Giá dầu giảm mạnh nhất trong hơn 2 tháng
Số liệu thống kê công bố hôm qua cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong khoảng 8 thập niên
Giá dầu thô thế giới lao dốc mạnh trở lại trong phiên giao dịch đêm qua (4/2), chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tục trước đó. Nguyên nhân chính khiến giá dầu sụt giảm phiên này là số liệu thống kê cho thấy dự tữ dầu thô của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong khoảng 8 thập niên.
Theo tờ Wall Street Journal, lúc đóng cửa tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 giảm 4,6 USD/thùng, tương đương giảm 8,7%, còn 48,45 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của dầu ngọt nhẹ kể từ ngày 28/11/2014.
Trên sàn ICE Futures Europe ở London, giá dầu thô Brent biển Bắc giảm 3,75 USD/thùng, tương đương mức gaimr 6,5%, còn 54,16 USD/thùng.
Trong 4 phiên giao dịch tính đến ngày thứ Ba của tuần này, giá dầu đã tăng 19% do số lượng giàn khoan dầu bị ngưng hoạt động của Mỹ tăng mạnh và nhiều công ty dầu lửa lớn mạnh tay cắt giảm đầu tư. Một số ý kiến cho rằng, giá dầu có thể đã chạm đáy sau đợt giảm liên tiếp kéo dài mấy tháng qua.
Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo, thị trường thế giới vẫn đang dư thừa dầu và sẽ phải mất nhiều tháng trước khi việc số lượng giàn khoan giảm và các công ty dầu lửa cắt giảm đầu tư dẫn tới sản lượng dầu đi xuống.
Thống kê do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) thuộc Bộ Năng lượng nước này công bố hôm qua cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 30/1, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng thêm 6,3 triệu thùng, vượt xa mức dự báo 3,7 triệu thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó, đạt mức 413,06 triệu thùng.
Đây là mức dự trữ dầu thô cao nhất của Mỹ kể từ khi EIA thực hiện thống kê hàng tuần vào tháng 8/1982. Còn nếu tính theo số liệu hàng tháng, thì dự trữ dầu thô của Mỹ đang lớn nhất kể từ năm 1930 khi EIA bắt đầu theo dõi dự trữ này.
“Dự trữ dầu thô của Mỹ đang ở mức cao nhất trong ít nhất 80 năm qua đối với thời điểm này trong năm”, báo cáo của EIA có đoạn viết.
So với thời điểm tháng 6 năm ngoái, giá dầu thế giới hiện giảm hơn 50%. Tuy vậy, sản lượng dầu của Mỹ vẫn đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) giữ quyết tâm không hạ sản lượng.
“Số liệu về dự trữ dầu thô là một sự xác nhận thực tế. Thị trường vẫn đang đối mặt với thực tế là sản lượng cao mà nhu cầu tiêu thụ lại thấp”, ông John Kilduff, thành viên sáng lập quỹ Again Capital ở New York, nhận định.
Các nhà máy lọc dầu ở Mỹ thường đóng cửa một phần vào thời gian tháng 2-3 hàng năm để bảo dưỡng. Do đó, nhu cầu sử dụng dầu thô làm đầu vào của các nhà máy này có thể giảm trong khoảng thời gian trên.
Tuy vậy, nhu cầu của các sản phẩm xăng dầu đã qua chế biến của Mỹ cũng giảm trong tuần qua. Theo số liệu của EIA, dự trữ xăng của Mỹ tăng thêm 2,3 triệu thùng trong tuần qua, so với mức dự báo giảm 300.000 thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó. Dự trữ dầu hỏa và dầu diesel tăng 1,8 triệu thùng, so với mức dự báo giảm 2,2 triệu thùng.
Đóng cửa tại sàn NYMEX, giá xăng giao tháng 3 giảm 11,96 cent, tương đương giảm 7,5%, còn 1,4817 USD/gallon, tương đương gần 8.400 đồng/lít. Giá dầu diesel giảm 7,99 cent/gallon, tương đương giảm 4,3%, còn 1,7666 USD/gallon, tương đương gần 10.000 đồng/lít.
