Giải mã chiến thuật của các “vua lừa”
Những kẻ lừa đảo nổi tiếng như Madoff hay Stanford áp dụng một số chiến thuật chung nhất định
Thời gian qua, thế giới liên tục chấn động trước những vụ lừa đảo tỷ “đô”, gồm vụ 50 tỷ USD do cựu chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ Bernard Madoff đạo diễn, vụ tỷ phú được phong tước hiệp sỹ Allen Stanford “nẫng” 8 tỷ USD của các nhà đầu tư, hay vụ lừa đảo hơn 2,5 tỷ USD của Kazutsugi Nami, một “trùm” bán hàng đa cấp ở Nhật Bản.
Ngày 25/2, các nhà chức trách Mỹ lại bắt giữ thêm hai “thầy phù thủy” Phố Wall là Paul Greenwood và Stephen Walsh. Hai người này - vốn là các nhà quản lý tiền tệ của hai quỹ đầu tư WG Trading Company và Westridge Capital - đã cuỗm của các nhà đầu tư số tiền 554 triệu USD.
Tuy khiêm tốn hơn nhiều so với con số tỷ USD của các “bậc thầy” Madoff hay Stanford đã “hô biến”, vụ lừa đảo này là một hồi chuông cảnh báo mới cho những nhà đầu tư đối với tiền túi của chính mình, cũng như đối với các cơ quan chức năng trong việc giám sát thị trường.
Khi những vụ việc trên bị phát giác và các nhà điều tra vào cuộc, người ta mới ngã ngửa vì những thông tin quá đỗi bất ngờ vì các trùm lừa trên.
Chẳng hạn, trong vụ Madoff, các nhà chức trách mới đây cho hay, nhiều khả năng Madoff đã không thực hiện bất kỳ một vụ đầu tư nào bằng tiền của nhà đầu tư trong suốt 13 năm trời.
Trong vụ Standford, người cha 81 tuổi của “hiệp sỹ” này không hề biết tới hoạt động làm ăn của con trai, mặc dù ông được Stanford con giao một ghế trong ban giám đốc của tập đoàn Stanford Investment. Ngoài ra, một cụ ông 85 tuổi khác đã bị đột quỵ và mất khả năng giao tiếp gần 10 năm cũng được Stanford gọi là “cố vấn tài chính kỳ cựu, giàu kinh nghiệm của tập đoàn”.
Hai nhà quản lý tiền tệ vừa bị bắt thì nướng tiền của các nạn nhân vào những thú vui như sưu tập gấu bông cao cấp và ngựa đua, thậm chí là để nuôi vợ cũ. Tờ New York Times cho hay, kẻ lừa đảo 61 tuổi Greenwood có một bộ sưu tập gấu bông Steiff trị giá tới 80.000 USD…
Các doanh nghiệp thành công luôn có những bí quyết riêng, vậy những "trùm lừa" trên chắn hẳn cũng phải có những chiến thuật chung nhất định mới có thể khiến hàng trăm, hàng nghìn người nộp tiền cho họ. Dưới đây là một số chiến thuật như vậy:
1. Lời hứa về mức lợi nhuận cao, ổn định
Mức lợi nhuận mà quỹ đầu tư của Madoff quảng bá 10-12%/năm hấp dẫn tới nỗi không ít người chỉ còn thiếu nước quỳ xuống xin ông ta hãy nhận tiền đầu tư của họ.
Tỷ phú Texas Stanford cũng tận dụng phương thức lừa đảo tương tự khi đưa ra mức lợi nhuận khiến nhiều người “mờ mắt”. Theo cáo trạng của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Stanford Investment đã liên tục đảm bảo trả cho các nhà đầu tư mua chứng chỉ tiền gửi (CD) của chúng mức lãi mục tiêu 10%. Thậm chí, vào các năm 1993 và 2005, chứng chỉ này của Standford còn đem đến cho các nhà đầu tư mức lợi nhuận 16,5% và 11,5%.
2. Dùng những công ty kiểm toán “giời ơi”
Công ty kiểm toán mà Madoff thuê để kiểm tra sổ sách của công ty ông ta là công ty Friehling & Horowitz gồm… 3 người và đặt trụ sở trong một căn phòng hơn 20m2 trước một siêu thị ở New City, bang New York. Công ty này trên thực tế chỉ có một người thực sự là kế toán và không hề có chức năng kiểm toán. Những người sống gần văn phòng công ty cho hay, chỉ có một người duy nhất thi thoảng ghé tới văn phòng này trong vòng 10-15 phút.
