Giá vàng thế giới rớt mạnh, trong nước giảm nhỏ giọt
Mức giảm của giá vàng trong nước sáng nay không thấm vào đâu so với mức giảm gần 2,1% vào đêm qua của giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới mất gần 30 USD/oz trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại New York, nhưng giá vàng trong nước sáng nay chỉ giảm hơn 100.000 đồng/lượng. Vàng trong nước và thế giới cùng xuống giá nhẹ trong tuần này.
Cuối giờ sáng nay (8/6), giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội theo niêm yết của Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI là 40,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 40,77 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm tương ứng 120.000 đồng/lượng và 140.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SJC cùng thời điểm theo báo giá của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 40,45 triệu đồng/lượng và 40,75 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán, giảm 210.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm 140.000 đồng/lượng ở chiều bán.
Mức giảm của giá vàng trong nước sáng nay không thấm vào đâu so với mức giảm gần 2,1% vào đêm qua của giá vàng thế giới. Nếu giảm đúng theo giá thế giới, giá vàng trong nước sáng nay phải giảm khoảng 800.000 đồng/lượng.
Tuần này, giá vàng trong nước tiếp tục khẳng định xu hướng ổn định hơn giá vàng thế giới. Mỗi khi giá vàng thế giới tăng, giá vàng trong nước tăng chậm hơn. Tương tự, khi giá vàng thế giới giảm, giá trong nước cũng hạ ít hơn.
Do giá vàng thiếu “sóng”, giao dịch vàng miếng trên thị trường diễn ra kém sôi động. Cả lực mua và bán vàng đều được các doanh nghiệp kim hoàn lớn cho biết là ở mức thấp.
Trong khi đó, các phiên đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “chạy hàng”. Trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước tổ chức ba phiên đấu thầu vàng thì đều bán hết hoặc gần hết lượng vàng chào thầu là 1 tấn mỗi phiên.
Từ cuối tháng 3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức tổng cộng 28 phiên đấu thầu vàng miếng, bán ra tổng cộng 27,3 tấn vàng.
So với cuối tuần trước, giá vàng SJC bán ra hiện giảm 250.000 đồng/lượng. Mức giảm này của giá vàng SJC bằng mức tăng của cả hai tuần trước đó cộng lại.
Trong khi đó, giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 21.240-21.250 đồng (mua vào) và 21.270-21.280 đồng (bán ra), giá mua tăng 50 đồng, giá bán tăng 40 đồng so với sáng hôm qua.
Dùng tỷ giá này để quy đổi, giá vàng thế giới hiện tương đương 35,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ gần 5,3 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay tại New York giảm 0,3% trong tuần này. Phiên giảm giá mạnh vào ngày thứ Sáu đã xóa sạch thành quả tăng của những phiên trước đó.
Lúc đóng cửa phiên thứ Sáu, giá vàng giao ngay tại New York giảm 29,1 USD/oz, tương đương giảm khoảng 2,1%, chốt ở mức 1.385,6 USD/oz.
Phiên cuối tuần, vàng chịu áp lực giảm giá mạnh sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 5 khả quan hơn dự kiến. Báo cáo cho biết, trong tháng 5, Mỹ có thêm 175.000 việc làm, so với mức chỉ 149.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 của Mỹ tăng 0,1 điểm phần trăm lên 7,6%, nhưng đây là kết quả của việc có thêm nhiều người Mỹ đi tìm việc làm.
Những dữ liệu này làm gia tăng kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm kết thúc chính sách nới lỏng định lượng (QE), chương trình hỗ trợ tăng trưởng của nước này. Trong mấy năm qua, chính sách này của FED là một nguồn động lực tăng giá chính của vàng.
“Đây là một phản xạ rất tự nhiên của giá vàng trước dữ liệu việc làm. Nhu cầu đối với vàng đang ở mức thấp do yếu tố mùa vụ, và dữ liệu việc làm tạo lý do để giới đầu tư bán vàng”, một nhà quản lý quỹ nhận định trên Reuters.
Tuần này, giá vàng còn chịu ảnh hưởng bất lợi khi Ấn Độ có những động thái tiếp theo nhằm hạn chế nhập khẩu vàng, theo đó kiểm soát thâm hụt cán cân vãng lai. Trong đó, Chính phủ Ấn tăng thuế nhập khẩu vàng thêm 1/3 và tuyên bố có thể áp dụng thêm biện pháp nếu cần thiết.
Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đêm qua bán ròng 0,6 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn 1.007,1 tấn. Trong tuần, quỹ này đã bán ròng tổng cộng 6,1 tấn vàng. Nếu tính từ đầu năm, quỹ này đã bán ròng khoảng 343 tấn vàng.
Cuối giờ sáng nay (8/6), giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội theo niêm yết của Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI là 40,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 40,77 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm tương ứng 120.000 đồng/lượng và 140.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SJC cùng thời điểm theo báo giá của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 40,45 triệu đồng/lượng và 40,75 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán, giảm 210.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm 140.000 đồng/lượng ở chiều bán.
Mức giảm của giá vàng trong nước sáng nay không thấm vào đâu so với mức giảm gần 2,1% vào đêm qua của giá vàng thế giới. Nếu giảm đúng theo giá thế giới, giá vàng trong nước sáng nay phải giảm khoảng 800.000 đồng/lượng.
Tuần này, giá vàng trong nước tiếp tục khẳng định xu hướng ổn định hơn giá vàng thế giới. Mỗi khi giá vàng thế giới tăng, giá vàng trong nước tăng chậm hơn. Tương tự, khi giá vàng thế giới giảm, giá trong nước cũng hạ ít hơn.
Do giá vàng thiếu “sóng”, giao dịch vàng miếng trên thị trường diễn ra kém sôi động. Cả lực mua và bán vàng đều được các doanh nghiệp kim hoàn lớn cho biết là ở mức thấp.
Trong khi đó, các phiên đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “chạy hàng”. Trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước tổ chức ba phiên đấu thầu vàng thì đều bán hết hoặc gần hết lượng vàng chào thầu là 1 tấn mỗi phiên.
Từ cuối tháng 3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức tổng cộng 28 phiên đấu thầu vàng miếng, bán ra tổng cộng 27,3 tấn vàng.
So với cuối tuần trước, giá vàng SJC bán ra hiện giảm 250.000 đồng/lượng. Mức giảm này của giá vàng SJC bằng mức tăng của cả hai tuần trước đó cộng lại.
Trong khi đó, giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 21.240-21.250 đồng (mua vào) và 21.270-21.280 đồng (bán ra), giá mua tăng 50 đồng, giá bán tăng 40 đồng so với sáng hôm qua.
Dùng tỷ giá này để quy đổi, giá vàng thế giới hiện tương đương 35,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ gần 5,3 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay tại New York giảm 0,3% trong tuần này. Phiên giảm giá mạnh vào ngày thứ Sáu đã xóa sạch thành quả tăng của những phiên trước đó.
Lúc đóng cửa phiên thứ Sáu, giá vàng giao ngay tại New York giảm 29,1 USD/oz, tương đương giảm khoảng 2,1%, chốt ở mức 1.385,6 USD/oz.
Phiên cuối tuần, vàng chịu áp lực giảm giá mạnh sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 5 khả quan hơn dự kiến. Báo cáo cho biết, trong tháng 5, Mỹ có thêm 175.000 việc làm, so với mức chỉ 149.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 của Mỹ tăng 0,1 điểm phần trăm lên 7,6%, nhưng đây là kết quả của việc có thêm nhiều người Mỹ đi tìm việc làm.
Những dữ liệu này làm gia tăng kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm kết thúc chính sách nới lỏng định lượng (QE), chương trình hỗ trợ tăng trưởng của nước này. Trong mấy năm qua, chính sách này của FED là một nguồn động lực tăng giá chính của vàng.
“Đây là một phản xạ rất tự nhiên của giá vàng trước dữ liệu việc làm. Nhu cầu đối với vàng đang ở mức thấp do yếu tố mùa vụ, và dữ liệu việc làm tạo lý do để giới đầu tư bán vàng”, một nhà quản lý quỹ nhận định trên Reuters.
Tuần này, giá vàng còn chịu ảnh hưởng bất lợi khi Ấn Độ có những động thái tiếp theo nhằm hạn chế nhập khẩu vàng, theo đó kiểm soát thâm hụt cán cân vãng lai. Trong đó, Chính phủ Ấn tăng thuế nhập khẩu vàng thêm 1/3 và tuyên bố có thể áp dụng thêm biện pháp nếu cần thiết.
Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đêm qua bán ròng 0,6 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn 1.007,1 tấn. Trong tuần, quỹ này đã bán ròng tổng cộng 6,1 tấn vàng. Nếu tính từ đầu năm, quỹ này đã bán ròng khoảng 343 tấn vàng.