Giá dầu tiếp tục giằng co mạnh
Giá dầu đã giằng co mạnh kể từ phiên giao dịch ngày thứ Sáu của tuần trước dưới tác động của những thông tin và nhận định trái chiều
Giá dầu thô thế giới tăng hơn 4% trong phiên giao dịch hôm qua (5/2) trước tin bạo lực gia tăng ở Libya và động thái nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC). Phiên tăng này đảo ngược cú giảm mạnh ngày 4/2 của giá dầu.
Giá dầu đã giằng co mạnh kể từ phiên giao dịch ngày thứ Sáu của tuần trước dưới tác động của những thông tin và nhận định trái chiều.
Một số nhà giao dịch và chuyên gia phân tích cho rằng, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn bởi giá dầu đang nỗ lực định hình một vùng đáy sau 7 tháng “vàng đen” liên tục bị bán tháo và giảm giá xuống mức thấp nhất gần 6 năm. Thông tin mấy ngày gần đây về việc các tập đoàn dầu lửa lớn cắt giảm đầu tư và số lượng giàn khoan tiếp tục hoạt động ở Mỹ cũng giảm xuống đã củng cố luồng quan điểm này.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, sự hồi phục của giá dầu sẽ không thể kéo dài. Cơ sở cho nhận định này là dự trữ dầu thô tăng cao kỷ lục của Mỹ dẫn tới những lo ngại về việc nước này nói riêng và thế giới nói chung sẽ tiếp tục thừa mứa dầu trong một thời gian nữa.
“Đây chỉ là một sự thay đổi tâm lý trên thị trường, khi mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư bắt đầu tin rằng sản lượng dầu sắp sửa giảm ở Mỹ và tình trạng dư thừa dầu sẽ được giải quyết”, chuyên gia cấp cao Dominick Chirichella thuộc Viện Quản lý năng lượng ở New York nhận định trên Reuters. “Tôi cho rằng, những người giữ quan điểm này sắp tới sẽ phải thất vọng”.
Phát biểu trên kênh CNBC, nhà phân tích John Kilduff thuộc công ty Again Capital cho rằng, giá dầu sẽ tiếp tục giảm về ngưỡng 30 USD/thùng. “Tôi tin là giá dầu sẽ về vùng 30-33 USD/thùng, ngưỡng thấp trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Những gì diễn ra trong mấy ngày qua chỉ là vấn đề kỹ thuật mà thôi”, ông Kilduff nói.
Trên thị trường dầu vật chất, Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vừa tuyên bố cắt giảm giá bán dầu trong tháng 3 cho các khách hàng châu Á, nhưng lại tăng giá bán cho khách Mỹ và châu Âu. Động thái này của Saudi Arabia khiến các nhà giao dịch dầu lửa giao sau cảm thấy “khó hiểu”.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc tăng 2,41 USD/thùng, tương đương tăng 4,5%, chốt ở 57,57 USD/thùng.
Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ chốt phiên tăng 2,03 USD/thùng, tương đương tăng 4,2%, đạt 50,48 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu Brent đã giảm 7% và giá dầu ngọt nhẹ mất 9% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau khi Bộ Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của nước này tăng lên mức cao kỷ lục. Phiên giảm này diễn ra sau khi giá dầu có 4 phiên tăng liên tục, với tổng mức tăng gần 20%, do có tin số lượng giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ bị cắt giảm.
Những thông tin hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm qua là vụ tấn công của các tay súng vào một mỏ dầu ở quốc gia xuất khẩu dầu lửa Libya, vụ tấn công vào một tàu chở dầu ở ngoài khơi Nigeria, và PBoC giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng theo đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
Giá dầu đã giằng co mạnh kể từ phiên giao dịch ngày thứ Sáu của tuần trước dưới tác động của những thông tin và nhận định trái chiều.
Một số nhà giao dịch và chuyên gia phân tích cho rằng, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn bởi giá dầu đang nỗ lực định hình một vùng đáy sau 7 tháng “vàng đen” liên tục bị bán tháo và giảm giá xuống mức thấp nhất gần 6 năm. Thông tin mấy ngày gần đây về việc các tập đoàn dầu lửa lớn cắt giảm đầu tư và số lượng giàn khoan tiếp tục hoạt động ở Mỹ cũng giảm xuống đã củng cố luồng quan điểm này.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, sự hồi phục của giá dầu sẽ không thể kéo dài. Cơ sở cho nhận định này là dự trữ dầu thô tăng cao kỷ lục của Mỹ dẫn tới những lo ngại về việc nước này nói riêng và thế giới nói chung sẽ tiếp tục thừa mứa dầu trong một thời gian nữa.
“Đây chỉ là một sự thay đổi tâm lý trên thị trường, khi mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư bắt đầu tin rằng sản lượng dầu sắp sửa giảm ở Mỹ và tình trạng dư thừa dầu sẽ được giải quyết”, chuyên gia cấp cao Dominick Chirichella thuộc Viện Quản lý năng lượng ở New York nhận định trên Reuters. “Tôi cho rằng, những người giữ quan điểm này sắp tới sẽ phải thất vọng”.
Phát biểu trên kênh CNBC, nhà phân tích John Kilduff thuộc công ty Again Capital cho rằng, giá dầu sẽ tiếp tục giảm về ngưỡng 30 USD/thùng. “Tôi tin là giá dầu sẽ về vùng 30-33 USD/thùng, ngưỡng thấp trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Những gì diễn ra trong mấy ngày qua chỉ là vấn đề kỹ thuật mà thôi”, ông Kilduff nói.
Trên thị trường dầu vật chất, Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vừa tuyên bố cắt giảm giá bán dầu trong tháng 3 cho các khách hàng châu Á, nhưng lại tăng giá bán cho khách Mỹ và châu Âu. Động thái này của Saudi Arabia khiến các nhà giao dịch dầu lửa giao sau cảm thấy “khó hiểu”.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc tăng 2,41 USD/thùng, tương đương tăng 4,5%, chốt ở 57,57 USD/thùng.
Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ chốt phiên tăng 2,03 USD/thùng, tương đương tăng 4,2%, đạt 50,48 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu Brent đã giảm 7% và giá dầu ngọt nhẹ mất 9% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau khi Bộ Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của nước này tăng lên mức cao kỷ lục. Phiên giảm này diễn ra sau khi giá dầu có 4 phiên tăng liên tục, với tổng mức tăng gần 20%, do có tin số lượng giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ bị cắt giảm.
Những thông tin hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm qua là vụ tấn công của các tay súng vào một mỏ dầu ở quốc gia xuất khẩu dầu lửa Libya, vụ tấn công vào một tàu chở dầu ở ngoài khơi Nigeria, và PBoC giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng theo đó kích thích tăng trưởng kinh tế.