Tương tự, Stanford dùng CAS Hewlett làm công tác kiểm toán cho công ty. Theo các nhà điều tra, đây là “một công ty kế toán địa phương quy mô nhỏ” đặt ở Antigua - một hòn đảo nhỏ ở vùng Caribbean - và không có ai trả lời điện thoại khi cơ quan chức năng gọi tới. Tờ Financial Times cho hay, giám đốc của CAS Hewlett đã qua đời từ tháng 1 vừa qua và một trong số những người con của ông này đang sống tại Anh đã tiếp quản công ty này.
3. Tán dương các nhà chức trách
Vào tháng 10/2000, Madoff đã lên tiếng kêu gọi SEC duy trì việc giám sát chặt chẽ thị trường. Tại một cuộc họp của Ủy ban Tư vấn thông tin thị trường, Madoff nói, ông ta sẽ cảm thấy “rất không thoải mái” nếu SEC buông lỏng hoạt động giám sát. “SEC phải là cơ quan giám sát mọi thứ như thường lệ, để giúp chúng ta tránh được việc làm tổn thương chính mình, cũng như làm tổn thương người khác”, Madoff nói với vẻ đầy trách nhiệm.
Tháng 11/2007, Stanford cũng hành động tương tự tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Quốc tế vùng Caribbean khi phát biểu rằng, khu vực này cần tăng cường hoạt động giám sát để ngăn chặn bọn lừa đảo. “Nhiều cá nhân và doanh nghiệp tìm đến những quốc đảo nhỏ bé, nặng nợ, và khao khát vốn đầu tư nước ngoài cũng chúng ta để tìm cách cướp bóc. Thực tế là hầu như không một nhà đầu tư nào được kiểm chứng chặt chẽ”, Stanford hùng hồn phát biểu.
4. Biết cách chi tiền
Hàng ngàn quỹ từ thiện đã được Madoff đầu tư hoặc tài trợ những khoản không nhỏ. Madoff thậm chí còn tài trợ cho các chính trị gia tầm cỡ như Thượng nghị sỹ Charles Schumer của bang New York hay Thượng nghị sỹ Frank Lautenberg của bang New Jersey.
Stanford cũng chịu chi không kém. Tập đoàn của ông ta tài trợ một giải golf nhằm huy động tiền cho bệnh viện trẻ em có tên St. Jude Children's Research Hospital, cũng như đóng góp cho một số bảo tàng ở Houston và Miami.
Bản thân Stanford cũng đã tài trợ cho cuộc đua vào Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ứng cử viên John McCain, hay Thượng nghị sỹ Bill Nelson của bang Florida và Thượng nghị sỹ Pete Sessions của bang Texas. Các chính trị gia này cho hay, họ sẽ tài trợ lại những khoản tiền của Stanford dành cho họ cho các quỹ từ thiện.
5. Và cuối cùng, có lẽ các trùm lừa này đều “cầu trời khấn phật” mong cho mình không bị phát giác. Trên thực tế, nhiều người thận trọng đã từ lâu nghi ngờ và lên tiếng cảnh báo về hành vi của Madoff hay Stanford nhưng các cơ quan chức năng đã xem thường sự cảnh báo này.
Chẳng hạn, nhà nghiên cứu quỹ đầu cơ Harry Markopolos của Mỹ vào năm 2000 đã cảnh báo SEC rằng Madoff đang diễn trò gì đó. Hay nhà phân tích độc lập Alex Dalmady đã từng nhắc tới sự bất thường trong sự tăng trưởng số dư tiền gửi tại ngân hàng của Stanford.
(Theo Fortune, AP, New York Times)
Ngày 25/2, các nhà chức trách Mỹ lại bắt giữ thêm hai “thầy phù thủy” Phố Wall là Paul Greenwood và Stephen Walsh. Hai người này - vốn là các nhà quản lý tiền tệ của hai quỹ đầu tư WG Trading Company và Westridge Capital - đã cuỗm của các nhà đầu tư số tiền 554 triệu USD.
