Giá vàng tăng nhẹ, USD giảm liền 6 phiên
Giá vàng miếng trong nước sáng 27/4 tăng nhẹ lên vùng 37,5 triệu đồng/lượng, khi giá giao ngay tại châu Á vọt khá mạnh
Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước sáng 27/4 tăng nhẹ lên vùng 37,5 triệu đồng/lượng, khi giá giao ngay tại châu Á vọt khá mạnh. Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá USD liên ngân hàng giảm liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 30/3 tới nay.
Vào lúc 8h55, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu có giá mua là 37,4 triệu đồng/lượng, bán ra ở 37,53 triệu đồng/lượng. Đây cũng là các mức giá mua và bán của vàng SJC tại Công ty Phú Quý.
Còn theo bảng giá lúc 8h45 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 37,43 triệu đồng mỗi lượng, mua vào với giá 37,49 triệu đồng mỗi lượng. Vàng SJC có mức niêm yết là 37,42 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,5 triệu đồng/lượng (bán ra).
So với lúc 15h30 chiều qua, giá vàng trong nước hiện đã tăng được khoảng 20.000 - 50.000 đồng mỗi lượng. Trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay hiện đã lên trở lại mức 1.508,9 USD/ounce (tính tới 9h trên bảng Kitco) và vẫn đang có chiều hướng đi lên.
Trước đó, trong phiên giao dịch đêm qua (26/4), đà tăng dữ dội vài ngày nay trên thị trường kim loại quý này đã bị chặn đứng, do làn sóng chốt lời phủ khắp các thị trường, niềm tin tiêu dùng tại Mỹ tăng cao và báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp khả quan.
Tuy nhiên, giá vàng kỳ hạn chốt ngày vẫn vững vàng trên mốc 1.500 USD/ounce. Theo các nhà phân tích thuộc tổ chức GoldCore, một giai đoạn điều chỉnh và củng cố có thể xảy ra, khi vàng, đặc biệt là bạc, đã được mua vào quá nhiều trong ngắn hạn.
Cụ thể, giá vàng hợp đồng tháng 6 hạ 5,6 USD, tương ứng 0,4%, xuống 1.503,5 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Trong ngày, có lúc, giá vàng kỳ hạn này rớt xuống 1.492 USD/ounce, sau khi Mỹ cho biết, chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng lên 65,4 điểm trong tháng 4, từ mức 63,8 điểm trong tháng trước đó.
Ngoài ra, việc nhà đầu tư đổ xô chốt lời trước thềm phiên họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng tác động mạnh tới giá vàng trong phiên. Giới đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của ông Ben Bernanke, Chủ tịch cơ quan này về động thái tiền tệ sắp tới của nền kinh tế đầu tàu.
Với kết quả giảm trong phiên 26/4, giá vàng đã kết thúc chuỗi 8 phiên tăng điểm liên tiếp. Trước đó, trong phiên 25/4, giá vàng hợp đồng tháng 6 chốt ở mức cao kỷ lục 1.509,1 USD/ounce.
Tương tự thị trường vàng, giá bạc kỳ hạn cũng giảm khá mạnh. Cụ thể, bạc hợp đồng tháng 5 rớt 2,1 USD, tương ứng 4,5%, xuống 45,05 USD/ounce. Trong phiên giao dịch liền trước, giá kim loại này chốt ở mức 47,149 USD/ounce, tăng 1,09 USD, tương ứng 2,4%.
Giới đầu tư tin tưởng, triển vọng tăng giá của vàng và bạc sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. "Chúng tôi tin là triển vọng tăng giá các kim loại này vẫn còn mạnh mẽ, với bạc có thể lên tới mốc 50 USD/ounce", Richard Hastings, chiến lược gia vĩ mô thuộc hãng chứng khoán Global Hunter nhận định.
Đối với các kim loại khác, tình trạng cũng không khá hơn. Bạch kim giao tháng giảm 22,7 USD, xuống 1.805,4 USD/ounce, palladium giao tháng 6 giảm 5,1 USD xuống 755,7 USD/ounce. Riêng, giá đồng kỳ hạn tháng 5 tăng 2 xu Mỹ lên 4,32 USD/lb.
Xu thế giảm giá cũng là tình hình chung của thị trường dầu thô quốc tế. Chốt ngày 26/4, tại New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 giảm 7 xu Mỹ, chốt ở mức 112,21 USD/thùng. Tại thị trường London, dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 6 tăng 48 xu Mỹ, lên mức 124,14 USD/thùng.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá USD liên ngân hàng sáng nay tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm thêm 5 đồng, xuống còn 20.698 đồng/USD, thấp nhất kể từ ngày 30/3. Như vậy, trừ phiên đứng giá đầu tuần, tỷ giá USD liên ngân hàng đã liên tục điều chỉnh 6 ngày liên tiếp.
