Giá vàng chờ lực đẩy mới, giá dầu tăng mạnh
Giá vàng trong nước và thế giới tạm thời chưa có biến động lớn, trong khi “nhăm nhe” đoạt lại mốc 50 USD/thùng
Giá vàng trong nước sáng nay chưa có biến động lớn, do giá vàng thế giới cũng đang ở thế nghe ngóng. Trong khi đó, giá dầu thô bật tăng mạnh và có vẻ như “nhăm nhe” đoạt lại mốc 50 USD/thùng.
Đồng USD mất giá trên cả hai thị trường trong nước và quốc tế.
Giao dịch vàng trong nước buồn tẻ
So với mức giá niêm yết cuối tuần trước, giá vàng thị trường tự do trong nước sáng nay được điều chỉnh với biên độ rất hẹp.
Đầu giờ giao dịch, SJC Hà Nội áp dụng mức giá 1.954.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.968.000 đồng/chỉ (bán ra), giá mua vào tăng 4.000 đồng/chỉ, giá bán ra giảm 2.000 đồng/chỉ.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ), vàng miếng SJC giao dịch ở mức giá 1.957.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.964.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng 2.000 đồng/chỉ và 1.000 đồng/chỉ.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu tương ứng cũng là 1.957.000 đồng/chỉ và 1.964.000 đồng/chỉ, tăng 2.000 đồng/chỉ và 1.000 đồng/chỉ.
Giá vàng miếng SBJ tại hệ thống của Ngân hàng Sacombank là 1.956.000 đồng/chỉ và 1.964.000 đồng/chỉ, giảm 2.000 đồng/chỉ.
Có thể thấy, sáng nay, khoảng cách giữa giá mua và giá bán vàng được đã nhiều điểm giao dịch co hẹp lại nhằm mục đích kích thích giao dịch. Như tại SJC Hà Nội, mức chênh giá mua - bán trong thời gian cuối tuần là 20.000 đồng/chỉ, nhưng sáng nay đã giảm còn 14.000 đồng/chỉ.
Không khí buồn tẻ tiếp tục là đặc điểm nổi bật của thị trường vàng miếng trong nước trong dịp cuối tuần qua và phiên sáng đầu tuần hôm nay. Ông Lê Xuân Tùng, Tổng giám đốc PQJ cho hay, việc giá vàng trong nước phục hồi mạnh theo giá thế giới ở ngày thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước vẫn chưa thể hâm nóng trở lại không khí giao dịch.
“Khách tới giao dịch vàng miếng tại PQJ cuối tuần vừa rồi gần như là không có”, ông Tùng cho hay.
Trong khi đó, cuối tuần vừa rồi trùng với dịp Quốc tế Phụ nữ (8/3) nên vàng trang sức lại được dịp lên ngôi do nhu cầu quà tặng gia tăng. Theo ông Tùng, lượng vàng trang sức bán ra tại PQJ trong dịp 8/3 này tăng gấp rưỡi so với bình thường, tuy không nhiều như năm trước do tác động của tình hình kinh tế đi xuống.
Các nhà đầu tư trên các sàn vàng tập trung trong nước sáng nay cũng có ý chờ đợi những đợt sóng mới trên thị trường vàng quốc tế, khiến khối lượng giao dịch chỉ đạt mức vừa phải. Tại sàn ACB, lúc 9h55, có 21.840 lượng vàng được sang tay thành công, với giá khớp lệnh dao động trong khoảng 19,63 - 19,76 triệu đồng/lượng.
Tại Trung tâm Giao dịch vàng SBJ của ngân hàng Sacombank, khối lượng khớp lệnh cùng thời điểm đạt 15.920 lượng, với giá khớp lệnh biến động từ 19,71 - 19,79 triệu đồng/lượng.
Nhiều dự báo khả quan về giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới mở đầu tuần mới sáng nay chưa có nhiều biến động lớn do thị trường còn chờ những thông tin kinh tế - tài chính mới. Vào lúc 9h40 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á đứng ở mức 937,9 USD/oz, giảm 1,5 USD/oz so với chốt phiên trước tại New York.
