Giá tiêu dùng “lừ lừ” tăng tốc
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đang làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ tái lạm phát
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đang làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ tái lạm phát.
Trong tháng 6, CPI tính chung cả nước đã tăng 0,55%, cao hơn mức tăng 0,44% của tháng trước đó. Báo cáo công bố tại hội nghị giao ban Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng nay (24/6) cho biết, nếu so với tháng 12/2008, chỉ số giá tháng này đã tăng 2,68%.
Chỉ số giá bình quân 6 tháng đầu năm 2009 so với thời kỳ tương ứng của năm 2008 cũng đã tăng 10,27%.
Tuy chỉ tăng có 0,55%, mức tăng cao thứ hai trong 6 tháng trở lại đây (tháng 2/2009 tăng 1,17%), nhưng chỉ số giá tiêu dùng đã hoàn thành một “chặng đường” tăng liên tục trong quý 2 vừa qua (tháng 4 tăng 0,35%; tháng 5 tăng 0,44%), với tháng sau luôn có tốc độ tăng cao hơn tháng trước!
Những “bước đi vội” của CPI khiến nhiều chuyên gia kinh tế giật mình. TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nói với báo giới ngày hôm qua rằng, vẫn còn những bất ổn tiềm ẩn mà một trong số đó là lạm phát đe dọa quay trở lại.
Cũng đồng quan điểm là TS. Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế (Viện Nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội Hà Nội).
Trước xu hướng tăng giá đáng ngại của một số mặt hàng chủ lực, vị chuyên gia này thậm chí còn cho rằng lạm phát có thể tiến tới 10% vào cuối năm nay, nếu không có giải pháp kiềm chế hiệu quả.
Những lo ngại như trên không phải không có cơ sở. Trước đó, vào những ngày cuối cùng của chu kỳ tính CPI (thường là ngày 15 hàng tháng), việc tăng giá xăng dầu thêm 1.000 đồng/lít đã dấy lên những lo ngại về một “biên độ” dao động lớn hơn của chỉ số giá tháng 6/2009.
Một chuyên gia của Tổng cục Thống kê tính toán rằng với việc tăng giá xăng như vừa qua sẽ tác động làm tăng khoảng 0,25% CPI. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng 6 chưa nhiều do thời gian từ lúc áp dụng giá mới đến cuối kỳ chỉ còn 5 ngày.
Và trong việc tăng giá xăng, theo thường lệ có tác động lan tỏa trong khoảng 2 tháng, như vậy những tháng sau sẽ còn được “truy lĩnh”.
Trở lại với chỉ số giá tháng này, “tội đồ”, như đã nói ở trên, được “nhận diện” là xăng dầu. Mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội này, dù tăng vào cuối kỳ CPI, nhưng đã “kịp” tác động làm tăng mạnh hai nhóm hàng hóa, dịch vụ quan trọng là nhà ở và vật liệu xây dựng (nhóm này bao gồm cả chất đốt) và nhóm phương tiện đi lại - bưu điện.
Thêm động lực “đẩy” chỉ số giá đi lên phải kể đến cả đợt tăng giá xăng dầu trước nữa, vào ngày 8/5, tuy không nằm trong chu kỳ tháng này, nhưng vẫn còn duy trì ảnh hưởng.
Theo dự kiến, chi tiết về diễn biến chỉ số giá 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tháng 6/2009 sẽ được Tổng cục Thống kê công bố vào chiều nay. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết, dưới tác động của tăng giá xăng dầu, nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng và nhóm phương tiện đi lại, bưu điện sẽ “dẫn đầu” về mức tăng khi đột ngột "vọt" lên trên 1%.
Trong tháng 6, CPI tính chung cả nước đã tăng 0,55%, cao hơn mức tăng 0,44% của tháng trước đó. Báo cáo công bố tại hội nghị giao ban Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng nay (24/6) cho biết, nếu so với tháng 12/2008, chỉ số giá tháng này đã tăng 2,68%.
Chỉ số giá bình quân 6 tháng đầu năm 2009 so với thời kỳ tương ứng của năm 2008 cũng đã tăng 10,27%.
Tuy chỉ tăng có 0,55%, mức tăng cao thứ hai trong 6 tháng trở lại đây (tháng 2/2009 tăng 1,17%), nhưng chỉ số giá tiêu dùng đã hoàn thành một “chặng đường” tăng liên tục trong quý 2 vừa qua (tháng 4 tăng 0,35%; tháng 5 tăng 0,44%), với tháng sau luôn có tốc độ tăng cao hơn tháng trước!
Những “bước đi vội” của CPI khiến nhiều chuyên gia kinh tế giật mình. TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nói với báo giới ngày hôm qua rằng, vẫn còn những bất ổn tiềm ẩn mà một trong số đó là lạm phát đe dọa quay trở lại.
Cũng đồng quan điểm là TS. Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế (Viện Nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội Hà Nội).
Trước xu hướng tăng giá đáng ngại của một số mặt hàng chủ lực, vị chuyên gia này thậm chí còn cho rằng lạm phát có thể tiến tới 10% vào cuối năm nay, nếu không có giải pháp kiềm chế hiệu quả.
Những lo ngại như trên không phải không có cơ sở. Trước đó, vào những ngày cuối cùng của chu kỳ tính CPI (thường là ngày 15 hàng tháng), việc tăng giá xăng dầu thêm 1.000 đồng/lít đã dấy lên những lo ngại về một “biên độ” dao động lớn hơn của chỉ số giá tháng 6/2009.
Một chuyên gia của Tổng cục Thống kê tính toán rằng với việc tăng giá xăng như vừa qua sẽ tác động làm tăng khoảng 0,25% CPI. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng 6 chưa nhiều do thời gian từ lúc áp dụng giá mới đến cuối kỳ chỉ còn 5 ngày.
Và trong việc tăng giá xăng, theo thường lệ có tác động lan tỏa trong khoảng 2 tháng, như vậy những tháng sau sẽ còn được “truy lĩnh”.
Trở lại với chỉ số giá tháng này, “tội đồ”, như đã nói ở trên, được “nhận diện” là xăng dầu. Mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội này, dù tăng vào cuối kỳ CPI, nhưng đã “kịp” tác động làm tăng mạnh hai nhóm hàng hóa, dịch vụ quan trọng là nhà ở và vật liệu xây dựng (nhóm này bao gồm cả chất đốt) và nhóm phương tiện đi lại - bưu điện.
Thêm động lực “đẩy” chỉ số giá đi lên phải kể đến cả đợt tăng giá xăng dầu trước nữa, vào ngày 8/5, tuy không nằm trong chu kỳ tháng này, nhưng vẫn còn duy trì ảnh hưởng.
Theo dự kiến, chi tiết về diễn biến chỉ số giá 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tháng 6/2009 sẽ được Tổng cục Thống kê công bố vào chiều nay. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết, dưới tác động của tăng giá xăng dầu, nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng và nhóm phương tiện đi lại, bưu điện sẽ “dẫn đầu” về mức tăng khi đột ngột "vọt" lên trên 1%.