Giá xăng: “Tăng nhanh thì đúng, tăng cao thì không phải”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nói về hoạt động điều hành quản lý xăng dầu trong thời gian qua
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nói về hoạt động điều hành quản lý xăng dầu trong thời gian qua.
Thưa Bộ trưởng, giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh 2 lần liên tục trong vòng hai ngày, nhưng mỗi lần chỉ giảm được 500 đồng/lít xăng. Kỳ vọng của người tiêu dùng chưa được đáp ứng vì họ cho rằng giá dầu thế giới hiện đã xuống rất thấp trong khi giá trong nước vẫn ở mức cao...?
Khi giá dầu thô thế giới lên rất cao, có lúc lên tới 147 USD/thùng, Chính phủ đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu lên. Nhưng khi giá giảm, cũng đã điều chỉnh giảm, chỉ tính riêng từ đầu tháng 10 đến nay đã giảm 3 lần, mỗi lần 500 đồng/lít. Việc giá dầu thế giới giảm là điều kiện thuận lợi để Chính phủ thực hiện chủ trương điều hành giá theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường - tín hiệu của thị trường, cũng phải cần một khoảng thời gian thích hợp, vì trước đây Nhà nước đã giữ mức giá phải bù lỗ trong thời gian dài.
Việc điều chỉnh này phải hài hòa giữa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. Khi giá dầu thế giới giảm mạnh thì thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô của Nhà nước giảm rất mạnh, lúc đó phải thực hiện áp thuế nhập khẩu theo hướng tăng.
Trước đây, đã có lúc áp mức thuế suất 35% trên khung tối đa là 40%. Nhưng hiện nay, với mục tiêu trước hết là ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng và kiềm chế lạm phát, Chính phủ quyết định chưa điều chỉnh mức thuế suất, vẫn giữ nguyên mức 5% đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa, diezel và dầu mazut vẫn là 0%.
Xin Bộ trưởng giải thích về việc mức tăng giá bán xăng thì rất cao, gần 5.000 đồng/lít; nhưng khi giảm thì lại “nhỏ giọt”, mỗi lần chỉ có 500 đồng?
Nếu nói tăng nhanh thì đúng, nhưng tăng cao thì không phải.
Từ cuối năm 2007 đến khoảng tháng 7/2008, giá dầu thế giới tăng liên tục. Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ đã phải bù lỗ rất lớn, tính tới nay có thể lên trên 20.000 tỷ đồng để bù cho giá dầu.
Việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ ở thời điểm đó vẫn không theo kịp giá thị trường: khi giá dầu thô là 147 USD/thùng, thì Chính phủ cũng mới chỉ điều chỉnh giá bán ở mức 125 USD/thùng.
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đang nghiên cứu phương thức giao cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tự quyết định tính toán, điều chỉnh giá bán trên cơ sở thị trường. Để làm được điều này cũng cần phải chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng cần phải biết Nhà nước sẽ điều tiết như thế nào, chẳng hạn như tương ứng với giá dầu thế giới thế nào thì Nhà nước sẽ công bố sẽ áp mức thuế nào, công bố mức doanh nghiệp được trích để bù lỗ cũ, mức lãi hợp lý... trên cơ sở đó để tự quyết định giá bán xăng dầu. Và cũng là một căn cứ rất quan trọng để người dân hiểu và giám sát.
Đồng thời, trong thời điểm giá dầu xuống, cũng cần phải tính tới việc tăng lượng hàng nhập khẩu để dự trữ lưu thông. Trước đây, lượng dự trữ yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị chỉ là 20 ngày, sau đó tăng lên 25 ngày và đến nay là yêu cầu 30 ngày.
Chính vì vậy, giá bán lẻ xăng dầu được tính trên cơ sở giá nhập khẩu bình quân 30 ngày trước đó chứ không phải là ở đúng ngày bán ra. Việc điều chỉnh giảm giá bán cũng phải tính toán làm sao cho doanh nghiệp khỏi bị lỗ, vì trước đây Nhà nước chỉ bù lỗ cho giá dầu thôi. Cần phải để doanh nghiệp trích một mức lãi nhất định để doanh nghiệp bù lỗ bán xăng cũ. Đó là một điều rất chính đáng.
Việc tính toán số lượng, thời lượng dự trữ xăng dùng cần hợp lý giữa khả năng của nền kinh tế và mức độ tiêu thụ.
Trong thời điểm giá dầu xuống như hiện nay, để đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước, trong bất cứ tình huống nào, kể cả khi có xảy ra những biến động xấu nhất trên thế giới khiến cho nguồn cung cấp bị gián đoạn trong những thời điểm nhất định, ngoài nguồn dự trữ quốc gia, Nhà nước chưa tăng thuế nhập khẩu xăng dầu và yêu cầu doanh nghiệp phải dự trữ đủ lượng xăng dầu để bán ra thị trường trong vòng 30 ngày.
Trong tình hình hiện nay, người tiêu dùng cũng rất quan tâm đến việc Nhà nước không thể kiểm soát được doanh nghiệp khi đã giao cho họ toàn quyền quyết định tính toán giá xăng dầu?
Đương nhiên là phải có cơ chế giám sát, ví dụ như là giám sát về chi phí, giám sát về hạch toán, trích quỹ, mức lãi hợp lý. Thường xuyên sẽ có các đợt thanh tra, kiểm toán các doanh nghiệp để đảm bảo mức giá bán ra của doanh nghiệp hợp lý nhất.
