Giá vàng lại nhảy múa?
Giới đầu cơ cho rằng giá vàng sẽ còn tăng cao hơn nữa do giá vàng ở trong nước còn thấp hơn giá vàng thế giới
Giá bán ra loại vàng 3 chữ A của Công ty Vàng bạc đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, loại 4 số 9 của Công ty Bảo Tín - Minh Châu, tại Hà Nội ngày 8/9 đã vượt qua mốc 1,35 triệu đồng/chỉ, tăng khoảng gần 4% so với cách đó nửa tháng.
Tính chung 8 tháng (đến ngày 20/8), giá vàng tăng 5,94% theo công bố của Tổng cục Thống kê; nếu tính đến nay - tạm tính là gần 9 tháng - giá vàng đã tăng xấp xỉ 10%, bổ sung vào chuỗi tăng giá cao, tăng liên tục, trong thời gian dài hiếm thấy. Như vậy, giá vàng tháng 9/2007 đã cao gấp gần 2,8 lần so với tháng 12/2000, hay tăng 176,1%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 45,9% của giá tiêu dùng và tốc độ tăng 11,4% của giá USD trong thời gian tương ứng.
Ngay chỉ số giá chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (VN-Index) cũng chỉ tăng trong từng giai đoạn (6 tháng đầu khi thị trường chứng khoán mới ra đời và vào cuối năm 2006, đầu năm 2007), chứ nếu so 935 điểm hôm nay với 572 điểm cuối năm 2000 thì cũng chỉ tăng 63,5%. Giá bất động sản tăng mạnh vào năm 2001, 2002, nhưng từ sau đó đến nay lại gần như đóng băng, nên tính chung trong thời gian tương ứng, tốc độ tăng giá bất động sản cũng không cao hơn bao nhiêu so với giá vàng.
Mặc dù giá vàng hiện tăng và ở mức cao, nhưng mãi lực trong nước lại yếu hơn những ngày khác, số người và số vàng bán ra nhiều hơn số người, số vàng mua vào. Có tình trạng đó là do các nhà đầu tư, các nhà đầu cơ chưa lao vào (chủ yếu mới là những người tiêu dùng thông thường) bởi họ còn cho rằng giá vàng sẽ còn tăng cao hơn nữa do giá vàng ở trong nước còn thấp hơn giá vàng thế giới, do dự đoán giá vàng thế giới còn tăng cao hơn.
Với mức 701,5 USD/oz, tỷ giá 16.299 VND/USD, 1 oz bằng 8,3 chỉ, thì giá vàng nhập khẩu vào nước ta đã lên đến 1.378 nghìn đồng/chỉ, nếu cộng thêm chi phí nhập khẩu, chi phí kinh doanh, lãi, thuế, thì phải ở mức 1,45-1,5 triệu đồng/chỉ. Trong khi theo dự đoán của một số tổ chức, chuyên gia thì giá vàng thế giới có thể không dừng ở 701,5 USD/oz mà có thể còn cao hơn nữa (ANZ Bank, Deutsche Bank, ... dự đoán giá vàng sẽ lên 730-740 USD/oz trong các tuần và tháng tới).
Lý giải sự tăng mạnh của giá vàng trên thị trường thế giới, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu.
Thứ nhất, nguyên nhân sâu xa là cho vay thế chấp, cho vay bất động sản "vượt chuẩn" ở Mỹ thời gian qua đã làm chấn động thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán toàn cầu, buộc các ngân hàng trung ương nhiều nước phải tung ra hàng mấy trăm tỷ USD để ứng cứu, nhưng chỉ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định hạ lãi suất cho vay từ 6,25% xuống 5,75% mới là biện pháp ấn tượng nhất để khôi phục thị trường. Khả năng cuộc họp ngày 18/9 tới đây theo dự đoán, FED sẽ cắt giảm lãi suất qua đêm từ 5,25% từ lâu nay xuống dưới 5%.
Những dấu hiệu tăng trưởng kinh tế Mỹ xấu đi (một nền kinh tế chiếm 28% GDP của thế giới, nhập khẩu lên tới 1,5 nghìn tỷ USD, ...), cộng với những tác động trên sẽ làm cho đồng USD càng giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới. Sự giảm giá của USD sẽ có tác động đẩy giá vàng tăng trên nhiều mặt. Một mặt giá vàng được tính bằng USD, nên giá USD giảm thì giá vàng tăng.
