Giá vàng, dầu: “Cuồng phong” trở lại
Sáng nay (20/2), giá vàng trong nước sau những ngày giằng co đã đột ngột tăng mạnh trở lại. Giá dầu thế giới tái lập mốc 100 USD/thùng
Sáng nay (20/2), giá vàng trong nước sau những ngày giằng co đã đột ngột tăng mạnh trở lại. Giá dầu thế giới tái lập mốc 100 USD/thùng.
Giá vàng SJC tại các thành phố lớn cuối buổi sáng niêm yết ở mức 1.765.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.772.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng 17.000 đồng/chỉ so với mức giá sáng hôm qua.
Giá vàng thế giới cuối cùng đã tạo ra một bước “đột phá”. Giá vàng giao tháng 4/2008 tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York lúc chốt phiên 19/2, tức rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, tăng 23,7 USD/oz, lên 929,8 USD/oz và hiện vẫn đang tiếp tục “lên thang”.
Giá vàng giao ngay tại Mỹ hôm qua cũng kết thúc ngày giao dịch với mức tăng 21,6 USD/oz, tương đương 2,38%, lên 928,5 USD/oz. Giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á sáng nay vẫn đang ở ngưỡng 928 USD/oz.
Sự trở lại của “bão” vàng lần này là kết quả trực tiếp của việc giá dầu thô trở lại với mức 100 USD/thùng sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) ra quyết định sẽ cắt giảm sản lượng vào tháng tới với lý do nguồn cung dầu thế giới đã bớt căng thẳng khi mùa đông đang đi qua. Mặt khác, việc giới đầu tư đẩy mạnh mua vào các loại hàng hóa, trong đó có dầu thô, để đề phòng sự mất giá của USD cũng là một nhân tố khiến giá dầu tiếp tục tăng cao.
Đồng USD vẫn tiếp tục mất giá mạnh trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa. Cuối ngày hôm qua tại New York, 1 Euro đổi được 1,4725 USD, so với mức 1 Euro bằng 1,4658 USD phiên trước đó. Trong ngày, có lúc giá USD còn tụt xuống ngưỡng 1 Euro tương đương 1,4757 USD, thấp nhất từ ngày 5/2. Đây cũng là một lý do quan trọng góp phần tạo ra bước nhảy vọt của giá vàng trong phiên hôm qua.
Giá dầu thô ngọt nhẹ tại Sở Giao dịch hàng hóa New York chốt phiên hôm qua ở mức 100,01 USD/thùng, lên 4,1 USD/thùng, tương đương 4,7%. Trước đó, có lúc giá dầu chạm mức 100,1 USD/thùng, cao nhất trong lịch sử. Giá dầu thô Brent tăng 84/cent/thùng, tức 0,9%, đóng cửa ở mức 97,72 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu thế giới hiện đã giảm đôi chút do có dự báo dự trữ năng lượng dầu thô của Mỹ đã tăng mạnh trong tuần qua.
Cùng với giá dầu thô, giá nhiều kim loại cơ bản và hàng hóa nông nghiệp khác cũng tăng cao, làm áp lực lạm phát càng thêm nặng nề.
Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng ì ạch còn giá cả hàng hóa liên tục tăng như hiện nay, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng lạm phát đình đốn (stagflation). Thậm chí cả khi FED thành công trong việc kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn, bức tranh lạm phát vẫn sẽ nhuốm màu u ám. Và như thế sẽ chỉ có lợi cho giá vàng.
Giá vàng SJC tại các thành phố lớn cuối buổi sáng niêm yết ở mức 1.765.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.772.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng 17.000 đồng/chỉ so với mức giá sáng hôm qua.
Giá vàng thế giới cuối cùng đã tạo ra một bước “đột phá”. Giá vàng giao tháng 4/2008 tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York lúc chốt phiên 19/2, tức rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, tăng 23,7 USD/oz, lên 929,8 USD/oz và hiện vẫn đang tiếp tục “lên thang”.
Giá vàng giao ngay tại Mỹ hôm qua cũng kết thúc ngày giao dịch với mức tăng 21,6 USD/oz, tương đương 2,38%, lên 928,5 USD/oz. Giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á sáng nay vẫn đang ở ngưỡng 928 USD/oz.
Sự trở lại của “bão” vàng lần này là kết quả trực tiếp của việc giá dầu thô trở lại với mức 100 USD/thùng sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) ra quyết định sẽ cắt giảm sản lượng vào tháng tới với lý do nguồn cung dầu thế giới đã bớt căng thẳng khi mùa đông đang đi qua. Mặt khác, việc giới đầu tư đẩy mạnh mua vào các loại hàng hóa, trong đó có dầu thô, để đề phòng sự mất giá của USD cũng là một nhân tố khiến giá dầu tiếp tục tăng cao.
Đồng USD vẫn tiếp tục mất giá mạnh trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa. Cuối ngày hôm qua tại New York, 1 Euro đổi được 1,4725 USD, so với mức 1 Euro bằng 1,4658 USD phiên trước đó. Trong ngày, có lúc giá USD còn tụt xuống ngưỡng 1 Euro tương đương 1,4757 USD, thấp nhất từ ngày 5/2. Đây cũng là một lý do quan trọng góp phần tạo ra bước nhảy vọt của giá vàng trong phiên hôm qua.
Giá dầu thô ngọt nhẹ tại Sở Giao dịch hàng hóa New York chốt phiên hôm qua ở mức 100,01 USD/thùng, lên 4,1 USD/thùng, tương đương 4,7%. Trước đó, có lúc giá dầu chạm mức 100,1 USD/thùng, cao nhất trong lịch sử. Giá dầu thô Brent tăng 84/cent/thùng, tức 0,9%, đóng cửa ở mức 97,72 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu thế giới hiện đã giảm đôi chút do có dự báo dự trữ năng lượng dầu thô của Mỹ đã tăng mạnh trong tuần qua.
Cùng với giá dầu thô, giá nhiều kim loại cơ bản và hàng hóa nông nghiệp khác cũng tăng cao, làm áp lực lạm phát càng thêm nặng nề.
Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng ì ạch còn giá cả hàng hóa liên tục tăng như hiện nay, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng lạm phát đình đốn (stagflation). Thậm chí cả khi FED thành công trong việc kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn, bức tranh lạm phát vẫn sẽ nhuốm màu u ám. Và như thế sẽ chỉ có lợi cho giá vàng.