Giá vàng kỳ hạn tháng 4 giao dịch điện tử tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) giảm 5,1 USD/oz, còn 937,6 USD/oz.
Giá vàng giao ngay thế giới quy đổi, chưa tính thuế và phí, hiện là 1.975.000 đồng/chỉ, cao hơn giá vàng bán ra trên thị trường tự do trong nước trên dưới 10.000 đồng/chỉ.
Nhiều nhà phân tích dự báo, giá vàng phục hồi mạnh trở lại do kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn và ngành tài chính - ngân hàng tiếp tục đương đầu với sóng gió. Tuần trước, giá cổ phiếu của nhà băng hàng đầu nước Mỹ Citigroup đã sụt giảm thảm hại, còn dưới 1 USD/cổ phiếu.
Cuối tuần vừa rồi, Chính phủ Anh đã giành quyền kiểm soát 77% cổ phần tập đoàn ngân hàng Lloyds Banking Goup - một trong những ngân hàng lớn nhất nước này - thông qua chương trình bảo lãnh cho 367 tỷ tài sản của Lloyds.
Một số nhà kinh doanh vàng có chung quan điểm rằng, do không phá ngưỡng ngưỡng 900 USD/oz trong đợt sụt giảm liên tục vừa qua, nhiều khả năng giá vàng đang trong thời kỳ tích lực để bật mạnh trở lại. Thậm chí, có dự báo cho rằng, giá vàng có thể tái lập mốc 1.000 USD/oz trong 1 - 2 tuần tới.
Giá dầu “ngắm” mốc 50 USD/thùng
Trên thị trường nhiên liệu, giá dầu thô đang được hỗ trợ mạnh mẽ bởi khả năng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ tiếp tục hạ sản lượng khai thác. Trên sàn NYMEX, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 hôm nay đã có lúc tăng 1,24 USD/thùng so với giá đóng cửa phiên trước, đạt 46,76 USD/thùng.
Vào lúc 10h02 giờ Việt Nam, giá dầu giao tháng 4 tại NYMEX đứng ở mức 46,47 USD/thùng, tăng 0,95 USD/thùng so với giá chốt phiên trước.
Cuộc họp của OPEC dự kiến diễn ra vào ngày 15/3 tới đang trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư. Giới quan sát cho rằng, OPEC đang đứng trước sức ép rất lớn về việc cắt giảm thêm sản lượng.
Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, sự đi xuống của giá dầu thời gian qua, cộng với suy thoái kinh tế toàn cầu làm nhu cầu tiêu thụ dầu đi xuống, sẽ khiến doanh thu từ xuất khẩu dầu lửa của khối này giảm 59% trong năm nay, còn 402 tỷ USD.
Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, hoạt động cắt giảm sản lượng thời gian qua của OPEC đã bắt đầu tác động tới thị trường nhiên liệu này. Hãng môi giới dầu lửa hàng đầu thế giới PVM Oil Associates cho biết, từ tháng 9/2008 tới nay, OPEC đã giảm lượng dầu cung ra thị trường tới 13%, khiến các kho chứa dầu dữ trữ của thế giới đang hao hụt đi 1,4 triệu thùng dầu mỗi ngày.
USD mất giá
Chuyển sang thị trường ngoại tệ, giá USD thị trường tự do trong nước sáng nay đi xuống.
Đầu giờ giao dịch, giá USD tại một số điểm giao dịch trên phố Hà Trung, Hà Nội, phổ biến ở mức 17.640 VND/USD (mua vào) và 17.690 VND/USD (bán ra), giảm 30 VND/USD và 20 VND/USD so với sáng thứ Bảy tuần trước. Một số điểm giao dịch áp dụng giá mua và bán lần lượt là 17.650 VND/USD và 17.680 VND/USD.
Giá USD do Ngân hàng Nhà nước niêm yết hôm nay là 16.972 VND/USD. Tại Ngân hàng Vietcombank, giá mua và bán USD cùng ở mức 17.481 VND/USD, giảm 1 VND/USD so với thứ Sáu tuần trước.
