Giá xăng giảm, cước vận tải có giảm theo?
Việc giá xăng dầu giảm nhẹ sáng nay tiếp tục đặt các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trước áp lực giảm giá cước
Việc giá xăng dầu giảm nhẹ sáng nay tiếp tục đặt các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trước áp lực giảm giá cước.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam cho biết: mỗi khi giá xăng dầu có sự điều chỉnh giảm, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải lại đứng trước rất nhiều áp lực giảm giá cước từ phía khách hàng. Tuy nhiên, ông Hùng nói với mức giảm giá nhiên liệu như hiện nay, việc các doanh nghiệp vận tải điều chỉnh giảm giá là rất khó.
Ông cho biết thông thường khi tiến hành điều chỉnh cước vận tải, các doanh nghiệp phải mất từ 7-10 ngày để thực hiện các thủ tục cần thiết như đăng ký với các cơ quan chức năng, sau đó là in vé với mức giá mới. Còn đối với các hãng taxi, họ phải có thời gian để điều chỉnh lại tất cả các đồng hồ tính cước.
Ông tính toán, với việc giá xăng giảm 500 đồng/lít (gần 3%) từ 8h sáng nay (17/10), thì chi phí đầu vào của ngành vận tải mới chỉ giảm khoảng 1%, nên các công ty kinh doanh vận tải rất khó “chạy theo” giá xăng dầu.
“Khi giá nhiên liệu được điều chỉnh từ khoảng 10% trở lên, các doanh nghiệp vận tải mới có thể điều chỉnh giá cước”, ông Hùng nói.
Vị Chủ tịch Hiệp hội Vận tải cũng cho rằng, với mức giảm như hiện nay của giá dầu trên thế giới, mức giảm giá của các công ty kinh doanh xăng dầu trong nước là chưa hợp lý. Theo tính toán, khi giá dầu trên thế giới ở mức trên 80 USD/thùng, giá xăng trong nước chỉ vào khoảng 14.000 đồng/lít. Trong khi hiện nay, giá dầu trên thế giới chỉ ở khoảng 70 USD/thùng. Việc các doanh nghiệp này lấy lý do trước đây kinh doanh bị lỗ nên nay phải giữ giá bán cao để bù lại, theo ông, là không thuyết phục.
Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng cho rằng: việc giá xăng dầu giảm là tốt cho người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp. Nhưng riêng đối với các hãng taxi, rất khó có sự điều chỉnh giá nếu giá xăng dầu chỉ giảm nhẹ như hiện nay.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam cho biết: mỗi khi giá xăng dầu có sự điều chỉnh giảm, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải lại đứng trước rất nhiều áp lực giảm giá cước từ phía khách hàng. Tuy nhiên, ông Hùng nói với mức giảm giá nhiên liệu như hiện nay, việc các doanh nghiệp vận tải điều chỉnh giảm giá là rất khó.
Ông cho biết thông thường khi tiến hành điều chỉnh cước vận tải, các doanh nghiệp phải mất từ 7-10 ngày để thực hiện các thủ tục cần thiết như đăng ký với các cơ quan chức năng, sau đó là in vé với mức giá mới. Còn đối với các hãng taxi, họ phải có thời gian để điều chỉnh lại tất cả các đồng hồ tính cước.
Ông tính toán, với việc giá xăng giảm 500 đồng/lít (gần 3%) từ 8h sáng nay (17/10), thì chi phí đầu vào của ngành vận tải mới chỉ giảm khoảng 1%, nên các công ty kinh doanh vận tải rất khó “chạy theo” giá xăng dầu.
“Khi giá nhiên liệu được điều chỉnh từ khoảng 10% trở lên, các doanh nghiệp vận tải mới có thể điều chỉnh giá cước”, ông Hùng nói.
Vị Chủ tịch Hiệp hội Vận tải cũng cho rằng, với mức giảm như hiện nay của giá dầu trên thế giới, mức giảm giá của các công ty kinh doanh xăng dầu trong nước là chưa hợp lý. Theo tính toán, khi giá dầu trên thế giới ở mức trên 80 USD/thùng, giá xăng trong nước chỉ vào khoảng 14.000 đồng/lít. Trong khi hiện nay, giá dầu trên thế giới chỉ ở khoảng 70 USD/thùng. Việc các doanh nghiệp này lấy lý do trước đây kinh doanh bị lỗ nên nay phải giữ giá bán cao để bù lại, theo ông, là không thuyết phục.
Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng cho rằng: việc giá xăng dầu giảm là tốt cho người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp. Nhưng riêng đối với các hãng taxi, rất khó có sự điều chỉnh giá nếu giá xăng dầu chỉ giảm nhẹ như hiện nay.