Giá lợn hơi đảo chiều, “đừng vội mừng”
Sau 3 tháng chìm trong khủng hoảng thừa sản lượng, giá lợn hơi tại Việt Nam bắt đầu có tín hiệu lạc quan
Sau 3 tháng chìm trong khủng hoảng thừa sản lượng, giá lợn hơi tại Việt Nam bắt đầu có tín hiệu lạc quan, khi đã tăng lên mức 30.000 - 35.000 đồng/kg từ mức cũ là 18.000 - 20.000 đồng/kg, tuỳ từng địa phương.
Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nguyễn Xuân Dương khẳng định, đây là kết quả của sự ra tay quyết liệt từ các bộ ngành, người dân trong nỗ lực “giải cứu” giá thịt lợn.
“Thời gian qua, chúng ta kiểm soát tốt tình hình, giảm cung, tăng cầu. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng mạnh, người dân cả nước chung tay hỗ trợ chăn nuôi lợn, nhiều điểm bán thịt lợn rẻ nhằm kích cầu ở các địa phương được tổ chức. Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn một cách tích cực”, ông nói.
Ông Dương cũng phủ nhận thông tin giá lợn hơi tăng là do phía Trung Quốc “tăng mua tiểu ngạch từ Việt Nam” như một số đồn đoán trên thị trường.
Nhận định về giá lợn hơi thời gian tới, theo ông Dương, từ nay đến cuối năm, giá lợn hơi có thể tăng tiếp theo nhu cầu thị trường, nhưng chỉ dừng lại ở mức 35.000 - 40.000 đồng/kg, khó cao hơn.
Ông cũng khuyến cáo người chăn nuôi: “Chúng ta đừng có mừng vội, phải bình tĩnh, không vội tăng đàn, tăng quy mô”.
Bên cạnh đó, theo Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, do thời gian qua, giá lợn hơi xuống thấp nên người nuôi buông lỏng chăm sóc đàn lợn, tiêm vaccine và cho ăn không đầy đủ, nên sức khỏe đàn lợn hiện nay không được như mọi năm. Hơn nữa, thời gian tới là mùa mưa bão, độ ẩm lớn, mầm bệnh nhiều, kết hợp với khối lượng vật nuôi trung chuyển lớn, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh hơn so với mọi năm.
Ông Dương cũng cho hay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực đàm phán với phía Trung Quốc để đưa thịt lợn Việt Nam sang thị trường này theo đường chính ngạch. Song song với đó là đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để giảm áp lực.
“Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản vừa mới thành lập, tôi cũng hy vọng cục này sẽ tạo ra đầu mối, chung tay cùng với Cục Chăn nuôi và các đơn vị liên quan tổ chức ngành chăn nuôi theo thị trường, chuỗi liên kết và làm tốt khâu chế biến, tập trung công nghiệp”, ông Dương nói.
Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nguyễn Xuân Dương khẳng định, đây là kết quả của sự ra tay quyết liệt từ các bộ ngành, người dân trong nỗ lực “giải cứu” giá thịt lợn.
“Thời gian qua, chúng ta kiểm soát tốt tình hình, giảm cung, tăng cầu. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng mạnh, người dân cả nước chung tay hỗ trợ chăn nuôi lợn, nhiều điểm bán thịt lợn rẻ nhằm kích cầu ở các địa phương được tổ chức. Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn một cách tích cực”, ông nói.
Ông Dương cũng phủ nhận thông tin giá lợn hơi tăng là do phía Trung Quốc “tăng mua tiểu ngạch từ Việt Nam” như một số đồn đoán trên thị trường.
Nhận định về giá lợn hơi thời gian tới, theo ông Dương, từ nay đến cuối năm, giá lợn hơi có thể tăng tiếp theo nhu cầu thị trường, nhưng chỉ dừng lại ở mức 35.000 - 40.000 đồng/kg, khó cao hơn.
Ông cũng khuyến cáo người chăn nuôi: “Chúng ta đừng có mừng vội, phải bình tĩnh, không vội tăng đàn, tăng quy mô”.
Bên cạnh đó, theo Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, do thời gian qua, giá lợn hơi xuống thấp nên người nuôi buông lỏng chăm sóc đàn lợn, tiêm vaccine và cho ăn không đầy đủ, nên sức khỏe đàn lợn hiện nay không được như mọi năm. Hơn nữa, thời gian tới là mùa mưa bão, độ ẩm lớn, mầm bệnh nhiều, kết hợp với khối lượng vật nuôi trung chuyển lớn, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh hơn so với mọi năm.
Ông Dương cũng cho hay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực đàm phán với phía Trung Quốc để đưa thịt lợn Việt Nam sang thị trường này theo đường chính ngạch. Song song với đó là đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để giảm áp lực.
“Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản vừa mới thành lập, tôi cũng hy vọng cục này sẽ tạo ra đầu mối, chung tay cùng với Cục Chăn nuôi và các đơn vị liên quan tổ chức ngành chăn nuôi theo thị trường, chuỗi liên kết và làm tốt khâu chế biến, tập trung công nghiệp”, ông Dương nói.