Trên thị trường quốc tế, đồng USD sáng nay mất giá nhẹ, với gần 1,27 USD đổi được 1 Euro, so với mức trên 1,26 USD tương đương 1 Euro cuối tuần trước tại New York.
Đồng USD mất giá trên cả hai thị trường trong nước và quốc tế.
Giao dịch vàng trong nước buồn tẻ
So với mức giá niêm yết cuối tuần trước, giá vàng thị trường tự do trong nước sáng nay được điều chỉnh với biên độ rất hẹp.
Đầu giờ giao dịch, SJC Hà Nội áp dụng mức giá 1.954.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.968.000 đồng/chỉ (bán ra), giá mua vào tăng 4.000 đồng/chỉ, giá bán ra giảm 2.000 đồng/chỉ.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ), vàng miếng SJC giao dịch ở mức giá 1.957.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.964.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng 2.000 đồng/chỉ và 1.000 đồng/chỉ.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu tương ứng cũng là 1.957.000 đồng/chỉ và 1.964.000 đồng/chỉ, tăng 2.000 đồng/chỉ và 1.000 đồng/chỉ.
Giá vàng miếng SBJ tại hệ thống của Ngân hàng Sacombank là 1.956.000 đồng/chỉ và 1.964.000 đồng/chỉ, giảm 2.000 đồng/chỉ.
Có thể thấy, sáng nay, khoảng cách giữa giá mua và giá bán vàng được đã nhiều điểm giao dịch co hẹp lại nhằm mục đích kích thích giao dịch. Như tại SJC Hà Nội, mức chênh giá mua - bán trong thời gian cuối tuần là 20.000 đồng/chỉ, nhưng sáng nay đã giảm còn 14.000 đồng/chỉ.
Không khí buồn tẻ tiếp tục là đặc điểm nổi bật của thị trường vàng miếng trong nước trong dịp cuối tuần qua và phiên sáng đầu tuần hôm nay. Ông Lê Xuân Tùng, Tổng giám đốc PQJ cho hay, việc giá vàng trong nước phục hồi mạnh theo giá thế giới ở ngày thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước vẫn chưa thể hâm nóng trở lại không khí giao dịch.
“Khách tới giao dịch vàng miếng tại PQJ cuối tuần vừa rồi gần như là không có”, ông Tùng cho hay.
Trong khi đó, cuối tuần vừa rồi trùng với dịp Quốc tế Phụ nữ (8/3) nên vàng trang sức lại được dịp lên ngôi do nhu cầu quà tặng gia tăng. Theo ông Tùng, lượng vàng trang sức bán ra tại PQJ trong dịp 8/3 này tăng gấp rưỡi so với bình thường, tuy không nhiều như năm trước do tác động của tình hình kinh tế đi xuống.
Các nhà đầu tư trên các sàn vàng tập trung trong nước sáng nay cũng có ý chờ đợi những đợt sóng mới trên thị trường vàng quốc tế, khiến khối lượng giao dịch chỉ đạt mức vừa phải. Tại sàn ACB, lúc 9h55, có 21.840 lượng vàng được sang tay thành công, với giá khớp lệnh dao động trong khoảng 19,63 - 19,76 triệu đồng/lượng.
Tại Trung tâm Giao dịch vàng SBJ của ngân hàng Sacombank, khối lượng khớp lệnh cùng thời điểm đạt 15.920 lượng, với giá khớp lệnh biến động từ 19,71 - 19,79 triệu đồng/lượng.
Nhiều dự báo khả quan về giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới mở đầu tuần mới sáng nay chưa có nhiều biến động lớn do thị trường còn chờ những thông tin kinh tế - tài chính mới. Vào lúc 9h40 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á đứng ở mức 937,9 USD/oz, giảm 1,5 USD/oz so với chốt phiên trước tại New York.
Giá vàng kỳ hạn tháng 4 giao dịch điện tử tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) giảm 5,1 USD/oz, còn 937,6 USD/oz.