Vào lúc 8h55, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu có giá mua là 37,4 triệu đồng/lượng, bán ra ở 37,53 triệu đồng/lượng. Đây cũng là các mức giá mua và bán của vàng SJC tại Công ty Phú Quý.
Còn theo bảng giá lúc 8h45 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 37,43 triệu đồng mỗi lượng, mua vào với giá 37,49 triệu đồng mỗi lượng. Vàng SJC có mức niêm yết là 37,42 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,5 triệu đồng/lượng (bán ra).
So với lúc 15h30 chiều qua, giá vàng trong nước hiện đã tăng được khoảng 20.000 - 50.000 đồng mỗi lượng. Trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay hiện đã lên trở lại mức 1.508,9 USD/ounce (tính tới 9h trên bảng Kitco) và vẫn đang có chiều hướng đi lên.
Trước đó, trong phiên giao dịch đêm qua (26/4), đà tăng dữ dội vài ngày nay trên thị trường kim loại quý này đã bị chặn đứng, do làn sóng chốt lời phủ khắp các thị trường, niềm tin tiêu dùng tại Mỹ tăng cao và báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp khả quan.
Tuy nhiên, giá vàng kỳ hạn chốt ngày vẫn vững vàng trên mốc 1.500 USD/ounce. Theo các nhà phân tích thuộc tổ chức GoldCore, một giai đoạn điều chỉnh và củng cố có thể xảy ra, khi vàng, đặc biệt là bạc, đã được mua vào quá nhiều trong ngắn hạn.
Cụ thể, giá vàng hợp đồng tháng 6 hạ 5,6 USD, tương ứng 0,4%, xuống 1.503,5 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Trong ngày, có lúc, giá vàng kỳ hạn này rớt xuống 1.492 USD/ounce, sau khi Mỹ cho biết, chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng lên 65,4 điểm trong tháng 4, từ mức 63,8 điểm trong tháng trước đó.
Ngoài ra, việc nhà đầu tư đổ xô chốt lời trước thềm phiên họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng tác động mạnh tới giá vàng trong phiên. Giới đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của ông Ben Bernanke, Chủ tịch cơ quan này về động thái tiền tệ sắp tới của nền kinh tế đầu tàu.
Với kết quả giảm trong phiên 26/4, giá vàng đã kết thúc chuỗi 8 phiên tăng điểm liên tiếp. Trước đó, trong phiên 25/4, giá vàng hợp đồng tháng 6 chốt ở mức cao kỷ lục 1.509,1 USD/ounce.
Tương tự thị trường vàng, giá bạc kỳ hạn cũng giảm khá mạnh. Cụ thể, bạc hợp đồng tháng 5 rớt 2,1 USD, tương ứng 4,5%, xuống 45,05 USD/ounce. Trong phiên giao dịch liền trước, giá kim loại này chốt ở mức 47,149 USD/ounce, tăng 1,09 USD, tương ứng 2,4%.
Giới đầu tư tin tưởng, triển vọng tăng giá của vàng và bạc sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. "Chúng tôi tin là triển vọng tăng giá các kim loại này vẫn còn mạnh mẽ, với bạc có thể lên tới mốc 50 USD/ounce", Richard Hastings, chiến lược gia vĩ mô thuộc hãng chứng khoán Global Hunter nhận định.
Đối với các kim loại khác, tình trạng cũng không khá hơn. Bạch kim giao tháng giảm 22,7 USD, xuống 1.805,4 USD/ounce, palladium giao tháng 6 giảm 5,1 USD xuống 755,7 USD/ounce. Riêng, giá đồng kỳ hạn tháng 5 tăng 2 xu Mỹ lên 4,32 USD/lb.
Xu thế giảm giá cũng là tình hình chung của thị trường dầu thô quốc tế. Chốt ngày 26/4, tại New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 giảm 7 xu Mỹ, chốt ở mức 112,21 USD/thùng. Tại thị trường London, dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 6 tăng 48 xu Mỹ, lên mức 124,14 USD/thùng.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá USD liên ngân hàng sáng nay tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm thêm 5 đồng, xuống còn 20.698 đồng/USD, thấp nhất kể từ ngày 30/3. Như vậy, trừ phiên đứng giá đầu tuần, tỷ giá USD liên ngân hàng đã liên tục điều chỉnh 6 ngày liên tiếp.