Mặt khác, khi giá USD giảm, thì các nhà đầu tư vào USD sẽ chuyển đầu tư vào vàng và vào các ngoại tệ mạnh khác, đặc biệt là vàng. Mặt khác nữa, khi giá USD giảm, thì những nước có dự trữ quốc tế lớn sẽ cơ cấu lại theo hướng giảm tỷ trọng USD, tăng tỷ trọng vàng.
Thứ hai, giá dầu tăng, hiện đã vượt quá mốc 76-77 USD/thùng. Giá dầu tăng cũng do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do tình hình Trung Đông vẫn tiếp tục căng thẳng, mới đây lại nảy sinh giữa Syria và Israel. Có nguyên nhân do dự trữ xăng dầu của Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong khi theo dự đoán từ nay đến hết mùa mưa bão sẽ còn hàng chục cơn bão nữa đổ vào vùng vịnh Mexico, nơi khai thác dầu lớn của Mỹ.
Thứ ba, các nước có dân số đông (như Trung Quốc, Ấn Độ chiếm tới 37,8% dân số thế giới), lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất, nhì thế giới, có mức sống đang lên, đang bước vào mùa cưới hỏi, nhu cầu vàng nữ trang tăng mạnh. Đối với nước ta mặc dù giá vàng tăng mạnh, nhưng mãi lực thấp, một phần vì cung - cầu vàng ở trong nước không căng thẳng do hàng năm chỉ có nhập mà không có xuất khẩu, mức nhập khẩu từ nhiều năm nay lên đến hàng chục tấn, có năm lên đến trên 60 tấn.
Cú tăng phi mã lên đến trên dưới 1,5 triệu đồng/chỉ vào tháng 5 năm trước, sau đó lại rơi mạnh xuống mức dưới 1,2 triệu đồng/chỉ (giá thế giới tăng lên 732 USD/oz rồi xuống 570 USD/oz) đã làm cho nhiều người bị thua thiệt,... vẫn còn ám ảnh; lại thêm hình thái biến động theo hình "răng cưa" thời gian qua, nên nhiều người dự đoán giá vàng trong nước sẽ lại vượt quá 1,5 triệu đồng/chỉ.
Tính chung 8 tháng (đến ngày 20/8), giá vàng tăng 5,94% theo công bố của Tổng cục Thống kê; nếu tính đến nay - tạm tính là gần 9 tháng - giá vàng đã tăng xấp xỉ 10%, bổ sung vào chuỗi tăng giá cao, tăng liên tục, trong thời gian dài hiếm thấy. Như vậy, giá vàng tháng 9/2007 đã cao gấp gần 2,8 lần so với tháng 12/2000, hay tăng 176,1%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 45,9% của giá tiêu dùng và tốc độ tăng 11,4% của giá USD trong thời gian tương ứng.
Ngay chỉ số giá chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (VN-Index) cũng chỉ tăng trong từng giai đoạn (6 tháng đầu khi thị trường chứng khoán mới ra đời và vào cuối năm 2006, đầu năm 2007), chứ nếu so 935 điểm hôm nay với 572 điểm cuối năm 2000 thì cũng chỉ tăng 63,5%. Giá bất động sản tăng mạnh vào năm 2001, 2002, nhưng từ sau đó đến nay lại gần như đóng băng, nên tính chung trong thời gian tương ứng, tốc độ tăng giá bất động sản cũng không cao hơn bao nhiêu so với giá vàng.
Mặc dù giá vàng hiện tăng và ở mức cao, nhưng mãi lực trong nước lại yếu hơn những ngày khác, số người và số vàng bán ra nhiều hơn số người, số vàng mua vào. Có tình trạng đó là do các nhà đầu tư, các nhà đầu cơ chưa lao vào (chủ yếu mới là những người tiêu dùng thông thường) bởi họ còn cho rằng giá vàng sẽ còn tăng cao hơn nữa do giá vàng ở trong nước còn thấp hơn giá vàng thế giới, do dự đoán giá vàng thế giới còn tăng cao hơn.
