Giá vàng trong nước trượt mạnh theo thế giới
Giá vàng trong nước chiều nay sụt về 44,6 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới trượt sâu dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.700 USD/oz
Giá vàng trong nước chiều nay sụt về 44,6 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới trượt sâu dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.700 USD/oz.
Lúc hơn 16h chiều nay, giá vàng SJC tại Tp.HCM do Công ty SJC niêm yết còn 44,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,6 triệu đồng/lượng (bán ra). So với đầu giờ sáng, giá vàng SJC đã giảm 370.000 đồng/lượng ở chiều thu mua và 320.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Khoảng cách giữa giá mua và bán vàng được SJC nới rộng ra 250.000 đồng/lượng từ mức 200.000 đồng/lượng vào buổi sáng.
Giá vàng SJC tại Hà Nội được các doanh nghiệp lớn như Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 44,4 triệu đồng/lượng và 44,67 triệu đồng/lượng.
Vàng trong nước giảm giá nhanh vào đầu giờ chiều theo đà giảm của giá vàng tại London khi thị trường này mở cửa. Sau đó, giá vàng ổn định trở lại ở vùng thấp.
Hai thương hiệu “đại hạ giá” là vàng AAA và Rồng Thăng Long đã tụt sâu dưới mức giá 44 triệu đồng/lượng. Giá thu mua hai loại vàng này lúc hơn 16h chiều là 43,5-43,55 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra chỉ còn 43,85-43,9 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, nếu so với mức giảm của giá vàng thế giới, thì giá vàng trong nước giảm chưa tương xứng, khiến khoảng cách giá giữa hai thị trường bị kéo giãn. Cụ thể, lúc hơn 16h giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại London là 1.685,8 USD/oz, hạ 26,5 USD/oz, tương đương mức giảm 1,6% so với đóng cửa cuối tuần trước tại New York. Trước đó, giá vàng có thời điểm giảm 1,7%. Trong phiên sáng tại châu Á, vàng cũng có xu hướng chính là giảm giá, nhưng chỉ giảm nhẹ.
Nếu quy đổi theo giá USD tự do, giá vàng thế giới hiện tương đương 42,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ khoảng 1,7 triệu đồng/lượng. Từ tuần trước tới nay, xu hướng của giá vàng quốc tế là giảm mạnh, nhưng giá vàng trong nước giảm khá cầm chừng, dù nhu cầu mua vàng của người dân hiện không phải là mạnh. Trong vòng 4 ngày qua, vàng trong nước đã mất giá 600.000 đồng/lượng.
Theo hãng tin Reuters, vàng quốc tế giảm giá mạnh chiều nay là do lực bán tháo và những lo ngại của giới đầu tư về khả năng châu Âu không đủ sức chặn đứng cuộc khủng hoảng nợ công.
Thời điểm cuối năm đang tới gần, trong khi giới đầu tư chịu thua lỗ ở nhiều thị trường đang rất cần tiền mặt. Thực tế này thúc đẩy nhiều nhà đầu tư bán vàng để huy động thanh khoản, khiến giá vàng trở nên nhạy cảm hơn trước sự biến động của các kênh đầu tư khác. Chiều nay, đã có lúc vàng giao ngay mất giá hơn 10 USD/oz chỉ trong vòng 2 phút.
Cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần trước dường như không có tác dụng trấn an lâu dài đối với các nhà đầu tư. Sự thiếu vắng của một kế hoạch hành động cụ thể từ châu Âu khiến thị trường lo ngại nguy cơ tan rã của khối Eurozone sẽ sớm trở lại.
“Giới đầu tư vẫn lo ngại về tình hình kinh tế và cuộc khủng hoảng nợ của Eurozone, và vàng tiếp tục chịu áp lực giảm giá”, nhà giao dịch Peter Fung thuộc công ty Wing Fung Precious Metals ở Hồng Kông nhận xét.
Đồng USD tăng giá trở lại so với Euro càng gia tăng áp lực đẩy giá vàng xuống. Tỷ giá Euro/USD được giới phân tích dự báo còn giảm trong thời gian từ nay tới cuối năm. Lúc gần 17h chiều nay, tỷ giá này đứng ở mức dưới 1,33 USD/Euro, so với mức dưới 1,24 USD/Euro vào cuối tuần trước.
Theo giới phân tích, về mặt kỹ thuật, việc vàng xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.700 USD/oz đã thúc đẩy hoạt động báo tháo dừng lỗ của nhiều nhà đầu tư vàng quốc tế trong chiều nay. Vàng đang đứng trước khả năng tiếp tục giảm giá về 1.670 USD/oz.
“Nếu giá vàng giảm thêm, một đợt mất giá mới của kim loại quý này sẽ hình thành”, nhà phân tích Dominic Schnider thuộc công ty UBS Wealth Management ở Singapore nhận định với Reuters.
Vàng giảm giá đang thúc đẩy hoạt động gom mua của các khách hàng ở Trung Quốc. Thống kê mới nhất của Hồng Kông cho thấy, lượng vàng nhập khẩu từ vùng lãnh thổ này vào Trung Quốc đại lục trong tháng 10 vừa qua đã tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức kỷ lục 87,5 tấn.
