá gạo cùng loại của Pakistan dao động từ 425-435 USD/tấn.
Theo số liệu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 4 ngày đầu tháng 4, khối lượng xuất khẩu gạo cả nước đạt 76.995 tấn, trị giá FOB 32,754 triệu USD, trị giá CIF 40,469 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 1,528 triệu tấn, trị giá FOB 674,101 triệu USD, trị giá CIF 705,408 triệu USD.
Tuần qua, giá lúa gạo tại ĐBSCL đồng loạt giảm từ 50-100 đồng/kg. Trong đó, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.150 - 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.300 - 5.350 đồng/kg. So với thời điểm mua tạm trữ, giá lúa khô hiện giảm khoảng 300 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 - 6.850 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.650 - 6.700 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.850 - 7.950 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.500 - 7.600 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.200 - 7.300 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.