Thưa Bộ trưởng, giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh 2 lần liên tục trong vòng hai ngày, nhưng mỗi lần chỉ giảm được 500 đồng/lít xăng. Kỳ vọng của người tiêu dùng chưa được đáp ứng vì họ cho rằng giá dầu thế giới hiện đã xuống rất thấp trong khi giá trong nước vẫn ở mức cao...?
Khi giá dầu thô thế giới lên rất cao, có lúc lên tới 147 USD/thùng, Chính phủ đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu lên. Nhưng khi giá giảm, cũng đã điều chỉnh giảm, chỉ tính riêng từ đầu tháng 10 đến nay đã giảm 3 lần, mỗi lần 500 đồng/lít. Việc giá dầu thế giới giảm là điều kiện thuận lợi để Chính phủ thực hiện chủ trương điều hành giá theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường - tín hiệu của thị trường, cũng phải cần một khoảng thời gian thích hợp, vì trước đây Nhà nước đã giữ mức giá phải bù lỗ trong thời gian dài.
Việc điều chỉnh này phải hài hòa giữa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. Khi giá dầu thế giới giảm mạnh thì thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô của Nhà nước giảm rất mạnh, lúc đó phải thực hiện áp thuế nhập khẩu theo hướng tăng.
Trước đây, đã có lúc áp mức thuế suất 35% trên khung tối đa là 40%. Nhưng hiện nay, với mục tiêu trước hết là ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng và kiềm chế lạm phát, Chính phủ quyết định chưa điều chỉnh mức thuế suất, vẫn giữ nguyên mức 5% đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa, diezel và dầu mazut vẫn là 0%.
Xin Bộ trưởng giải thích về việc mức tăng giá bán xăng thì rất cao, gần 5.000 đồng/lít; nhưng khi giảm thì lại “nhỏ giọt”, mỗi lần chỉ có 500 đồng?
Nếu nói tăng nhanh thì đúng, nhưng tăng cao thì không phải.
Từ cuối năm 2007 đến khoảng tháng 7/2008, giá dầu thế giới tăng liên tục. Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ đã phải bù lỗ rất lớn, tính tới nay có thể lên trên 20.000 tỷ đồng để bù cho giá dầu.
Việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ ở thời điểm đó vẫn không theo kịp giá thị trường: khi giá dầu thô là 147 USD/thùng, thì Chính phủ cũng mới chỉ điều chỉnh giá bán ở mức 125 USD/thùng.
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đang nghiên cứu phương thức giao cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tự quyết định tính toán, điều chỉnh giá bán trên cơ sở thị trường. Để làm được điều này cũng cần phải chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng cần phải biết Nhà nước sẽ điều tiết như thế nào, chẳng hạn như tương ứng với giá dầu thế giới thế nào thì Nhà nước sẽ công bố sẽ áp mức thuế nào, công bố mức doanh nghiệp được trích để bù lỗ cũ, mức lãi hợp lý... trên cơ sở đó để tự quyết định giá bán xăng dầu. Và cũng là một căn cứ rất quan trọng để người dân hiểu và giám sát.
Đồng thời, trong thời điểm giá dầu xuống, cũng cần phải tính tới việc tăng lượng hàng nhập khẩu để dự trữ lưu thông. Trước đây, lượng dự trữ yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị chỉ là 20 ngày, sau đó tăng lên 25 ngày và đến nay là yêu cầu 30 ngày.
Chính vì vậy, giá bán lẻ xăng dầu được tính trên cơ sở giá nhập khẩu bình quân 30 ngày trước đó chứ không phải là ở đúng ngày bán ra. Việc điều chỉnh giảm giá bán cũng phải tính toán làm sao cho doanh nghiệp khỏi bị lỗ, vì trước đây Nhà nước chỉ bù lỗ cho giá dầu thôi. Cần phải để doanh nghiệp trích một mức lãi nhất định để doanh nghiệp bù lỗ bán xăng cũ. Đó là một điều rất chính đáng.
Việc tính toán số lượng, thời lượng dự trữ xăng dùng cần hợp lý giữa khả năng của nền kinh tế và mức độ tiêu thụ.
Trong thời điểm giá dầu xuống như hiện nay, để đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước, trong bất cứ tình huống nào, kể cả khi có xảy ra những biến động xấu nhất trên thế giới khiến cho nguồn cung cấp bị gián đoạn trong những thời điểm nhất định, ngoài nguồn dự trữ quốc gia, Nhà nước chưa tăng thuế nhập khẩu xăng dầu và yêu cầu doanh nghiệp phải dự trữ đủ lượng xăng dầu để bán ra thị trường trong vòng 30 ngày.
Trong tình hình hiện nay, người tiêu dùng cũng rất quan tâm đến việc Nhà nước không thể kiểm soát được doanh nghiệp khi đã giao cho họ toàn quyền quyết định tính toán giá xăng dầu?
Đương nhiên là phải có cơ chế giám sát, ví dụ như là giám sát về chi phí, giám sát về hạch toán, trích quỹ, mức lãi hợp lý. Thường xuyên sẽ có các đợt thanh tra, kiểm toán các doanh nghiệp để đảm bảo mức giá bán ra của doanh nghiệp hợp lý nhất.