Với mức 701,5 USD/oz, tỷ giá 16.299 VND/USD, 1 oz bằng 8,3 chỉ, thì giá vàng nhập khẩu vào nước ta đã lên đến 1.378 nghìn đồng/chỉ, nếu cộng thêm chi phí nhập khẩu, chi phí kinh doanh, lãi, thuế, thì phải ở mức 1,45-1,5 triệu đồng/chỉ. Trong khi theo dự đoán của một số tổ chức, chuyên gia thì giá vàng thế giới có thể không dừng ở 701,5 USD/oz mà có thể còn cao hơn nữa (ANZ Bank, Deutsche Bank, ... dự đoán giá vàng sẽ lên 730-740 USD/oz trong các tuần và tháng tới).
Lý giải sự tăng mạnh của giá vàng trên thị trường thế giới, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu.
Thứ nhất, nguyên nhân sâu xa là cho vay thế chấp, cho vay bất động sản "vượt chuẩn" ở Mỹ thời gian qua đã làm chấn động thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán toàn cầu, buộc các ngân hàng trung ương nhiều nước phải tung ra hàng mấy trăm tỷ USD để ứng cứu, nhưng chỉ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định hạ lãi suất cho vay từ 6,25% xuống 5,75% mới là biện pháp ấn tượng nhất để khôi phục thị trường. Khả năng cuộc họp ngày 18/9 tới đây theo dự đoán, FED sẽ cắt giảm lãi suất qua đêm từ 5,25% từ lâu nay xuống dưới 5%.
Những dấu hiệu tăng trưởng kinh tế Mỹ xấu đi (một nền kinh tế chiếm 28% GDP của thế giới, nhập khẩu lên tới 1,5 nghìn tỷ USD, ...), cộng với những tác động trên sẽ làm cho đồng USD càng giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới. Sự giảm giá của USD sẽ có tác động đẩy giá vàng tăng trên nhiều mặt. Một mặt giá vàng được tính bằng USD, nên giá USD giảm thì giá vàng tăng.
Mặt khác, khi giá USD giảm, thì các nhà đầu tư vào USD sẽ chuyển đầu tư vào vàng và vào các ngoại tệ mạnh khác, đặc biệt là vàng. Mặt khác nữa, khi giá USD giảm, thì những nước có dự trữ quốc tế lớn sẽ cơ cấu lại theo hướng giảm tỷ trọng USD, tăng tỷ trọng vàng.
Thứ hai, giá dầu tăng, hiện đã vượt quá mốc 76-77 USD/thùng. Giá dầu tăng cũng do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do tình hình Trung Đông vẫn tiếp tục căng thẳng, mới đây lại nảy sinh giữa Syria và Israel. Có nguyên nhân do dự trữ xăng dầu của Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong khi theo dự đoán từ nay đến hết mùa mưa bão sẽ còn hàng chục cơn bão nữa đổ vào vùng vịnh Mexico, nơi khai thác dầu lớn của Mỹ.
Thứ ba, các nước có dân số đông (như Trung Quốc, Ấn Độ chiếm tới 37,8% dân số thế giới), lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất, nhì thế giới, có mức sống đang lên, đang bước vào mùa cưới hỏi, nhu cầu vàng nữ trang tăng mạnh. Đối với nước ta mặc dù giá vàng tăng mạnh, nhưng mãi lực thấp, một phần vì cung - cầu vàng ở trong nước không căng thẳng do hàng năm chỉ có nhập mà không có xuất khẩu, mức nhập khẩu từ nhiều năm nay lên đến hàng chục tấn, có năm lên đến trên 60 tấn.
Cú tăng phi mã lên đến trên dưới 1,5 triệu đồng/chỉ vào tháng 5 năm trước, sau đó lại rơi mạnh xuống mức dưới 1,2 triệu đồng/chỉ (giá thế giới tăng lên 732 USD/oz rồi xuống 570 USD/oz) đã làm cho nhiều người bị thua thiệt,... vẫn còn ám ảnh; lại thêm hình thái biến động theo hình "răng cưa" thời gian qua, nên nhiều người dự đoán giá vàng trong nước sẽ lại vượt quá 1,5 triệu đồng/chỉ.