Giá vàng thế giới rớt xuống đáy 4 năm rưỡi
Giới phân tích dự báo, với đà này, đồng USD mạnh sẽ còn kéo giá vàng về ngưỡng 1.000 USD/oz
Tiếp tục mất thêm hơn 2% trong phiên giao dịch đêm qua (5/11), giá vàng quốc tế về mức thấp nhất kể từ giữa năm 2010. Giới phân tích dự báo, với đà này, đồng USD mạnh sẽ còn kéo giá vàng về ngưỡng 1.000 USD/oz.
“Năm nay, mọi người đều nhận thấy vàng không còn là một kênh đầu tư hấp dẫn như trước kia nữa. Nguyên nhân là lạm phát tiếp tục ở mức thấp, trong khi kinh tế Mỹ dần hồi phục, mà đồng USD lại mạnh”, nhà phân tích Karim Cherif thuộc ngân hàng Credit Suisse nhận xét.
Lúc đóng cửa tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 28,2 USD/oz, tương đương giảm 2,4% so với phiên liền trước, còn 1.141 USD/oz. Tại bộ phận COMEX thuộc Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá vàng giao sau giảm 22 USD/oz, chốt ở 1.145,7 USD/oz.
Theo số liệu sơ bộ của Reuters, khối lượng giao dịch vàng trên sàn COMEX phiên này đạt khoảng 270.000 lô, tăng gần gấp đôi mức trung bình của 30 ngày.
Theo các nhà phân tích kỹ thuật, với việc giảm dưới ngưỡng hỗ trợ then chốt 1.150 USD/oz, giá vàng đang đối mặt nguy cơ rớt về 1.000 USD/oz và đây sẽ là một ngưỡng giá chủ chốt tiếp theo của vàng.
Nếu phản ánh hết mức giảm vào đêm qua của giá vàng quốc tế, giá vàng trong nước sáng nay phải giảm ít nhất 800.000 đồng/lượng so với sáng qua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong thời gian qua, giá vàng SJC thường xuyên tăng, giảm chậm hơn giá vàng quốc tế, và chênh lệch giữa giá vàng trong nước với thế giới thường xuyên bị kéo giãn rộng mỗi khi giá quốc tế giảm sâu.
Chỉ trong vòng 1 tuần trở lại đây, giá vàng quốc tế đã mất khoảng 100 USD/oz, tương đương mức giảm khoảng 2,6 triệu đồng/lượng, nhưng giá vàng trong nước mới chỉ giảm vài trăm nghìn đồng/lượng trong cùng khoảng thời gian.
Đợt giảm này của vàng quốc tế khiến nhiều người nhớ lại cú giảm chóng mặt 200 USD/oz chỉ trong vòng 2 ngày của vàng vào năm ngoái. Cú giảm đó đã mở đầu cho cuộc thoái vốn ồ ạt của giới đầu tư khỏi vàng sau 12 năm giá vàng liên tục tăng.
Hiện tại, đồng USD mạnh vẫn là nguồn áp lực giảm giá chính đối với vàng. Hôm qua, chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh, tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Đồng USD càng mạnh sau khi có tin lần đầu tiên trong 8 năm, đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Giới quan sát tin rằng, chiến thắng của đảng Cộng hòa sẽ có lợi cho các chính sách làm lợi cho các công ty làm ăn ở Mỹ.
Trong phiên giao dịch đêm qua, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục bán ròng 3 tấn vàng, giảm mức nắm giữ còn 735,8 tấn, thấp nhất trong 6 năm. Thời gian này, SPDR liên tục bán ròng vàng.
Chỉ trong hai phiên vừa qua, quỹ này xả khoảng 6,4 tấn vàng.
“Năm nay, mọi người đều nhận thấy vàng không còn là một kênh đầu tư hấp dẫn như trước kia nữa. Nguyên nhân là lạm phát tiếp tục ở mức thấp, trong khi kinh tế Mỹ dần hồi phục, mà đồng USD lại mạnh”, nhà phân tích Karim Cherif thuộc ngân hàng Credit Suisse nhận xét.
Lúc đóng cửa tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 28,2 USD/oz, tương đương giảm 2,4% so với phiên liền trước, còn 1.141 USD/oz. Tại bộ phận COMEX thuộc Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá vàng giao sau giảm 22 USD/oz, chốt ở 1.145,7 USD/oz.
Theo số liệu sơ bộ của Reuters, khối lượng giao dịch vàng trên sàn COMEX phiên này đạt khoảng 270.000 lô, tăng gần gấp đôi mức trung bình của 30 ngày.
Theo các nhà phân tích kỹ thuật, với việc giảm dưới ngưỡng hỗ trợ then chốt 1.150 USD/oz, giá vàng đang đối mặt nguy cơ rớt về 1.000 USD/oz và đây sẽ là một ngưỡng giá chủ chốt tiếp theo của vàng.
Nếu phản ánh hết mức giảm vào đêm qua của giá vàng quốc tế, giá vàng trong nước sáng nay phải giảm ít nhất 800.000 đồng/lượng so với sáng qua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong thời gian qua, giá vàng SJC thường xuyên tăng, giảm chậm hơn giá vàng quốc tế, và chênh lệch giữa giá vàng trong nước với thế giới thường xuyên bị kéo giãn rộng mỗi khi giá quốc tế giảm sâu.
Chỉ trong vòng 1 tuần trở lại đây, giá vàng quốc tế đã mất khoảng 100 USD/oz, tương đương mức giảm khoảng 2,6 triệu đồng/lượng, nhưng giá vàng trong nước mới chỉ giảm vài trăm nghìn đồng/lượng trong cùng khoảng thời gian.
Đợt giảm này của vàng quốc tế khiến nhiều người nhớ lại cú giảm chóng mặt 200 USD/oz chỉ trong vòng 2 ngày của vàng vào năm ngoái. Cú giảm đó đã mở đầu cho cuộc thoái vốn ồ ạt của giới đầu tư khỏi vàng sau 12 năm giá vàng liên tục tăng.
Hiện tại, đồng USD mạnh vẫn là nguồn áp lực giảm giá chính đối với vàng. Hôm qua, chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh, tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Đồng USD càng mạnh sau khi có tin lần đầu tiên trong 8 năm, đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Giới quan sát tin rằng, chiến thắng của đảng Cộng hòa sẽ có lợi cho các chính sách làm lợi cho các công ty làm ăn ở Mỹ.
Trong phiên giao dịch đêm qua, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục bán ròng 3 tấn vàng, giảm mức nắm giữ còn 735,8 tấn, thấp nhất trong 6 năm. Thời gian này, SPDR liên tục bán ròng vàng.
Chỉ trong hai phiên vừa qua, quỹ này xả khoảng 6,4 tấn vàng.