Giá xăng, dầu quốc tế tiếp đà tăng dữ dội
Đêm qua (6/10), giá mặt hàng dầu thô quốc tế tăng tiếp 3,7% trong khi giá xăng vọt lên trên 4%
Tiếp tục đà tăng mạnh trong phiên giao dịch liền trước, đêm qua (6/10), giá dầu thô ngọt, nhẹ loại hợp đồng giao sau tiếp tục nhảy thêm 3,7%, giá xăng cũng tăng hơn 4%. Thông tin việc làm ở Mỹ đang là nguyên nhân chính chi phối diễn biến của thị trường này.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 2,91 USD, tương ứng 3,7%, lên mức 82,59 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức đóng cửa cao nhất của giá dầu loại này kể từ hôm 27/9 tới nay.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 5/9, giá dầu kỳ hạn đã tăng tới 5,3%. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã khiến đà tăng bị chững lại và thoái lui trong phiên giao dịch châu Á. Cụ thể, chiều qua, trên sàn Singapore, giá dầu xuống mức 79,59 USD/thùng.
Nguyên nhân chính giúp giá dầu quay đầu tăng giá trở lại trong phiên đêm qua, là thông tin từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong tuần qua tăng thấp hơn dự báo và báo cáo về việc sụt giảm lượng cung xăng, dầu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ được đưa ra trước đó một ngày.
Việc Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet tuyên bố rằng, cơ quan này sẽ nối lại chương trình mua trái phiếu và tái cấp vốn giá rẻ dài hạn cho các ngân hàng trong khu vực đang khát tiền, cũng đã góp phần cải thiện niềm tin của giới đầu cơ dầu về triển vọng tiêu thụ năng lượng.
Một lý do khác cũng giúp giá dầu được nâng lên là việc đồng USD suy yếu. Phiên giao dịch đêm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã giảm từ mức 78,968 điểm ở phiên 5/10 xuống còn 78,629 điểm. USD giảm giá sẽ hỗ trợ tốt cho các mặt hàng được tính bằng đồng tiền này.
Thị trường biến động trong khoảng giá từ thấp nhất 79,08 USD/thùng cho tới cao nhất là 82,90 USD/thùng. Tuy nhiên, theo Darin Newsom, chuyên gia phân tích cao cấp của hãng Telvent DTN, triển vọng kinh tế không sáng sủa vẫn có khả năng khiến giá dầu rơi vào thế phòng ngự.
Sanjeev Gupta, một trong những cán bộ lãnh đạo công ty Ernst and Young nhận định, giá dầu thô tuần trước giảm mạnh chủ yếu do thị trường ngày càng mất niềm tin vào các nền kinh tế của châu Âu và Mỹ.
Còn theo Victor Shum, chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz, không phải lúc nào giá dầu cũng biến động theo những diễn tiến trên các thị trường chứng khoán, phong vũ biểu của nền kinh tế.
Giữa lúc triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn đầy bất ổn và cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực sử dụng đồng Euro chưa có hồi kết, không có gì là bất thường khi một số nhà đầu tư muốn rút vốn khỏi thị trường dầu mỏ nhân lúc giá lên mạnh.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, đêm qua, giá xăng hợp đồng tháng 11 bật mạnh 12 xu, tương ứng 4,6%, lên 2,67 USD/gallon. Dầu sưởi cùng kỳ hạn tăng 8 xu, tương ứng 3%, lên 2,86 USD/gallon. Đây đều là những mức chốt ngày cao nhất của xăng và dầu sưởi kể từ ngày 27/9.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 2,91 USD, tương ứng 3,7%, lên mức 82,59 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức đóng cửa cao nhất của giá dầu loại này kể từ hôm 27/9 tới nay.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 5/9, giá dầu kỳ hạn đã tăng tới 5,3%. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã khiến đà tăng bị chững lại và thoái lui trong phiên giao dịch châu Á. Cụ thể, chiều qua, trên sàn Singapore, giá dầu xuống mức 79,59 USD/thùng.
Nguyên nhân chính giúp giá dầu quay đầu tăng giá trở lại trong phiên đêm qua, là thông tin từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong tuần qua tăng thấp hơn dự báo và báo cáo về việc sụt giảm lượng cung xăng, dầu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ được đưa ra trước đó một ngày.
Việc Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet tuyên bố rằng, cơ quan này sẽ nối lại chương trình mua trái phiếu và tái cấp vốn giá rẻ dài hạn cho các ngân hàng trong khu vực đang khát tiền, cũng đã góp phần cải thiện niềm tin của giới đầu cơ dầu về triển vọng tiêu thụ năng lượng.
Một lý do khác cũng giúp giá dầu được nâng lên là việc đồng USD suy yếu. Phiên giao dịch đêm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã giảm từ mức 78,968 điểm ở phiên 5/10 xuống còn 78,629 điểm. USD giảm giá sẽ hỗ trợ tốt cho các mặt hàng được tính bằng đồng tiền này.
Thị trường biến động trong khoảng giá từ thấp nhất 79,08 USD/thùng cho tới cao nhất là 82,90 USD/thùng. Tuy nhiên, theo Darin Newsom, chuyên gia phân tích cao cấp của hãng Telvent DTN, triển vọng kinh tế không sáng sủa vẫn có khả năng khiến giá dầu rơi vào thế phòng ngự.
Sanjeev Gupta, một trong những cán bộ lãnh đạo công ty Ernst and Young nhận định, giá dầu thô tuần trước giảm mạnh chủ yếu do thị trường ngày càng mất niềm tin vào các nền kinh tế của châu Âu và Mỹ.
Còn theo Victor Shum, chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz, không phải lúc nào giá dầu cũng biến động theo những diễn tiến trên các thị trường chứng khoán, phong vũ biểu của nền kinh tế.
Giữa lúc triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn đầy bất ổn và cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực sử dụng đồng Euro chưa có hồi kết, không có gì là bất thường khi một số nhà đầu tư muốn rút vốn khỏi thị trường dầu mỏ nhân lúc giá lên mạnh.
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, đêm qua, giá xăng hợp đồng tháng 11 bật mạnh 12 xu, tương ứng 4,6%, lên 2,67 USD/gallon. Dầu sưởi cùng kỳ hạn tăng 8 xu, tương ứng 3%, lên 2,86 USD/gallon. Đây đều là những mức chốt ngày cao nhất của xăng và dầu sưởi kể từ ngày 27/9.