Giá dầu thô chịu thêm một cú đánh mới
Con số của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cách rất xa con số 3,7 triệu thùng mà Viện Dầu khí Mỹ đưa ra trước đó một ngày
Giá dầu thô trên thị trường thế giới đêm qua (7/8) tiếp tục đi xuống, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cho biết lượng cung mặt hàng năng lượng này trong tuần qua giảm nhẹ hơn dự tính.
Cụ thể, theo báo cáo được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đưa ra đầu ngày giao dịch, lượng cung dầu thô trong tuần kết thúc ngày 2/8 vừa qua chỉ giảm có 1,3 triệu thùng, xuống còn 363,3 triệu thùng, thấp hơn so với mức giảm 2 triệu thùng mà các chuyên gia trong cuộc thăm dò ý kiến của Platts đưa ra trước đó.
Đặc biệt, số liệu của Cơ quan Thông tin thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cách rất xa con số 3,7 triệu thùng mà Viện Dầu khí Mỹ đưa ra trước đó một ngày, nên càng khiến thị trường quan tâm hơn, bởi trong những tuần trước đó, báo cáo của hai tổ chức này thường khá sát nhau về lượng dư cung dầu thô tại thị trường Mỹ.
Cũng ở báo cáo hôm qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, cung dầu thô hiện đang tiệm cận giới hạn trên của mức trung bình trong năm. Ngoài ra, trong tuần kết thúc ngày 2/8, cung xăng tăng 100.000 thùng, trong khi chế phẩm khác từ dầu thô tăng 500.000 thùng, ngược với dự báo giảm của giới phân tích.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/8, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York đã giảm 93 cent, tương ứng với mức 0,9%, xuống còn 104,37 USD mỗi thùng. Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng đã giảm 74 cent, tương ứng với mức 0,7%, xuống còn 107,44 USD.
Phiên giao dịch liền trước, ngày 6/8, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn New York đã giảm 1,26 USD, tương ứng với mức 1,2%, xuống còn có 105,30 USD mỗi thùng. Nguyên nhân chính khiến giá dầu phiên này giảm sâu như vậy là do phát biểu của giới chức Mỹ liên quan tới các biện pháp nới lỏng định lượng.
Cụ thể, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khu vực Atlanta, ông Dennis Lockhart cho biết FED có thể bắt đầu thu nhỏ quy mô chương trình kích thích kinh tế sớm nhất từ tháng 9, nhưng cũng có thể đợi thêm một thời gian nữa nữa, nếu như kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm nay không thành.
Tiếp đó, Chủ tịch FED khu vực Chicago, ông Charles Evans cũng đưa ra một phát biểu lấp lửng khi nói ngân hàng trung ương Mỹ có thể giảm dần tốc độ thực hiện các chương trình hỗ trợ kinh tế, gồm kế hoạch thu mua trái phiếu hàng tháng vào cuối năm nay hoặc có thể ngay trong tháng tới, tùy theo tình hình kinh tế.
Hôm qua, đến lượt Chủ tịch FED khu vực Cleveland, Sandra Pianalto, cũng đưa ra một tuyên bố, cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể thu hẹp kế hoạch thu mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng, nếu thị trường lao động tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng tốt như trong những tháng liên tiếp thời gian gần đây.
Theo giới phân tích, những phát biểu lấp lửng kiểu này của giới chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang gây cảm giác lo âu cho nhà đầu tư trên các thị trường hàng hóa, đặc biệt là chứng khoán và năng lượng. Bởi chính các biện pháp nới lỏng định lượng là chất xúc tác lớn giúp các thị trường hàng hóa đi lên thời gian qua.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, chốt phiên giao dịch ngày 7/8, giá xăng giao tháng 9 hạ thêm 4 cent, tương ứng với 1,5%, xuống 2,87 USD/gallon. Giá dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 4 cent, tương ứng với 1,5%, xuống 2,96 USD/gallon. Giá khí tự nhiên giảm 7 cent, tương ứng 2,1%, còn 3,25 USD/ triệu BTU.
Cụ thể, theo báo cáo được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đưa ra đầu ngày giao dịch, lượng cung dầu thô trong tuần kết thúc ngày 2/8 vừa qua chỉ giảm có 1,3 triệu thùng, xuống còn 363,3 triệu thùng, thấp hơn so với mức giảm 2 triệu thùng mà các chuyên gia trong cuộc thăm dò ý kiến của Platts đưa ra trước đó.
Đặc biệt, số liệu của Cơ quan Thông tin thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cách rất xa con số 3,7 triệu thùng mà Viện Dầu khí Mỹ đưa ra trước đó một ngày, nên càng khiến thị trường quan tâm hơn, bởi trong những tuần trước đó, báo cáo của hai tổ chức này thường khá sát nhau về lượng dư cung dầu thô tại thị trường Mỹ.
Cũng ở báo cáo hôm qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, cung dầu thô hiện đang tiệm cận giới hạn trên của mức trung bình trong năm. Ngoài ra, trong tuần kết thúc ngày 2/8, cung xăng tăng 100.000 thùng, trong khi chế phẩm khác từ dầu thô tăng 500.000 thùng, ngược với dự báo giảm của giới phân tích.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/8, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York đã giảm 93 cent, tương ứng với mức 0,9%, xuống còn 104,37 USD mỗi thùng. Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng đã giảm 74 cent, tương ứng với mức 0,7%, xuống còn 107,44 USD.
Phiên giao dịch liền trước, ngày 6/8, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn New York đã giảm 1,26 USD, tương ứng với mức 1,2%, xuống còn có 105,30 USD mỗi thùng. Nguyên nhân chính khiến giá dầu phiên này giảm sâu như vậy là do phát biểu của giới chức Mỹ liên quan tới các biện pháp nới lỏng định lượng.
Cụ thể, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khu vực Atlanta, ông Dennis Lockhart cho biết FED có thể bắt đầu thu nhỏ quy mô chương trình kích thích kinh tế sớm nhất từ tháng 9, nhưng cũng có thể đợi thêm một thời gian nữa nữa, nếu như kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm nay không thành.
Tiếp đó, Chủ tịch FED khu vực Chicago, ông Charles Evans cũng đưa ra một phát biểu lấp lửng khi nói ngân hàng trung ương Mỹ có thể giảm dần tốc độ thực hiện các chương trình hỗ trợ kinh tế, gồm kế hoạch thu mua trái phiếu hàng tháng vào cuối năm nay hoặc có thể ngay trong tháng tới, tùy theo tình hình kinh tế.
Hôm qua, đến lượt Chủ tịch FED khu vực Cleveland, Sandra Pianalto, cũng đưa ra một tuyên bố, cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể thu hẹp kế hoạch thu mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng, nếu thị trường lao động tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng tốt như trong những tháng liên tiếp thời gian gần đây.
Theo giới phân tích, những phát biểu lấp lửng kiểu này của giới chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang gây cảm giác lo âu cho nhà đầu tư trên các thị trường hàng hóa, đặc biệt là chứng khoán và năng lượng. Bởi chính các biện pháp nới lỏng định lượng là chất xúc tác lớn giúp các thị trường hàng hóa đi lên thời gian qua.
Cũng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, chốt phiên giao dịch ngày 7/8, giá xăng giao tháng 9 hạ thêm 4 cent, tương ứng với 1,5%, xuống 2,87 USD/gallon. Giá dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 4 cent, tương ứng với 1,5%, xuống 2,96 USD/gallon. Giá khí tự nhiên giảm 7 cent, tương ứng 2,1%, còn 3,25 USD/ triệu BTU.