“Chúng tôi dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu của Mỹ sẽ tăng trong năm nay do tác động của giá dầu giảm. Tuy nhiên, sản lượng có khả năng sẽ tăng nhiều hơn, ít nhất là trong vài tháng tới”, công ty phân tích Capital Economics nhận định trong một báo cáo ra hôm qua.
Theo tờ Wall Street Journal, lúc đóng cửa tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 giảm 4,6 USD/thùng, tương đương giảm 8,7%, còn 48,45 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của dầu ngọt nhẹ kể từ ngày 28/11/2014.
Trên sàn ICE Futures Europe ở London, giá dầu thô Brent biển Bắc giảm 3,75 USD/thùng, tương đương mức gaimr 6,5%, còn 54,16 USD/thùng.
Trong 4 phiên giao dịch tính đến ngày thứ Ba của tuần này, giá dầu đã tăng 19% do số lượng giàn khoan dầu bị ngưng hoạt động của Mỹ tăng mạnh và nhiều công ty dầu lửa lớn mạnh tay cắt giảm đầu tư. Một số ý kiến cho rằng, giá dầu có thể đã chạm đáy sau đợt giảm liên tiếp kéo dài mấy tháng qua.
Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo, thị trường thế giới vẫn đang dư thừa dầu và sẽ phải mất nhiều tháng trước khi việc số lượng giàn khoan giảm và các công ty dầu lửa cắt giảm đầu tư dẫn tới sản lượng dầu đi xuống.
Thống kê do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) thuộc Bộ Năng lượng nước này công bố hôm qua cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 30/1, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng thêm 6,3 triệu thùng, vượt xa mức dự báo 3,7 triệu thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó, đạt mức 413,06 triệu thùng.
Đây là mức dự trữ dầu thô cao nhất của Mỹ kể từ khi EIA thực hiện thống kê hàng tuần vào tháng 8/1982. Còn nếu tính theo số liệu hàng tháng, thì dự trữ dầu thô của Mỹ đang lớn nhất kể từ năm 1930 khi EIA bắt đầu theo dõi dự trữ này.
“Dự trữ dầu thô của Mỹ đang ở mức cao nhất trong ít nhất 80 năm qua đối với thời điểm này trong năm”, báo cáo của EIA có đoạn viết.
So với thời điểm tháng 6 năm ngoái, giá dầu thế giới hiện giảm hơn 50%. Tuy vậy, sản lượng dầu của Mỹ vẫn đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) giữ quyết tâm không hạ sản lượng.
“Số liệu về dự trữ dầu thô là một sự xác nhận thực tế. Thị trường vẫn đang đối mặt với thực tế là sản lượng cao mà nhu cầu tiêu thụ lại thấp”, ông John Kilduff, thành viên sáng lập quỹ Again Capital ở New York, nhận định.
Các nhà máy lọc dầu ở Mỹ thường đóng cửa một phần vào thời gian tháng 2-3 hàng năm để bảo dưỡng. Do đó, nhu cầu sử dụng dầu thô làm đầu vào của các nhà máy này có thể giảm trong khoảng thời gian trên.
Tuy vậy, nhu cầu của các sản phẩm xăng dầu đã qua chế biến của Mỹ cũng giảm trong tuần qua. Theo số liệu của EIA, dự trữ xăng của Mỹ tăng thêm 2,3 triệu thùng trong tuần qua, so với mức dự báo giảm 300.000 thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó. Dự trữ dầu hỏa và dầu diesel tăng 1,8 triệu thùng, so với mức dự báo giảm 2,2 triệu thùng.
Đóng cửa tại sàn NYMEX, giá xăng giao tháng 3 giảm 11,96 cent, tương đương giảm 7,5%, còn 1,4817 USD/gallon, tương đương gần 8.400 đồng/lít. Giá dầu diesel giảm 7,99 cent/gallon, tương đương giảm 4,3%, còn 1,7666 USD/gallon, tương đương gần 10.000 đồng/lít.
“Chúng tôi dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu của Mỹ sẽ tăng trong năm nay do tác động của giá dầu giảm. Tuy nhiên, sản lượng có khả năng sẽ tăng nhiều hơn, ít nhất là trong vài tháng tới”, công ty phân tích Capital Economics nhận định trong một báo cáo ra hôm qua.