Giá vàng, USD biến động: “Có sự ứng xử hơi thái quá”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Viết Ngoạn trao đổi với VnEconomy về những biến động trên thị trường vàng, ngoại tệ
Chiều nay (9/11), ông Vũ Viết Ngoạn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh những biến động trên thị trường vàng, ngoại tệ hiện nay.
Những ngày qua thị trường vàng và giá USD trên thị trường tự do liên tục biến động mạnh và leo thang. Ông nhìn nhận như thế nào về những diễn biến này?
Vàng và ngoại tệ diễn biến hết sức phức tạp, lúc lên lúc giảm và chiều hướng liên tục tăng cao. Giá vàng trong nước liên thông với quốc tế nên tất nhiên ảnh hưởng, nhưng có thêm đặc điểm là người dân lâu nay tích trữ vàng và USD khá là nhiều, nên giá vàng tăng cao tác động tâm lý của dân là hết sức lớn. Có yếu tố đầu cơ trong mua bán vì khối lượng lưu thông khá nhiều. Một số nhà kinh doanh tranh thủ tạo yếu tố tâm lý để đẩy giá lên, nên có lúc giá trong nước còn tăng cao hơn thế giới.
Giá hàng hóa trong nước theo đó cũng bị ảnh hưởng, giá rau, giá thịt... người bán hàng ở chợ cũng tự tăng lên. Đấy là do yếu tố tâm lý rất lớn. Nhưng cũng phải thừa nhận thêm là có yếu tố không may nữa, vì kinh tế nội tại vào thời điểm này có nhập siêu tích lũy khá lâu, cân đối ngoại tệ liên ngân hàng cũng căng thẳng. Hai yếu tố đó cộng hưởng, làm cho tâm lý của dân càng bị đẩy lên nữa.
Từ góc nhìn của ông, đâu có thể là những giải pháp can thiệp?
Cùng lúc, nên có hai yếu tố đảm bảo đồng bộ. Thứ nhất, phải có chính sách cân đối ngoại tệ trên thị trường chính thức liên ngân hàng; thời gian qua cầu ngoại tệ đang lớn nên cần phải đáp ứng. Hai là, phải có biện pháp giảm bớt sức ép mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường để dân tin vào giá đồng Việt Nam, tạo ra lợi ích kinh tế, như chênh lệch lãi suất hợp lý để dân tin, không chuyển VND sang ngoại tệ.
Cần tuyên truyền để người dân tin vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Giá vàng trên thế giới là cái tách biệt với hàng hóa khác, nó chỉ ảnh hưởng một phần nào đó, chỉ tác động đến ai tích trữ vàng thôi, còn hàng hóa khác nhất là hàng hóa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của dân thì không ảnh hưởng nhiều, nên cần có thông tin tuyên truyền bên cạnh giải pháp kinh tế. Các cơ quan cũng cần đưa thông tin đến cho dân, để người dân hiểu vào điều đó.
Đó là, kinh tế vĩ mô tuy có tiềm ẩn một số bất ổn nhưng ở mức độ vừa phải và không có gì căng thẳng. Nhà nước đang có hướng điều chỉnh, tập trung để kiểm soát lạm phát, không phá giá đồng tiền Việt Nam, ổn định giá trị đồng tiền chứ không như nhiều người lo là phá giá.
Nhiều người cho rằng lạm phát tăng cao, nên lo tích trữ, đầu cơ. Ứng xử như thế không có lợi cho nền kinh tế, cho xã hội và cho chính bản thân họ. Cần phải hiểu rõ là chính sách Nhà nước tập trung cho sự ổn định, chứ không có sự thay đổi.
Tôi hoàn toàn ủng hộ các chính sách của Chính phủ vừa qua. Đó là tạo ra chênh lệch lãi suất hợp lý, tăng cung ngoại tệ, cho nhập khẩu vàng để điều hòa, cân bằng giá trong và ngoài nước, đảm bảo ổn định; một số biện pháp để hạn chế cung tiền trong nền kinh tế, giảm sức ép lạm phát, duy trì lãi suất đồng Việt Nam ở mức hợp lý… Các giải pháp đó đúng, hợp lý và cần thiết.
Chính sách đúng, cần thiết nhưng tại sao thị trường vẫn diễn biến bất thường, phải chăng người dân chưa hiểu rõ?
Chỉ có cho nhập khẩu vàng thì mới tác động đến dân vì cửa hàng vàng điều chỉnh, còn chính sách vĩ mô thì doanh nghiệp và các nhà chuyên môn mới hiểu, chứ người dân thì không hẳn ai cũng hiểu rõ, nên họ có tâm lý đầu cơ không hợp lý, không có lợi cho chính họ. Vì yếu tố tâm lý nên ứng xử của nhiều người dân hơi thái quá so với mức bình thường.
Ông nhìn nhận thế nào về những quan ngại lạm phát có khả năng tăng cao hiện nay và những tháng tới?
Chính phủ đã tuyên bố dùng mọi biện pháp để kiểm soát lạm phát dưới mức một con số. Quan trọng là thái độ ứng xử của dân, chính người dân sẽ góp phần giảm sức ép lạm phát nếu giảm đầu cơ. Nếu người dân hoang mang quá mà không tin vào diễn tiến và bản chất của nền kinh tế trong và ngoài nước mà cứ tiếp tục đầu cơ thì giá cả sẽ bị đẩy lên cao và không có lợi.
