Giá dầu cao và cách đối phó của châu Á
Trong bối cảnh giá dầu cao kỷ lục như hiện nay, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á áp dụng một chính sách đối phó khác nhau
Trong bối cảnh giá dầu cao kỷ lục như hiện nay, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á áp dụng một chính sách đối phó khác nhau.
Một số nước áp dụng chính sách trợ giá xăng dầu để kiềm chế lạm phát, một số nước khác lại tăng giá xăng dầu để giảm bớt ảnh hưởng đối với ngân sách quốc gia.
Chính sách ứng phó khác nhau
Indonesia và Đài Loan hiện đều đã đưa ra cam kết trợ cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp để giúp họ có thể thích nghi với kế hoạch tăng giá xăng dầu sắp được áp dụng.
Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono của Indonesia, người sẽ tiếp tục tham gia cuộc bầu cử vào năm tới, đã lên kế hoạch tăng giá xăng dầu lần đầu tiên tại nước này trong vòng gần 3 năm trở lại đây. Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, bà Sri Mulyani Indrawati, nếu không tăng giá, nước này sẽ phải chi 190.000 tỷ rupiah, tương đương 20 tỷ USD, cho việc trợ giá.
Chính phủ Indonesia hy vọng sẽ tiết kiệm được 34.500 tỷ rupiah thông qua việc tăng giá xăng dầu lần này. Trong đó, 14.000 tỷ rupiah sẽ được dùng để trợ cấp cho người nghèo, giúp họ thích nghi với giá xăng dầu cao hơn nhằm giảm tình trạng bất ổn xã hội. Đồng thời, 12.200 tỷ rupiah tiếp theo sẽ được dùng để giảm thâm hụt ngân sách Chính phủ.
“Chúng tôi thấy tình hình ngân sách đang xấu đi ở nhiều quốc gia có trợ giá xăng dầu”, chuyên gia kinh tế trưởng Robert Subbaraman của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers tại Hồng Kông nhận xét. “Nếu giá dầu duy trì ở mức cao như hiện nay, biện pháp trợ giá như vậy sẽ có hại hơn là có lợi”, ông Subbaraman nói.
Giống như ở Indonesia, chính quyền Đài Loan đã lên kế hoạch tăng giá xăng dầu từ ngày 2/6 tới đây. Để trợ giúp cho các hộ gia đình trung lưu và có thu nhập thấp trong lần tăng giá này, Đài Loan sẽ chi khoảng 569 triệu USD để trợ cấp trực tiếp.
Để trợ giúp tầng lớp lao động trong bối cảnh giá cả tăng cao, Chính phủ New Zealand áp dụng chính sách cắt giảm thuế. Bộ trưởng Tài chính nước này, ông Michael Cullen vừa công bố kế hoạch cắt lượng thuế thu nhập trị giá 10,6 tỷ đôla New Zealand (tương đương 8,2 tỷ USD) cho 2,2 triệu công nhân nước này trong vòng 4 năm tới.
“Giá lương thực và giá dầu đã tăng ở tốc độ cao nhất và lên tới mức cao nhất trong vòng nhiều năm nay. Chúng tôi giảm thuế cho tầng lớp công nhân đang phải đương đầu với sinh hoạt phí leo thang”, ông Cullen phát biểu.
Trong khi đó, cơ quan chức năng của Malaysia cho biết, nước này sẽ cắt giảm số tiền 53 tỷ ringgit (tương đương 16,5 tỷ USD) trợ giá xăng dầu trong vòng 2 tháng tới, nhưng không có kế hoạch trợ cấp cho dân nghèo Nhiều người lo ngại, động thái này có thể khiến giá cả nước này tăng vọt, đưa tỷ lệ lạm phát tăng mạnh.
Tương tự, thứ 6 tuần trước, Bộ Năng lượng Hàn Quốc cân nhắc việc tăng sản lượng điện hạt nhất của nước này và tăng giá điện trong 6 tháng cuối năm nay để đối phó với tình hình giá dầu tăng cao.
Ngược lại, sau trận động đất gây thiệt hại nặng nề nhất trong vòng 32 năm trở lại đây, Trung Quốc tạm thời chưa có quyết định loại bỏ trần giá xăng dầu trong nước. Chính phủ Trung Quốc cho biết, những dự báo cho rằng, họ sẽ loại bỏ trần giá xăng dầu vào tháng tới là “không có cơ sở”. Quốc gia đông dân nhất thế giới này hiện đang phải áp dụng trần giá xăng dầu để kiềm chế những tác động tiêu cực của lạm phát.
