Giá vàng tuần tới có thể đuối sức
Phiên giảm giá vào ngày thứ Sáu đã khép lại một tuần xuống giá của vàng
Khả năng vượt qua mốc 1.800 USD/oz của giá vàng thế giới trong tuần tới hầu như là không có bởi thị trường đang thiếu chất xúc tác. Giới quan sát cho rằng, giá vàng có thể sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm hoặc “lình xình” như trong tuần này.
Phiên giảm giá vào ngày thứ Sáu đã khép lại một tuần xuống giá của vàng. Trong phiên này, giá vàng giao tháng 12 tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) dừng ở mức 1.759,7 USD/oz, hạ 1,2% trong tuần.
Trong cuộc thăm dò dự báo giá vàng tuần tới do trang Kitco News thực hiện, tỷ lệ số ý kiến dự báo giá tăng đã giảm nhiều so với những tuần trước. Trong số 21 ý kiến phản hồi, có 10 người nhận định giá tăng, 9 người cho rằng giá sẽ giảm, và 2 người dự báo giá đi ngang. Tham gia vào cuộc thăm dò hàng tuần này như thường lệ là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch hàng hóa giao sau, nhà quản lý quỹ, và chuyên gia phân tích kỹ thuật.
“Giá vàng ở thời điểm hiện tại rõ ràng đang thiếu xung lực cần thiết để tăng cao hơn. Cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Eurozone vẫn chưa leo thang, trong khi rủi ro về nguồn cung do đình công tại các mỏ vàng ở Nam Phi thời gian gần đây đã được phản ánh vào giá”, các nhà phân tích thuộc ngân hàng Commerzbank nhận xét.
Các chuyên gia này cũng lưu ý rằng, sau khi gom mua mạnh vàng trong thời gian gần đây, lực mua vàng từ các quỹ tín thác (ETF) trong đó có quỹ SPDR Gold Trust đã chững lại, và các quỹ này đang giữ quan điểm “chờ xem thế nào”. “Bởi vậy, có một khả năng gia tăng là các nhà đầu tư tài chính thiên về ngắn hạn đang bắt đầu hiện thực hóa lợi nhuận đối với vàng, và điều này sẽ gây áp lực đối với giá vàng”, Commerzbank nhận định.
Tuần này, quỹ SPDR mua ròng vàng tuần thứ 11 liên tục. Hiện quỹ này đang nắm khối lượng vàng kỷ lục 1.340,5 tấn, tăng 7,1 tấn so với cuối tuần trước. Tuy nhiên, trong mấy phiên gần nhất khi giá vàng giảm liên tục, SPDR đã “nằm im” không mua bán gì.
Mặc dù vây, các nhà phân tích của ngân hàng này cho biết, họ không tin là giá vàng sẽ giảm mạnh, bởi vì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng.
Ông Bob Haberkon, nhà môi giới hàng hóa cấp cao thuộc công ty RJO Futures, là một trong số những nhà dự báo cho rằng giá vàng sẽ đi ngang trong tuần tới, duy trì biên độ hiện tại trong vùng 1.760-1.780 uSDS/oz. “Tôi cho là giá vàng sẽ có diễn biến “lình xình” gần tương tự như trong tuần này. Tôi chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở châu Âu”, ông Haberkon phát biểu.
Cũng theo ông Haberkon, giá vàng nói chung có thể sẽ “im ắng” trong mấy tuần tới, khi mà thị trường chờ nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào đầu tháng 11. “Sau cuộc bầu cử, thị trường sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề ‘vực thẳm ngân sách’ và trần nợ công của Mỹ. Và đó có thể sẽ là một thời gian thuận lợi cho giá vàng”, ông Haberkon nói.
Vực thẳm ngân sách” chỉ tình trạng xảy ra khi việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu đồng loạt tự động có hiệu lực từ đầu năm sau, gây áp lực cho tăng trưởng kinh tế. Khi đó, kinh tế Mỹ có thể bị sốc, đòi hỏi FED phải in thêm tiền để hỗ trợ.
Bà Edel Tully, chiến lược gia kim loại quý thuộc ngân hàng Thụy Sỹ UBS, thì cho rằng, lực mua đầu cơ và hoạt động của các quỹ ETF vàng đã hỗ trợ giá vàng ở ngưỡng hiện tại. Tuy nhiên, bà đang dành sự chú ý cho nhu cầu vàng vật chất nhìn chung đang yếu giữa lúc giá vàng tăng cao gần mức kỷ lục nếu tính bằng đồng tiền của hầu hết các nền kinh tế mới nổi.
