Giá dầu lên hay xuống?
Trong những năm gần đây, hoạt động đầu cơ và tình hình mưa bão luôn nằm trong số những lý do đẩy giá dầu lên cao
Trong những năm gần đây, hoạt động đầu cơ và tình hình mưa bão luôn nằm trong số những lý do đẩy giá dầu lên cao.
Tuy nhiên, với sự kết thúc của cơn bão nhiệt đới Gustav, sự phục hồi của đồng USD đang trở thành nhân tố mang tính quyết định nhiều hơn đối với giá dầu so với những cơn bão trên Đại Tây Dương.
Đồng thời, viễn cảnh còn chưa sáng lên của kinh tế Mỹ cũng tác động nhiều hơn tới tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường dầu lửa hơn là tình hình thời tiết.
Hai nhân tố kéo giá dầu xuống
Ngày 2/9, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 đóng cửa tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) giảm gần 6 USD/thùng, còn dưới 110 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất của giá dầu tại Mỹ từ đầu tháng 4 trở lại đây. Hiện giá dầu đã giảm gần 38 USD/thùng so với mức kỷ lục mọi thời đại 147,27 USD/thùng đạt được hôm 11/7.
Cơn bão Gustav chỉ có ảnh hưởng không đáng kể tới các cơ sở khai thác dầu trên vịnh Mexico và tác động của yếu tố thời tiết tới tâm lý các nhà đầu tư cũng đã giảm đi nhiều. Theo giới phân tích, viễn cảnh u ám của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới, cùng với sự phục hồi của USD, mới đang là hai nguồn áp lực mất giá mạnh mẽ đối với dầu thô.
Trên thực tế, tình hình kinh tế Mỹ gần đây đã có vai trò quyết định giá dầu hơn là tình hình thời tiết hay những lo ngại địa chính trị. “Nếu bão Gustav không đe dọa 96% sản lượng dầu ngoài khơi của nước Mỹ, chắc chắn giá dầu sẽ không tăng vì cơn bão này”, nhà phân tích Peter Beutel tại công ty quản lý rủi ro năng lượng Cameron Hanover nhận xét.
Giá dầu đã giảm sâu và giảm nhanh tới nỗi sự sụt giảm này khiến giới phân tích dự báo, thị trường “vàng đen” đang đi tới hồi kết của một giai đoạn “bong bóng” do đầu cơ. Nhiều nhà quan sát thậm chí còn cho rằng, giá dầu sẽ xuống tới mức 70 - 80 USD/thùng.
“Đây là thời điểm khởi đầu cho thời kỳ đi xuống của giá dầu. Từ nay đến cuối năm, thậm chí là ngay trong tháng 9 này, giá dầu có thể xuống 80 USD/thùng”, nhà phân tích Joel Fringerman của công ty tư vấn năng lượng FundamentalAnalytics.com có trụ sở ở Chicago dự báo.
“Giá dầu giảm vì trước đó đã bị “thổi phồng” quá nhiều”, nhà phân tích năng lượng Fadel Gheit của công ty Oppenheimer nhận xét. Ông nói thêm: “Thị trường không thể duy trì mãi mức giá ảo. Rốt cục cũng tới lúc yếu tố cung - cầu sẽ là yếu tố quyết định giá”.
Các nhà đầu tư trên thị trường dầu lửa và một số nhà phân tích vẫn cho rằng, giá dầu cao là do nhu cầu dầu gia tăng của các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, những rắc rối mà kinh tế Mỹ gặp phải hiện đang lan rộng khắp thế giới.
“Mới chỉ vài tháng trước đây, vấn đề nhu cầu dầu cao của Trung Quốc tác động mạnh tới giá dầu. Tuy nhiên, nhân tố này đã tan đi nhanh chóng”, nhà phân tích Stephen Schork, chủ bút tờ tin năng lượng hàng ngày The Schork Report cho hay.