”Tiến thoái lưỡng nan” với lãi suất
Giá dầu hiện đã tăng gấp đôi trong vòng 1 năm trở lại đây. Cùng với đó, giá các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mỳ và đậu tương cũng đã đạt tới những kỷ lục chưa từng có. Giá cả tăng mạnh đã dẫn tới tình trạng bất ổn xã hội và những khoản thâm hụt ngân sách mỗi lúc một lớn thêm ở những quốc gia có trợ giá thực phẩm và nhiên liệu.
Phần lớn các nhà hoạch định chính sách của châu Á đều đang ngừng việc cắt giảm lãi suất - biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế - trong bối cảnh lạm phát leo thang trên toàn khu vực.
Tháng trước, giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần mức cao nhất từ năm 1996. Lạm phát tại Sri Lanka và Việt Nam đều đã vượt quá mức 20%. Lạm phát ở Singapore cũng đã tăng tới mức cao nhất từ năm 1982 tới nay.
Đầu tuần trước, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã áp dụng chính sách tương tự như các ngân hàng trung ương khác trong khu vực như Hàn Quốc và Philippines: Giữ nguyên lãi suất cho vay. Dự kiến, Ngân hàng Trung ương Malaysia trong cuộc họp diễn ra vào ngày 26/5 này cũng sẽ duy trì lãi suất cơ bản trong cuộc họp lần thứ 17 liên tiếp của ngân hàng này.
Tại Hàn Quốc, cũng do giá dầu cao, Ngân hàng Trung ương cũng đã phải dừng cắt giảm lãi suất, khiến việc kích thích hoạt động tiêu dùng mỗi lúc thêm khó khăn. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhiều nước châu Á hiện muốn cắt giảm lãi suất cũng dở, mà muốn tăng lãi suất cũng không xong. Do đó, cách tốt nhất là giữ nguyên lãi suất.
Đối với nền kinh tế hàng đầu châu Á là Nhật Bản, giá dầu leo thang cũng là một “cú sốc lớn”. Tuy nhiên, Tổng thư ký nội các nước này, ông Nobutaka Machimura, cho biết, Chính phủ Nhật trước mắt vẫn chưa có kế hoạch nào để đối phó với tình hình này.
(Theo Bloomberg)
Một số nước áp dụng chính sách trợ giá xăng dầu để kiềm chế lạm phát, một số nước khác lại tăng giá xăng dầu để giảm bớt ảnh hưởng đối với ngân sách quốc gia.
Chính sách ứng phó khác nhau
Indonesia và Đài Loan hiện đều đã đưa ra cam kết trợ cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp để giúp họ có thể thích nghi với kế hoạch tăng giá xăng dầu sắp được áp dụng.
Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono của Indonesia, người sẽ tiếp tục tham gia cuộc bầu cử vào năm tới, đã lên kế hoạch tăng giá xăng dầu lần đầu tiên tại nước này trong vòng gần 3 năm trở lại đây. Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, bà Sri Mulyani Indrawati, nếu không tăng giá, nước này sẽ phải chi 190.000 tỷ rupiah, tương đương 20 tỷ USD, cho việc trợ giá.
Chính phủ Indonesia hy vọng sẽ tiết kiệm được 34.500 tỷ rupiah thông qua việc tăng giá xăng dầu lần này. Trong đó, 14.000 tỷ rupiah sẽ được dùng để trợ cấp cho người nghèo, giúp họ thích nghi với giá xăng dầu cao hơn nhằm giảm tình trạng bất ổn xã hội. Đồng thời, 12.200 tỷ rupiah tiếp theo sẽ được dùng để giảm thâm hụt ngân sách Chính phủ.
“Chúng tôi thấy tình hình ngân sách đang xấu đi ở nhiều quốc gia có trợ giá xăng dầu”, chuyên gia kinh tế trưởng Robert Subbaraman của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers tại Hồng Kông nhận xét. “Nếu giá dầu duy trì ở mức cao như hiện nay, biện pháp trợ giá như vậy sẽ có hại hơn là có lợi”, ông Subbaraman nói.
Giống như ở Indonesia, chính quyền Đài Loan đã lên kế hoạch tăng giá xăng dầu từ ngày 2/6 tới đây. Để trợ giúp cho các hộ gia đình trung lưu và có thu nhập thấp trong lần tăng giá này, Đài Loan sẽ chi khoảng 569 triệu USD để trợ cấp trực tiếp.