Giá vàng giao ngay thế giới quy đổi, chưa tính thuế và phí, hiện là 1.975.000 đồng/chỉ, cao hơn giá vàng bán ra trên thị trường tự do trong nước trên dưới 10.000 đồng/chỉ.
Nhiều nhà phân tích dự báo, giá vàng phục hồi mạnh trở lại do kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn và ngành tài chính - ngân hàng tiếp tục đương đầu với sóng gió. Tuần trước, giá cổ phiếu của nhà băng hàng đầu nước Mỹ Citigroup đã sụt giảm thảm hại, còn dưới 1 USD/cổ phiếu.
Cuối tuần vừa rồi, Chính phủ Anh đã giành quyền kiểm soát 77% cổ phần tập đoàn ngân hàng Lloyds Banking Goup - một trong những ngân hàng lớn nhất nước này - thông qua chương trình bảo lãnh cho 367 tỷ tài sản của Lloyds.
Một số nhà kinh doanh vàng có chung quan điểm rằng, do không phá ngưỡng ngưỡng 900 USD/oz trong đợt sụt giảm liên tục vừa qua, nhiều khả năng giá vàng đang trong thời kỳ tích lực để bật mạnh trở lại. Thậm chí, có dự báo cho rằng, giá vàng có thể tái lập mốc 1.000 USD/oz trong 1 - 2 tuần tới.
Giá dầu “ngắm” mốc 50 USD/thùng
Trên thị trường nhiên liệu, giá dầu thô đang được hỗ trợ mạnh mẽ bởi khả năng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ tiếp tục hạ sản lượng khai thác. Trên sàn NYMEX, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 hôm nay đã có lúc tăng 1,24 USD/thùng so với giá đóng cửa phiên trước, đạt 46,76 USD/thùng.
Vào lúc 10h02 giờ Việt Nam, giá dầu giao tháng 4 tại NYMEX đứng ở mức 46,47 USD/thùng, tăng 0,95 USD/thùng so với giá chốt phiên trước.
Cuộc họp của OPEC dự kiến diễn ra vào ngày 15/3 tới đang trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư. Giới quan sát cho rằng, OPEC đang đứng trước sức ép rất lớn về việc cắt giảm thêm sản lượng.
Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, sự đi xuống của giá dầu thời gian qua, cộng với suy thoái kinh tế toàn cầu làm nhu cầu tiêu thụ dầu đi xuống, sẽ khiến doanh thu từ xuất khẩu dầu lửa của khối này giảm 59% trong năm nay, còn 402 tỷ USD.
Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, hoạt động cắt giảm sản lượng thời gian qua của OPEC đã bắt đầu tác động tới thị trường nhiên liệu này. Hãng môi giới dầu lửa hàng đầu thế giới PVM Oil Associates cho biết, từ tháng 9/2008 tới nay, OPEC đã giảm lượng dầu cung ra thị trường tới 13%, khiến các kho chứa dầu dữ trữ của thế giới đang hao hụt đi 1,4 triệu thùng dầu mỗi ngày.
USD mất giá
Chuyển sang thị trường ngoại tệ, giá USD thị trường tự do trong nước sáng nay đi xuống.
Đầu giờ giao dịch, giá USD tại một số điểm giao dịch trên phố Hà Trung, Hà Nội, phổ biến ở mức 17.640 VND/USD (mua vào) và 17.690 VND/USD (bán ra), giảm 30 VND/USD và 20 VND/USD so với sáng thứ Bảy tuần trước. Một số điểm giao dịch áp dụng giá mua và bán lần lượt là 17.650 VND/USD và 17.680 VND/USD.
Giá USD do Ngân hàng Nhà nước niêm yết hôm nay là 16.972 VND/USD. Tại Ngân hàng Vietcombank, giá mua và bán USD cùng ở mức 17.481 VND/USD, giảm 1 VND/USD so với thứ Sáu tuần trước.
Trên thị trường quốc tế, đồng USD sáng nay mất giá nhẹ, với gần 1,27 USD đổi được 1 Euro, so với mức trên 1,26 USD tương đương 1 Euro cuối tuần trước tại New York.