Bên cạnh môi trường kinh tế ảm đạm và nhu cầu dầu hạ xuống, sự mạnh lên của đồng USD cũng là một nhân tố quan trọng kéo giá dầu xuống trong thời gian qua. Từ ngày 15/7 tới nay, đồng USD đã tăng giá 8,5% so với Euro. “Sự phục hồi của USD là lý do tốt nhất để lý giải sự đi xuống của giá dầu”, nhà phân tích Beutel nhận định.
Giá dầu vẫn khó dự báo
Trong ngày 2/9 tại thị trường chứng khoán Mỹ, giá cổ phiếu của các hãng hàng không đã lên giá mạnh nhờ giá nhiên liệu hạ. Cổ phiếu của hãng Northwest Airlines tăng 13%, cổ phiếu của UAL - hãng mẹ của United Airlines tăng 9,5%, trong khi cổ phiếu của AMR - hãng mẹ của American Airlines tăng 8,7%. Thường thì giá cổ phiếu của ngành hàng không diễn biến ngược chiều với giá dầu.
Mặc dù giá dầu đã hạ, thị trường dầu vẫn đang chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn. Đó là lý do tại sao một số nhà phân tích cũng cho rằng giá dầu cũng có thể tăng trở lại, nếu như USD lại quay đầu mất giá và các nước sản xuất dầu cắt giảm sản lượng để giữ giá.
Ngày 9/9 tới, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo). Hiện một số thông tin phát đi từ OPEC cho thấy, tổ chức này sẽ bảo vệ mức giá dầu 100 USD/thùng.
Cách đây chưa lâu, nhiều ngân hàng đầu tư trên thế giới dự báo giá dầu sẽ tăng rất mạnh trong năm nay. Goldman Sachs thậm chí còn cho rằng giá dầu có thể lên tới 200 USD/thùng. Tới thời điểm này, chưa thể khẳng định những dự báo trên không còn giá trị.
Theo cơ quan dự báo thời tiết của Mỹ, đang có thêm nhiều cơn bão nữa hình thành trên Đại Tây Dương như Hanna, Ike, Josephine… Ai dám chắc những cơn bão này sẽ không đẩy giá dầu lên nữa?
(Theo Business Week)
Tuy nhiên, với sự kết thúc của cơn bão nhiệt đới Gustav, sự phục hồi của đồng USD đang trở thành nhân tố mang tính quyết định nhiều hơn đối với giá dầu so với những cơn bão trên Đại Tây Dương.
Đồng thời, viễn cảnh còn chưa sáng lên của kinh tế Mỹ cũng tác động nhiều hơn tới tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường dầu lửa hơn là tình hình thời tiết.
Hai nhân tố kéo giá dầu xuống
Ngày 2/9, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 đóng cửa tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) giảm gần 6 USD/thùng, còn dưới 110 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất của giá dầu tại Mỹ từ đầu tháng 4 trở lại đây. Hiện giá dầu đã giảm gần 38 USD/thùng so với mức kỷ lục mọi thời đại 147,27 USD/thùng đạt được hôm 11/7.
Cơn bão Gustav chỉ có ảnh hưởng không đáng kể tới các cơ sở khai thác dầu trên vịnh Mexico và tác động của yếu tố thời tiết tới tâm lý các nhà đầu tư cũng đã giảm đi nhiều. Theo giới phân tích, viễn cảnh u ám của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới, cùng với sự phục hồi của USD, mới đang là hai nguồn áp lực mất giá mạnh mẽ đối với dầu thô.
Trên thực tế, tình hình kinh tế Mỹ gần đây đã có vai trò quyết định giá dầu hơn là tình hình thời tiết hay những lo ngại địa chính trị. “Nếu bão Gustav không đe dọa 96% sản lượng dầu ngoài khơi của nước Mỹ, chắc chắn giá dầu sẽ không tăng vì cơn bão này”, nhà phân tích Peter Beutel tại công ty quản lý rủi ro năng lượng Cameron Hanover nhận xét.
