Giá xăng, dầu không ngừng leo dốc
Thị trường xăng, dầu quốc tế tăng mạnh trong phiên đầu tuần, sau khi Đức và Pháp cam kết làm mọi thứ hỗ trợ các ngân hàng châu Âu
Thị trường xăng, dầu quốc tế tăng mạnh trong phiên đầu tuần, sau khi Đức và Pháp cam kết làm tất cả mọi thứ để hỗ trợ các ngân hàng châu Âu, đã giúp xoa dịu những lo lắng của thị trường về cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực.
Kết thúc phiên đêm qua (10/10), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 2,43 USD, tương ứng 2,9%, lên chốt ở mức 85,41 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Mức giá cao nhất trong ngày của dầu loại này là 86,09 USD/thùng.
Trước đó, đóng cửa phiên giao dịch châu Á chiều 10/10, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11 tăng 73 xu lên 83,71 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2011 tăng 14 xu lên 106,02 USD/thùng.
Đà tăng mạnh lần này chủ yếu xuất phát từ cam kết hồi cuối tuần trước giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy về việc cần thiết phải tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngân hàng châu Âu đang chịu nhiều tác động.
Thủ tướng Đức tuyên bố, lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu quyết định sẽ làm tất cả mọi thứ cần thiết để đảm bảo tái vốn hóa các ngân hàng. Hai nhà lãnh đạo cũng cho biết, một gói biện pháp sẽ được công bố vào cuối tháng này.
Động thái mới nhất từ châu Âu đã giúp đồng Euro tăng mạnh và nhấn chìm đồng bạc xanh của Mỹ. Phiên đêm qua, đồng Euro tăng lên 1,3649 USD, từ mức 1,3401 USD chốt phiên cuối tuần trước. Chỉ số đồng USD giảm xuống còn 77,549 điểm.
Richard Hasting, chiến lược gia vĩ mô của hãng chứng khoán Global Hunter, cho biết, mức giảm mạnh của của đồng USD đã thổi sức sống vào rất nhiều hàng hóa, khiến giá dầu tiếp tục tăng mạnh.
Thêm vào đó, cũng có rất nhiều yếu tố khác đang hỗ trợ giá dầu, như số liệu việc làm ở Mỹ, nhiều bằng chứng cho thấy việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 3 tăng trưởng tốt hơn, từ đó cải thiện đánh giá nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Theo chuyên gia Hasting, trong tương lai gần, giá dầu thô sẽ giao dịch trong khoảng từ 82 tới 86 USD/thùng.
Cũng liên quan tới dầu thô, cuối tuần trước, Giám đốc điều hành Công ty dầu khí Saudi Arabia, Khalid Ad Falih, cho biết nước ông khó có khả năng theo đuổi kế hoạch nâng sản lượng dầu lên 15 triệu thùng mỗi ngày.
Hôm qua, hãng Platts báo cáo rằng, theo kết quả điều tra của hãng, sản lượng dầu từ các nước thành viên Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 130.000 thùng/ngày xuống còn 30 triệu thùng/ngày trong tháng 9 vừa qua.
Diễn biến tương tự như thị trường dầu thô, giá xăng giao tháng 11 tăng 5 xu, tương ứng 1,8%, lên 2,7 USD/gallon. Dầu sưởi giao tháng 11 tăng 5 xu, tương ứng 1,6%, lên 2,9 USD/gallon. Một gallon tương đương 3,78 lít.
Kết thúc phiên đêm qua (10/10), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 2,43 USD, tương ứng 2,9%, lên chốt ở mức 85,41 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Mức giá cao nhất trong ngày của dầu loại này là 86,09 USD/thùng.
Trước đó, đóng cửa phiên giao dịch châu Á chiều 10/10, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11 tăng 73 xu lên 83,71 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2011 tăng 14 xu lên 106,02 USD/thùng.
Đà tăng mạnh lần này chủ yếu xuất phát từ cam kết hồi cuối tuần trước giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy về việc cần thiết phải tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngân hàng châu Âu đang chịu nhiều tác động.
Thủ tướng Đức tuyên bố, lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu quyết định sẽ làm tất cả mọi thứ cần thiết để đảm bảo tái vốn hóa các ngân hàng. Hai nhà lãnh đạo cũng cho biết, một gói biện pháp sẽ được công bố vào cuối tháng này.
Động thái mới nhất từ châu Âu đã giúp đồng Euro tăng mạnh và nhấn chìm đồng bạc xanh của Mỹ. Phiên đêm qua, đồng Euro tăng lên 1,3649 USD, từ mức 1,3401 USD chốt phiên cuối tuần trước. Chỉ số đồng USD giảm xuống còn 77,549 điểm.
Richard Hasting, chiến lược gia vĩ mô của hãng chứng khoán Global Hunter, cho biết, mức giảm mạnh của của đồng USD đã thổi sức sống vào rất nhiều hàng hóa, khiến giá dầu tiếp tục tăng mạnh.
Thêm vào đó, cũng có rất nhiều yếu tố khác đang hỗ trợ giá dầu, như số liệu việc làm ở Mỹ, nhiều bằng chứng cho thấy việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 3 tăng trưởng tốt hơn, từ đó cải thiện đánh giá nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Theo chuyên gia Hasting, trong tương lai gần, giá dầu thô sẽ giao dịch trong khoảng từ 82 tới 86 USD/thùng.
Cũng liên quan tới dầu thô, cuối tuần trước, Giám đốc điều hành Công ty dầu khí Saudi Arabia, Khalid Ad Falih, cho biết nước ông khó có khả năng theo đuổi kế hoạch nâng sản lượng dầu lên 15 triệu thùng mỗi ngày.
Hôm qua, hãng Platts báo cáo rằng, theo kết quả điều tra của hãng, sản lượng dầu từ các nước thành viên Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 130.000 thùng/ngày xuống còn 30 triệu thùng/ngày trong tháng 9 vừa qua.
Diễn biến tương tự như thị trường dầu thô, giá xăng giao tháng 11 tăng 5 xu, tương ứng 1,8%, lên 2,7 USD/gallon. Dầu sưởi giao tháng 11 tăng 5 xu, tương ứng 1,6%, lên 2,9 USD/gallon. Một gallon tương đương 3,78 lít.