Những ngày qua thị trường vàng và giá USD trên thị trường tự do liên tục biến động mạnh và leo thang. Ông nhìn nhận như thế nào về những diễn biến này?
Vàng và ngoại tệ diễn biến hết sức phức tạp, lúc lên lúc giảm và chiều hướng liên tục tăng cao. Giá vàng trong nước liên thông với quốc tế nên tất nhiên ảnh hưởng, nhưng có thêm đặc điểm là người dân lâu nay tích trữ vàng và USD khá là nhiều, nên giá vàng tăng cao tác động tâm lý của dân là hết sức lớn. Có yếu tố đầu cơ trong mua bán vì khối lượng lưu thông khá nhiều. Một số nhà kinh doanh tranh thủ tạo yếu tố tâm lý để đẩy giá lên, nên có lúc giá trong nước còn tăng cao hơn thế giới.
Giá hàng hóa trong nước theo đó cũng bị ảnh hưởng, giá rau, giá thịt... người bán hàng ở chợ cũng tự tăng lên. Đấy là do yếu tố tâm lý rất lớn. Nhưng cũng phải thừa nhận thêm là có yếu tố không may nữa, vì kinh tế nội tại vào thời điểm này có nhập siêu tích lũy khá lâu, cân đối ngoại tệ liên ngân hàng cũng căng thẳng. Hai yếu tố đó cộng hưởng, làm cho tâm lý của dân càng bị đẩy lên nữa.
Từ góc nhìn của ông, đâu có thể là những giải pháp can thiệp?
Cùng lúc, nên có hai yếu tố đảm bảo đồng bộ. Thứ nhất, phải có chính sách cân đối ngoại tệ trên thị trường chính thức liên ngân hàng; thời gian qua cầu ngoại tệ đang lớn nên cần phải đáp ứng. Hai là, phải có biện pháp giảm bớt sức ép mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường để dân tin vào giá đồng Việt Nam, tạo ra lợi ích kinh tế, như chênh lệch lãi suất hợp lý để dân tin, không chuyển VND sang ngoại tệ.
Cần tuyên truyền để người dân tin vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Giá vàng trên thế giới là cái tách biệt với hàng hóa khác, nó chỉ ảnh hưởng một phần nào đó, chỉ tác động đến ai tích trữ vàng thôi, còn hàng hóa khác nhất là hàng hóa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của dân thì không ảnh hưởng nhiều, nên cần có thông tin tuyên truyền bên cạnh giải pháp kinh tế. Các cơ quan cũng cần đưa thông tin đến cho dân, để người dân hiểu vào điều đó.
Đó là, kinh tế vĩ mô tuy có tiềm ẩn một số bất ổn nhưng ở mức độ vừa phải và không có gì căng thẳng. Nhà nước đang có hướng điều chỉnh, tập trung để kiểm soát lạm phát, không phá giá đồng tiền Việt Nam, ổn định giá trị đồng tiền chứ không như nhiều người lo là phá giá.
Nhiều người cho rằng lạm phát tăng cao, nên lo tích trữ, đầu cơ. Ứng xử như thế không có lợi cho nền kinh tế, cho xã hội và cho chính bản thân họ. Cần phải hiểu rõ là chính sách Nhà nước tập trung cho sự ổn định, chứ không có sự thay đổi.
Tôi hoàn toàn ủng hộ các chính sách của Chính phủ vừa qua. Đó là tạo ra chênh lệch lãi suất hợp lý, tăng cung ngoại tệ, cho nhập khẩu vàng để điều hòa, cân bằng giá trong và ngoài nước, đảm bảo ổn định; một số biện pháp để hạn chế cung tiền trong nền kinh tế, giảm sức ép lạm phát, duy trì lãi suất đồng Việt Nam ở mức hợp lý… Các giải pháp đó đúng, hợp lý và cần thiết.
Chính sách đúng, cần thiết nhưng tại sao thị trường vẫn diễn biến bất thường, phải chăng người dân chưa hiểu rõ?
Chỉ có cho nhập khẩu vàng thì mới tác động đến dân vì cửa hàng vàng điều chỉnh, còn chính sách vĩ mô thì doanh nghiệp và các nhà chuyên môn mới hiểu, chứ người dân thì không hẳn ai cũng hiểu rõ, nên họ có tâm lý đầu cơ không hợp lý, không có lợi cho chính họ. Vì yếu tố tâm lý nên ứng xử của nhiều người dân hơi thái quá so với mức bình thường.
Ông nhìn nhận thế nào về những quan ngại lạm phát có khả năng tăng cao hiện nay và những tháng tới?
Chính phủ đã tuyên bố dùng mọi biện pháp để kiểm soát lạm phát dưới mức một con số. Quan trọng là thái độ ứng xử của dân, chính người dân sẽ góp phần giảm sức ép lạm phát nếu giảm đầu cơ. Nếu người dân hoang mang quá mà không tin vào diễn tiến và bản chất của nền kinh tế trong và ngoài nước mà cứ tiếp tục đầu cơ thì giá cả sẽ bị đẩy lên cao và không có lợi.