Giá dầu đã giảm sâu và giảm nhanh tới nỗi sự sụt giảm này khiến giới phân tích dự báo, thị trường “vàng đen” đang đi tới hồi kết của một giai đoạn “bong bóng” do đầu cơ. Nhiều nhà quan sát thậm chí còn cho rằng, giá dầu sẽ xuống tới mức 70 - 80 USD/thùng.
“Đây là thời điểm khởi đầu cho thời kỳ đi xuống của giá dầu. Từ nay đến cuối năm, thậm chí là ngay trong tháng 9 này, giá dầu có thể xuống 80 USD/thùng”, nhà phân tích Joel Fringerman của công ty tư vấn năng lượng FundamentalAnalytics.com có trụ sở ở Chicago dự báo.
“Giá dầu giảm vì trước đó đã bị “thổi phồng” quá nhiều”, nhà phân tích năng lượng Fadel Gheit của công ty Oppenheimer nhận xét. Ông nói thêm: “Thị trường không thể duy trì mãi mức giá ảo. Rốt cục cũng tới lúc yếu tố cung - cầu sẽ là yếu tố quyết định giá”.
Các nhà đầu tư trên thị trường dầu lửa và một số nhà phân tích vẫn cho rằng, giá dầu cao là do nhu cầu dầu gia tăng của các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, những rắc rối mà kinh tế Mỹ gặp phải hiện đang lan rộng khắp thế giới.
“Mới chỉ vài tháng trước đây, vấn đề nhu cầu dầu cao của Trung Quốc tác động mạnh tới giá dầu. Tuy nhiên, nhân tố này đã tan đi nhanh chóng”, nhà phân tích Stephen Schork, chủ bút tờ tin năng lượng hàng ngày The Schork Report cho hay.
Bên cạnh môi trường kinh tế ảm đạm và nhu cầu dầu hạ xuống, sự mạnh lên của đồng USD cũng là một nhân tố quan trọng kéo giá dầu xuống trong thời gian qua. Từ ngày 15/7 tới nay, đồng USD đã tăng giá 8,5% so với Euro. “Sự phục hồi của USD là lý do tốt nhất để lý giải sự đi xuống của giá dầu”, nhà phân tích Beutel nhận định.
Giá dầu vẫn khó dự báo
Trong ngày 2/9 tại thị trường chứng khoán Mỹ, giá cổ phiếu của các hãng hàng không đã lên giá mạnh nhờ giá nhiên liệu hạ. Cổ phiếu của hãng Northwest Airlines tăng 13%, cổ phiếu của UAL - hãng mẹ của United Airlines tăng 9,5%, trong khi cổ phiếu của AMR - hãng mẹ của American Airlines tăng 8,7%. Thường thì giá cổ phiếu của ngành hàng không diễn biến ngược chiều với giá dầu.
Mặc dù giá dầu đã hạ, thị trường dầu vẫn đang chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn. Đó là lý do tại sao một số nhà phân tích cũng cho rằng giá dầu cũng có thể tăng trở lại, nếu như USD lại quay đầu mất giá và các nước sản xuất dầu cắt giảm sản lượng để giữ giá.
Ngày 9/9 tới, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo). Hiện một số thông tin phát đi từ OPEC cho thấy, tổ chức này sẽ bảo vệ mức giá dầu 100 USD/thùng.
Cách đây chưa lâu, nhiều ngân hàng đầu tư trên thế giới dự báo giá dầu sẽ tăng rất mạnh trong năm nay. Goldman Sachs thậm chí còn cho rằng giá dầu có thể lên tới 200 USD/thùng. Tới thời điểm này, chưa thể khẳng định những dự báo trên không còn giá trị.
Theo cơ quan dự báo thời tiết của Mỹ, đang có thêm nhiều cơn bão nữa hình thành trên Đại Tây Dương như Hanna, Ike, Josephine… Ai dám chắc những cơn bão này sẽ không đẩy giá dầu lên nữa?
(Theo Business Week)