Gạo khó tăng giá trong mấy tháng tới
Lượng gạo tồn kho lớn của khu vực châu Á, cùng với nhu cầu suy giảm của các khách hàng lớn, sẽ khiến gạo khó tăng giá
Lượng gạo tồn kho lớn của khu vực châu Á, cùng với nhu cầu suy giảm của các khách hàng lớn, sẽ khiến gạo khó tăng giá trong những tháng tới.
Theo hãng tin Reuters, hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan và Ấn Độ đang có một lượng gạo tồn kho lớn ngay trước thềm vụ gặt mới. Trong khi đó, hai nước nhập khẩu gạo lớn ở châu Á là Philippines và Indonesia lại có khả năng giảm nhập khẩu gạo nhờ được mùa trong nước.
Giới phân tích cho rằng, tình hình hiện nay sẽ đảm bảo nguồn cung gạo đầy đủ cho một số quốc gia nghèo nhất ở châu Á và châu Phi giữa lúc giá ngô và lúa mỳ đã tăng hơn 1/3 trong vòng khoảng 1 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, sẽ không xảy ra cảnh các nước ồ ạt mua gạo như vào năm 2008, thời điểm mà nỗi lo ngại về thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá gạo Thái Lan loại RI-THWHB-P1 lên mức cao kỷ lục 1.000 USD/tấn.
“Gạo sẽ không tăng giá như ngô, đậu tương và lúa mỳ thời gian gần đây. Nhìn từ phương diện nguồn cung, thì triển vọng của giá gạo thực sự u ám”, ông Darren Cooper, một chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế ở London, nhận định.
Cơ quan này dự báo, khối lượng gạo trong thương mại quốc tế sẽ giảm 4,7% trong năm nay, xuống còn khoảng 43 triệu tấn, do các nước nhập khẩu gạo lớn giảm nhập khẩu mặt hàng này nhờ thời tiết tốt giúp được mùa trong nước.
Ước tính, Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất, hiện đang có kho thóc tạm trữ lớn kỷ lục tương đương 10 triệu tấn gạo, tương đương gần 1/4 lượng gạo trong giao dịch thương mại toàn cầu cả năm. Để hỗ trợ nông dân, Chính phủ Thái Lan đã mua gạo tạm trữ với mức giá cao hơn 40% so với giá thị trường. Đến nay, Chính phủ Thái Lan muốn xuất khẩu gạo tạm trữ nhưng rất khó vì giá gạo Thái cao, mà nguồn cung gạo lại dồi dào ở nhiều nước khác.
Lượng gạo tồn kho của Ấn Độ tính đến ngày 1/7 năm nay thậm chí lên tới 30,7 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu nhập gạo của toàn thế giới trong gần 1 năm. Từ tháng 9 năm ngoái tới nay, Ấn Độ đã bán ra khoảng 5 triệu tấn gạo.
Theo số liệu mà Reuters đưa ra, giá gạo loại 25% tấm của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã giảm khoảng 16%, còn 377,5 USD/tấn. Giá các loại gạo thường của Ấn Độ được chào bán trong khoảng 375-425 USD/tấn.
Trái với xu hướng giảm giá của gạo, giá ngô và lúa mỳ trên sàn giao dịch Chicago ở Mỹ đã tăng 40% trong vòng 4 tuần qua do thời tiết hạn hán tồi tệ ở khu vực nông nghiệp chính của nước Mỹ khiến năng suất suy giảm.
So với gạo Thái Lan và Việt Nam, gạo Ấn Độ có giá hấp dẫn hơn nên được khách mua lựa chọn nhiều hơn.
Giới thương nhân tại Việt Nam dự báo, giá gạo Việt Nam sẽ còn chịu áp lực giảm trong thời gian tới do nguồn cung trong nước tăng và Ấn Độ tiếp tục xuất khẩu gạo. “Giá gạo ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào giá gạo Ấn Độ và chỉ có cơ hội tăng nếu Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo”, một thương nhân ở Tp.HCM nói với Reuters.
Indonesia có thể không nhập khẩu gạo trong năm nay và dự báo sẽ thừa 5,5 triệu tấn gạo trong thời gian từ nay tới cuối năm. Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2010, thì dự kiến sẽ tự cung cấp đủ gạo vào cuối năm 2013.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-12/7/2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 133.463 tấn, trị giá FOB 59,303 triệu USD, trị giá CIF 59,926 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 3,547 triệu tấn, trị giá FOB 1,626 tỷ USD, trị giá CIF 1,659 tỷ USD.
