Giá vàng SJC lên cao nhất 1 tuần
Theo giới phân tích, sớm muộn gì FED cũng tăng lãi suất và triển vọng của giá vàng vẫn rất mong manh
Giá vàng thế giới đã có phiên tăng khá mạnh vào đêm qua và tái lập mốc 1.100 USD/oz. Giá vàng trong nước sáng nay nhờ đó vượt ngưỡng 32,9 triệu đồng/lượng.
Lúc hơn 9h sáng nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 32,89 triệu đồng/lượng (mua vào) và 32,93 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 50.000 đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng ở mức 32,83 triệu đồng/lượng và 32,95 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Sau khi sụt giảm khoảng 1,4 triệu đồng/lượng trong tháng 7, giá vàng miếng trong nước đã tạm ổn định quanh ngưỡng 33 triệu đồng/lượng trong thời gian từ đầu tháng 8 tới nay. Mức giá sáng nay là mức giá cao nhất của vàng SJC kể từ ngày 4/8.
Tuy vậy, giá vàng vẫn đang ở cách không xa ngưỡng thấp nhất trong 5 năm là ngưỡng 32,8 triệu đồng/lượng thiết lập vào trung tuần tháng 7.
Giá vàng trong nước đang chịu sức ép giảm của giá vàng quốc tế. Ngoài ra, nhu cầu mua vàng của người dân ở mức thấp bất chấp giá giảm sâu, thậm chí nhiều người còn lo ngại giá giảm mạnh hơn nên đem vàng đi bán, cũng tạo thêm áp lực mất giá đối với tài sản này.
Mặc dù vậy, so với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang cao hơn khoảng 4 triệu đồng/lượng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/8 tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 10,3 USD/oz, tương đương tăng hơn 0,9%, chốt ở mức 1.105,1 USD/oz.
Mốc giá 1.100 USD/oz đã không được duy trì trong phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á. Lúc hơn 9h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 6,7 USD/oz so với giá đóng cửa phiên Mỹ, còn 1.098,4 USD/oz, tương đương khoảng 28,9 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới đang ở gần mức cao nhất trong 3 tuần do giới đầu tư hoài nghi về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9.
Thứ Sáu tuần trước, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 7 kém khả quan hơn dự kiến. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư cho rằng thị trường lao động chưa phục hồi tới mức đủ mạnh để FED có thể nâng lãi suất vào tháng 9 như đồn đoán trước đó.
Phiên tăng giá gần 1% của vàng vào đêm qua là phiên tăng giá mạnh nhất của kim loại quý này kể từ ngày 18/6, tức là gần 2 tháng trở lại đây. Đồng USD xuống giá cũng là một nhân tố quan trọng đẩy giá vàng tăng.
Tuy vậy, theo giới phân tích, triển vọng của giá vàng vẫn đang rất mong manh, bởi sớm muộn gì FED cũng tăng lãi suất và các quỹ lớn như SPDR Gold Trust đang bán ròng liên tục.
Tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại ổn định. Giá USD trên biểu giá ngoại tệ của Vietcombank sáng ngày 11/8 là 21.780 đồng (mua vào) và 21.840 đồng (bán ra).
Trên thị trường tự do, USD đang được giao dịch ở mức giá cao hơn 30 đồng so với giá ngân hàng niêm yết ở chiều bán ra. Một số điểm giao dịch ngoại tệ tự do tại Hà Nội lúc đầu giờ sáng báo giá USD ở mức 21.850 đồng (mua vào) và 21.870 đồng (bán ra).
Lúc hơn 9h sáng nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 32,89 triệu đồng/lượng (mua vào) và 32,93 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 50.000 đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng ở mức 32,83 triệu đồng/lượng và 32,95 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Sau khi sụt giảm khoảng 1,4 triệu đồng/lượng trong tháng 7, giá vàng miếng trong nước đã tạm ổn định quanh ngưỡng 33 triệu đồng/lượng trong thời gian từ đầu tháng 8 tới nay. Mức giá sáng nay là mức giá cao nhất của vàng SJC kể từ ngày 4/8.
Tuy vậy, giá vàng vẫn đang ở cách không xa ngưỡng thấp nhất trong 5 năm là ngưỡng 32,8 triệu đồng/lượng thiết lập vào trung tuần tháng 7.
Giá vàng trong nước đang chịu sức ép giảm của giá vàng quốc tế. Ngoài ra, nhu cầu mua vàng của người dân ở mức thấp bất chấp giá giảm sâu, thậm chí nhiều người còn lo ngại giá giảm mạnh hơn nên đem vàng đi bán, cũng tạo thêm áp lực mất giá đối với tài sản này.
Mặc dù vậy, so với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang cao hơn khoảng 4 triệu đồng/lượng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/8 tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 10,3 USD/oz, tương đương tăng hơn 0,9%, chốt ở mức 1.105,1 USD/oz.
Mốc giá 1.100 USD/oz đã không được duy trì trong phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á. Lúc hơn 9h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 6,7 USD/oz so với giá đóng cửa phiên Mỹ, còn 1.098,4 USD/oz, tương đương khoảng 28,9 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới đang ở gần mức cao nhất trong 3 tuần do giới đầu tư hoài nghi về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9.
Thứ Sáu tuần trước, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 7 kém khả quan hơn dự kiến. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư cho rằng thị trường lao động chưa phục hồi tới mức đủ mạnh để FED có thể nâng lãi suất vào tháng 9 như đồn đoán trước đó.
Phiên tăng giá gần 1% của vàng vào đêm qua là phiên tăng giá mạnh nhất của kim loại quý này kể từ ngày 18/6, tức là gần 2 tháng trở lại đây. Đồng USD xuống giá cũng là một nhân tố quan trọng đẩy giá vàng tăng.
Tuy vậy, theo giới phân tích, triển vọng của giá vàng vẫn đang rất mong manh, bởi sớm muộn gì FED cũng tăng lãi suất và các quỹ lớn như SPDR Gold Trust đang bán ròng liên tục.
Tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại ổn định. Giá USD trên biểu giá ngoại tệ của Vietcombank sáng ngày 11/8 là 21.780 đồng (mua vào) và 21.840 đồng (bán ra).
Trên thị trường tự do, USD đang được giao dịch ở mức giá cao hơn 30 đồng so với giá ngân hàng niêm yết ở chiều bán ra. Một số điểm giao dịch ngoại tệ tự do tại Hà Nội lúc đầu giờ sáng báo giá USD ở mức 21.850 đồng (mua vào) và 21.870 đồng (bán ra).