Để trợ giúp tầng lớp lao động trong bối cảnh giá cả tăng cao, Chính phủ New Zealand áp dụng chính sách cắt giảm thuế. Bộ trưởng Tài chính nước này, ông Michael Cullen vừa công bố kế hoạch cắt lượng thuế thu nhập trị giá 10,6 tỷ đôla New Zealand (tương đương 8,2 tỷ USD) cho 2,2 triệu công nhân nước này trong vòng 4 năm tới.
“Giá lương thực và giá dầu đã tăng ở tốc độ cao nhất và lên tới mức cao nhất trong vòng nhiều năm nay. Chúng tôi giảm thuế cho tầng lớp công nhân đang phải đương đầu với sinh hoạt phí leo thang”, ông Cullen phát biểu.
Trong khi đó, cơ quan chức năng của Malaysia cho biết, nước này sẽ cắt giảm số tiền 53 tỷ ringgit (tương đương 16,5 tỷ USD) trợ giá xăng dầu trong vòng 2 tháng tới, nhưng không có kế hoạch trợ cấp cho dân nghèo Nhiều người lo ngại, động thái này có thể khiến giá cả nước này tăng vọt, đưa tỷ lệ lạm phát tăng mạnh.
Tương tự, thứ 6 tuần trước, Bộ Năng lượng Hàn Quốc cân nhắc việc tăng sản lượng điện hạt nhất của nước này và tăng giá điện trong 6 tháng cuối năm nay để đối phó với tình hình giá dầu tăng cao.
Ngược lại, sau trận động đất gây thiệt hại nặng nề nhất trong vòng 32 năm trở lại đây, Trung Quốc tạm thời chưa có quyết định loại bỏ trần giá xăng dầu trong nước. Chính phủ Trung Quốc cho biết, những dự báo cho rằng, họ sẽ loại bỏ trần giá xăng dầu vào tháng tới là “không có cơ sở”. Quốc gia đông dân nhất thế giới này hiện đang phải áp dụng trần giá xăng dầu để kiềm chế những tác động tiêu cực của lạm phát.
”Tiến thoái lưỡng nan” với lãi suất
Giá dầu hiện đã tăng gấp đôi trong vòng 1 năm trở lại đây. Cùng với đó, giá các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mỳ và đậu tương cũng đã đạt tới những kỷ lục chưa từng có. Giá cả tăng mạnh đã dẫn tới tình trạng bất ổn xã hội và những khoản thâm hụt ngân sách mỗi lúc một lớn thêm ở những quốc gia có trợ giá thực phẩm và nhiên liệu.
Phần lớn các nhà hoạch định chính sách của châu Á đều đang ngừng việc cắt giảm lãi suất - biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế - trong bối cảnh lạm phát leo thang trên toàn khu vực.
Tháng trước, giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần mức cao nhất từ năm 1996. Lạm phát tại Sri Lanka và Việt Nam đều đã vượt quá mức 20%. Lạm phát ở Singapore cũng đã tăng tới mức cao nhất từ năm 1982 tới nay.
Đầu tuần trước, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã áp dụng chính sách tương tự như các ngân hàng trung ương khác trong khu vực như Hàn Quốc và Philippines: Giữ nguyên lãi suất cho vay. Dự kiến, Ngân hàng Trung ương Malaysia trong cuộc họp diễn ra vào ngày 26/5 này cũng sẽ duy trì lãi suất cơ bản trong cuộc họp lần thứ 17 liên tiếp của ngân hàng này.
Tại Hàn Quốc, cũng do giá dầu cao, Ngân hàng Trung ương cũng đã phải dừng cắt giảm lãi suất, khiến việc kích thích hoạt động tiêu dùng mỗi lúc thêm khó khăn. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhiều nước châu Á hiện muốn cắt giảm lãi suất cũng dở, mà muốn tăng lãi suất cũng không xong. Do đó, cách tốt nhất là giữ nguyên lãi suất.
Đối với nền kinh tế hàng đầu châu Á là Nhật Bản, giá dầu leo thang cũng là một “cú sốc lớn”. Tuy nhiên, Tổng thư ký nội các nước này, ông Nobutaka Machimura, cho biết, Chính phủ Nhật trước mắt vẫn chưa có kế hoạch nào để đối phó với tình hình này.
(Theo Bloomberg)