Lúc hơn 16h chiều nay, giá vàng SJC tại Tp.HCM do Công ty SJC niêm yết còn 44,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,6 triệu đồng/lượng (bán ra). So với đầu giờ sáng, giá vàng SJC đã giảm 370.000 đồng/lượng ở chiều thu mua và 320.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Khoảng cách giữa giá mua và bán vàng được SJC nới rộng ra 250.000 đồng/lượng từ mức 200.000 đồng/lượng vào buổi sáng.
Giá vàng SJC tại Hà Nội được các doanh nghiệp lớn như Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 44,4 triệu đồng/lượng và 44,67 triệu đồng/lượng.
Vàng trong nước giảm giá nhanh vào đầu giờ chiều theo đà giảm của giá vàng tại London khi thị trường này mở cửa. Sau đó, giá vàng ổn định trở lại ở vùng thấp.
Hai thương hiệu “đại hạ giá” là vàng AAA và Rồng Thăng Long đã tụt sâu dưới mức giá 44 triệu đồng/lượng. Giá thu mua hai loại vàng này lúc hơn 16h chiều là 43,5-43,55 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra chỉ còn 43,85-43,9 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, nếu so với mức giảm của giá vàng thế giới, thì giá vàng trong nước giảm chưa tương xứng, khiến khoảng cách giá giữa hai thị trường bị kéo giãn. Cụ thể, lúc hơn 16h giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại London là 1.685,8 USD/oz, hạ 26,5 USD/oz, tương đương mức giảm 1,6% so với đóng cửa cuối tuần trước tại New York. Trước đó, giá vàng có thời điểm giảm 1,7%. Trong phiên sáng tại châu Á, vàng cũng có xu hướng chính là giảm giá, nhưng chỉ giảm nhẹ.
Nếu quy đổi theo giá USD tự do, giá vàng thế giới hiện tương đương 42,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ khoảng 1,7 triệu đồng/lượng. Từ tuần trước tới nay, xu hướng của giá vàng quốc tế là giảm mạnh, nhưng giá vàng trong nước giảm khá cầm chừng, dù nhu cầu mua vàng của người dân hiện không phải là mạnh. Trong vòng 4 ngày qua, vàng trong nước đã mất giá 600.000 đồng/lượng.
Theo hãng tin Reuters, vàng quốc tế giảm giá mạnh chiều nay là do lực bán tháo và những lo ngại của giới đầu tư về khả năng châu Âu không đủ sức chặn đứng cuộc khủng hoảng nợ công.
Thời điểm cuối năm đang tới gần, trong khi giới đầu tư chịu thua lỗ ở nhiều thị trường đang rất cần tiền mặt. Thực tế này thúc đẩy nhiều nhà đầu tư bán vàng để huy động thanh khoản, khiến giá vàng trở nên nhạy cảm hơn trước sự biến động của các kênh đầu tư khác. Chiều nay, đã có lúc vàng giao ngay mất giá hơn 10 USD/oz chỉ trong vòng 2 phút.
Cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần trước dường như không có tác dụng trấn an lâu dài đối với các nhà đầu tư. Sự thiếu vắng của một kế hoạch hành động cụ thể từ châu Âu khiến thị trường lo ngại nguy cơ tan rã của khối Eurozone sẽ sớm trở lại.
“Giới đầu tư vẫn lo ngại về tình hình kinh tế và cuộc khủng hoảng nợ của Eurozone, và vàng tiếp tục chịu áp lực giảm giá”, nhà giao dịch Peter Fung thuộc công ty Wing Fung Precious Metals ở Hồng Kông nhận xét.
Đồng USD tăng giá trở lại so với Euro càng gia tăng áp lực đẩy giá vàng xuống. Tỷ giá Euro/USD được giới phân tích dự báo còn giảm trong thời gian từ nay tới cuối năm. Lúc gần 17h chiều nay, tỷ giá này đứng ở mức dưới 1,33 USD/Euro, so với mức dưới 1,24 USD/Euro vào cuối tuần trước.
Theo giới phân tích, về mặt kỹ thuật, việc vàng xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.700 USD/oz đã thúc đẩy hoạt động báo tháo dừng lỗ của nhiều nhà đầu tư vàng quốc tế trong chiều nay. Vàng đang đứng trước khả năng tiếp tục giảm giá về 1.670 USD/oz.
“Nếu giá vàng giảm thêm, một đợt mất giá mới của kim loại quý này sẽ hình thành”, nhà phân tích Dominic Schnider thuộc công ty UBS Wealth Management ở Singapore nhận định với Reuters.
Vàng giảm giá đang thúc đẩy hoạt động gom mua của các khách hàng ở Trung Quốc. Thống kê mới nhất của Hồng Kông cho thấy, lượng vàng nhập khẩu từ vùng lãnh thổ này vào Trung Quốc đại lục trong tháng 10 vừa qua đã tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức kỷ lục 87,5 tấn.