Cũng theo VFA, trong tuần trước, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.100 - 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 - 6.900 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.700 - 6.800 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.150 - 8.250 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.700 - 7.800 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.300 - 7.400 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Theo hãng tin Reuters, hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan và Ấn Độ đang có một lượng gạo tồn kho lớn ngay trước thềm vụ gặt mới. Trong khi đó, hai nước nhập khẩu gạo lớn ở châu Á là Philippines và Indonesia lại có khả năng giảm nhập khẩu gạo nhờ được mùa trong nước.
Giới phân tích cho rằng, tình hình hiện nay sẽ đảm bảo nguồn cung gạo đầy đủ cho một số quốc gia nghèo nhất ở châu Á và châu Phi giữa lúc giá ngô và lúa mỳ đã tăng hơn 1/3 trong vòng khoảng 1 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, sẽ không xảy ra cảnh các nước ồ ạt mua gạo như vào năm 2008, thời điểm mà nỗi lo ngại về thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá gạo Thái Lan loại RI-THWHB-P1 lên mức cao kỷ lục 1.000 USD/tấn.
“Gạo sẽ không tăng giá như ngô, đậu tương và lúa mỳ thời gian gần đây. Nhìn từ phương diện nguồn cung, thì triển vọng của giá gạo thực sự u ám”, ông Darren Cooper, một chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế ở London, nhận định.
Cơ quan này dự báo, khối lượng gạo trong thương mại quốc tế sẽ giảm 4,7% trong năm nay, xuống còn khoảng 43 triệu tấn, do các nước nhập khẩu gạo lớn giảm nhập khẩu mặt hàng này nhờ thời tiết tốt giúp được mùa trong nước.
Ước tính, Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất, hiện đang có kho thóc tạm trữ lớn kỷ lục tương đương 10 triệu tấn gạo, tương đương gần 1/4 lượng gạo trong giao dịch thương mại toàn cầu cả năm. Để hỗ trợ nông dân, Chính phủ Thái Lan đã mua gạo tạm trữ với mức giá cao hơn 40% so với giá thị trường. Đến nay, Chính phủ Thái Lan muốn xuất khẩu gạo tạm trữ nhưng rất khó vì giá gạo Thái cao, mà nguồn cung gạo lại dồi dào ở nhiều nước khác.
Lượng gạo tồn kho của Ấn Độ tính đến ngày 1/7 năm nay thậm chí lên tới 30,7 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu nhập gạo của toàn thế giới trong gần 1 năm. Từ tháng 9 năm ngoái tới nay, Ấn Độ đã bán ra khoảng 5 triệu tấn gạo.
Theo số liệu mà Reuters đưa ra, giá gạo loại 25% tấm của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã giảm khoảng 16%, còn 377,5 USD/tấn. Giá các loại gạo thường của Ấn Độ được chào bán trong khoảng 375-425 USD/tấn.
Trái với xu hướng giảm giá của gạo, giá ngô và lúa mỳ trên sàn giao dịch Chicago ở Mỹ đã tăng 40% trong vòng 4 tuần qua do thời tiết hạn hán tồi tệ ở khu vực nông nghiệp chính của nước Mỹ khiến năng suất suy giảm.
So với gạo Thái Lan và Việt Nam, gạo Ấn Độ có giá hấp dẫn hơn nên được khách mua lựa chọn nhiều hơn.
Giới thương nhân tại Việt Nam dự báo, giá gạo Việt Nam sẽ còn chịu áp lực giảm trong thời gian tới do nguồn cung trong nước tăng và Ấn Độ tiếp tục xuất khẩu gạo. “Giá gạo ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào giá gạo Ấn Độ và chỉ có cơ hội tăng nếu Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo”, một thương nhân ở Tp.HCM nói với Reuters.
Indonesia có thể không nhập khẩu gạo trong năm nay và dự báo sẽ thừa 5,5 triệu tấn gạo trong thời gian từ nay tới cuối năm. Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2010, thì dự kiến sẽ tự cung cấp đủ gạo vào cuối năm 2013.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-12/7/2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 133.463 tấn, trị giá FOB 59,303 triệu USD, trị giá CIF 59,926 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 3,547 triệu tấn, trị giá FOB 1,626 tỷ USD, trị giá CIF 1,659 tỷ USD.
Cũng theo VFA, trong tuần trước, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.100 - 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 - 6.900 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.700 - 6.800 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.150 - 8.250 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.700 - 7.800 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.300 - 7.400 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.