“Xu hướng tỷ giá đồng tiền của các thị trường mới nổi so với đồng USD bởi thế sẽ là một nhân tố quan trọng đối với nhu cầu vàng”, bà Tully phát biểu. Chiến lược gia này lưu ý rằng, sự mạnh lên của đồng Rupee trong thời gian gần đây đã giúp khôi phục ít nhiều hoạt động mua vàng vật chất ở Ấn Độ.
“Đông Rupee đang mạnh lên đúng lúc cho vàng, bởi mùa cưới ở Ấn Độ cao điểm từ cuối tháng 10, tiếp theo là lễ hội Diwali từ ngày 13/11. Miễn là đồng Rupee không giảm giá mạnh, nhu cầu vàng trên thị trường thế giới sẽ còn tăng cao hơn trong những tuần tới”, bà Tully nói. Tuy nhiên, bà Tully cũng cho rằng, mức tăng nhu cầu như vậy khó có thể bù đắp được mức nhu cầu vàng vật chất ảm đạm hồi đầu năm nay.
Theo quan điểm của bà Tully, giá vàng có thể tăng cao hơn, nhưng bà cũng đưa ra một số nhân tố có thể tạo áp lực giảm giá mạnh đối với giá vàng trong quý cuối năm này, bao gồm khả năng bứt phát của thị trường chứng khoán, đồng Euro yếu, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, số liệu kinh tế Mỹ cải thiện, và một giải pháp nào đó cho ‘vực thẳm ngân sách’ Mỹ.
Vào đầu tuần tới, các nhà quan sát thị trường cho rằng, các dữ liệu về kinh tế Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng nhiều tới giá vàng. Trong hai ngày cuối tuần này, Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu thương mại tháng 9, cùng con số về lạm phát.
Trong các số liệu về kinh tế Mỹ được công bố trong tuần tới, thì thị trường sẽ quan tâm nhiều tới doanh thu bán lẻ để xác định xem liệu đây có phải là một con số tích cực hơn mong đợi. Tuần qua, một số thống kê tích cực về kinh tế Mỹ như dữ liệu thất nghiệp và niềm tin người tiêu dùng đã làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ kéo dài chính sách nới lỏng, theo đó tạo áp lực giảm giá cho vàng.
Phiên giảm giá vào ngày thứ Sáu đã khép lại một tuần xuống giá của vàng. Trong phiên này, giá vàng giao tháng 12 tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) dừng ở mức 1.759,7 USD/oz, hạ 1,2% trong tuần.
Trong cuộc thăm dò dự báo giá vàng tuần tới do trang Kitco News thực hiện, tỷ lệ số ý kiến dự báo giá tăng đã giảm nhiều so với những tuần trước. Trong số 21 ý kiến phản hồi, có 10 người nhận định giá tăng, 9 người cho rằng giá sẽ giảm, và 2 người dự báo giá đi ngang. Tham gia vào cuộc thăm dò hàng tuần này như thường lệ là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch hàng hóa giao sau, nhà quản lý quỹ, và chuyên gia phân tích kỹ thuật.
“Giá vàng ở thời điểm hiện tại rõ ràng đang thiếu xung lực cần thiết để tăng cao hơn. Cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Eurozone vẫn chưa leo thang, trong khi rủi ro về nguồn cung do đình công tại các mỏ vàng ở Nam Phi thời gian gần đây đã được phản ánh vào giá”, các nhà phân tích thuộc ngân hàng Commerzbank nhận xét.
Giá vàng ở thời điểm hiện tại rõ ràng đang thiếu xung lực cần thiết để tăng cao hơn. Ngân hàng Commerzbank
Các chuyên gia này cũng lưu ý rằng, sau khi gom mua mạnh vàng trong thời gian gần đây, lực mua vàng từ các quỹ tín thác (ETF) trong đó có quỹ SPDR Gold Trust đã chững lại, và các quỹ này đang giữ quan điểm “chờ xem thế nào”. “Bởi vậy, có một khả năng gia tăng là các nhà đầu tư tài chính thiên về ngắn hạn đang bắt đầu hiện thực hóa lợi nhuận đối với vàng, và điều này sẽ gây áp lực đối với giá vàng”, Commerzbank nhận định.
Tuần này, quỹ SPDR mua ròng vàng tuần thứ 11 liên tục. Hiện quỹ này đang nắm khối lượng vàng kỷ lục 1.340,5 tấn, tăng 7,1 tấn so với cuối tuần trước. Tuy nhiên, trong mấy phiên gần nhất khi giá vàng giảm liên tục, SPDR đã “nằm im” không mua bán gì.
Mặc dù vây, các nhà phân tích của ngân hàng này cho biết, họ không tin là giá vàng sẽ giảm mạnh, bởi vì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng.
Ông Bob Haberkon, nhà môi giới hàng hóa cấp cao thuộc công ty RJO Futures, là một trong số những nhà dự báo cho rằng giá vàng sẽ đi ngang trong tuần tới, duy trì biên độ hiện tại trong vùng 1.760-1.780 uSDS/oz. “Tôi cho là giá vàng sẽ có diễn biến “lình xình” gần tương tự như trong tuần này. Tôi chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở châu Âu”, ông Haberkon phát biểu.
Cũng theo ông Haberkon, giá vàng nói chung có thể sẽ “im ắng” trong mấy tuần tới, khi mà thị trường chờ nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào đầu tháng 11. “Sau cuộc bầu cử, thị trường sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề ‘vực thẳm ngân sách’ và trần nợ công của Mỹ. Và đó có thể sẽ là một thời gian thuận lợi cho giá vàng”, ông Haberkon nói.
Vực thẳm ngân sách” chỉ tình trạng xảy ra khi việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu đồng loạt tự động có hiệu lực từ đầu năm sau, gây áp lực cho tăng trưởng kinh tế. Khi đó, kinh tế Mỹ có thể bị sốc, đòi hỏi FED phải in thêm tiền để hỗ trợ.
Bà Edel Tully, chiến lược gia kim loại quý thuộc ngân hàng Thụy Sỹ UBS, thì cho rằng, lực mua đầu cơ và hoạt động của các quỹ ETF vàng đã hỗ trợ giá vàng ở ngưỡng hiện tại. Tuy nhiên, bà đang dành sự chú ý cho nhu cầu vàng vật chất nhìn chung đang yếu giữa lúc giá vàng tăng cao gần mức kỷ lục nếu tính bằng đồng tiền của hầu hết các nền kinh tế mới nổi.
“Xu hướng tỷ giá đồng tiền của các thị trường mới nổi so với đồng USD bởi thế sẽ là một nhân tố quan trọng đối với nhu cầu vàng”, bà Tully phát biểu. Chiến lược gia này lưu ý rằng, sự mạnh lên của đồng Rupee trong thời gian gần đây đã giúp khôi phục ít nhiều hoạt động mua vàng vật chất ở Ấn Độ.
“Đông Rupee đang mạnh lên đúng lúc cho vàng, bởi mùa cưới ở Ấn Độ cao điểm từ cuối tháng 10, tiếp theo là lễ hội Diwali từ ngày 13/11. Miễn là đồng Rupee không giảm giá mạnh, nhu cầu vàng trên thị trường thế giới sẽ còn tăng cao hơn trong những tuần tới”, bà Tully nói. Tuy nhiên, bà Tully cũng cho rằng, mức tăng nhu cầu như vậy khó có thể bù đắp được mức nhu cầu vàng vật chất ảm đạm hồi đầu năm nay.
Sau cuộc bầu cử, thị trường sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề ‘vực thẳm ngân sách’ và trần nợ công của Mỹ. Và đó có thể sẽ là một thời gian thuận lợi cho giá vàng. Bob Haberkon, nhà môi giới hàng hóa cấp cao thuộc công ty RJO Futures
Theo quan điểm của bà Tully, giá vàng có thể tăng cao hơn, nhưng bà cũng đưa ra một số nhân tố có thể tạo áp lực giảm giá mạnh đối với giá vàng trong quý cuối năm này, bao gồm khả năng bứt phát của thị trường chứng khoán, đồng Euro yếu, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, số liệu kinh tế Mỹ cải thiện, và một giải pháp nào đó cho ‘vực thẳm ngân sách’ Mỹ.
Vào đầu tuần tới, các nhà quan sát thị trường cho rằng, các dữ liệu về kinh tế Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng nhiều tới giá vàng. Trong hai ngày cuối tuần này, Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu thương mại tháng 9, cùng con số về lạm phát.
Trong các số liệu về kinh tế Mỹ được công bố trong tuần tới, thì thị trường sẽ quan tâm nhiều tới doanh thu bán lẻ để xác định xem liệu đây có phải là một con số tích cực hơn mong đợi. Tuần qua, một số thống kê tích cực về kinh tế Mỹ như dữ liệu thất nghiệp và niềm tin người tiêu dùng đã làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ kéo dài chính sách nới lỏng, theo đó tạo áp lực giảm giá cho vàng.