Tuy khiêm tốn hơn nhiều so với con số tỷ USD của các “bậc thầy” Madoff hay Stanford đã “hô biến”, vụ lừa đảo này là một hồi chuông cảnh báo mới cho những nhà đầu tư đối với tiền túi của chính mình, cũng như đối với các cơ quan chức năng trong việc giám sát thị trường.
Khi những vụ việc trên bị phát giác và các nhà điều tra vào cuộc, người ta mới ngã ngửa vì những thông tin quá đỗi bất ngờ vì các trùm lừa trên.
Chẳng hạn, trong vụ Madoff, các nhà chức trách mới đây cho hay, nhiều khả năng Madoff đã không thực hiện bất kỳ một vụ đầu tư nào bằng tiền của nhà đầu tư trong suốt 13 năm trời.
Trong vụ Standford, người cha 81 tuổi của “hiệp sỹ” này không hề biết tới hoạt động làm ăn của con trai, mặc dù ông được Stanford con giao một ghế trong ban giám đốc của tập đoàn Stanford Investment. Ngoài ra, một cụ ông 85 tuổi khác đã bị đột quỵ và mất khả năng giao tiếp gần 10 năm cũng được Stanford gọi là “cố vấn tài chính kỳ cựu, giàu kinh nghiệm của tập đoàn”.
Hai nhà quản lý tiền tệ vừa bị bắt thì nướng tiền của các nạn nhân vào những thú vui như sưu tập gấu bông cao cấp và ngựa đua, thậm chí là để nuôi vợ cũ. Tờ New York Times cho hay, kẻ lừa đảo 61 tuổi Greenwood có một bộ sưu tập gấu bông Steiff trị giá tới 80.000 USD…
Các doanh nghiệp thành công luôn có những bí quyết riêng, vậy những "trùm lừa" trên chắn hẳn cũng phải có những chiến thuật chung nhất định mới có thể khiến hàng trăm, hàng nghìn người nộp tiền cho họ. Dưới đây là một số chiến thuật như vậy:
1. Lời hứa về mức lợi nhuận cao, ổn định
Mức lợi nhuận mà quỹ đầu tư của Madoff quảng bá 10-12%/năm hấp dẫn tới nỗi không ít người chỉ còn thiếu nước quỳ xuống xin ông ta hãy nhận tiền đầu tư của họ.
Tỷ phú Texas Stanford cũng tận dụng phương thức lừa đảo tương tự khi đưa ra mức lợi nhuận khiến nhiều người “mờ mắt”. Theo cáo trạng của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Stanford Investment đã liên tục đảm bảo trả cho các nhà đầu tư mua chứng chỉ tiền gửi (CD) của chúng mức lãi mục tiêu 10%. Thậm chí, vào các năm 1993 và 2005, chứng chỉ này của Standford còn đem đến cho các nhà đầu tư mức lợi nhuận 16,5% và 11,5%.
2. Dùng những công ty kiểm toán “giời ơi”
Công ty kiểm toán mà Madoff thuê để kiểm tra sổ sách của công ty ông ta là công ty Friehling & Horowitz gồm… 3 người và đặt trụ sở trong một căn phòng hơn 20m2 trước một siêu thị ở New City, bang New York. Công ty này trên thực tế chỉ có một người thực sự là kế toán và không hề có chức năng kiểm toán. Những người sống gần văn phòng công ty cho hay, chỉ có một người duy nhất thi thoảng ghé tới văn phòng này trong vòng 10-15 phút.
Tương tự, Stanford dùng CAS Hewlett làm công tác kiểm toán cho công ty. Theo các nhà điều tra, đây là “một công ty kế toán địa phương quy mô nhỏ” đặt ở Antigua - một hòn đảo nhỏ ở vùng Caribbean - và không có ai trả lời điện thoại khi cơ quan chức năng gọi tới. Tờ Financial Times cho hay, giám đốc của CAS Hewlett đã qua đời từ tháng 1 vừa qua và một trong số những người con của ông này đang sống tại Anh đã tiếp quản công ty này.
3. Tán dương các nhà chức trách
Vào tháng 10/2000, Madoff đã lên tiếng kêu gọi SEC duy trì việc giám sát chặt chẽ thị trường. Tại một cuộc họp của Ủy ban Tư vấn thông tin thị trường, Madoff nói, ông ta sẽ cảm thấy “rất không thoải mái” nếu SEC buông lỏng hoạt động giám sát. “SEC phải là cơ quan giám sát mọi thứ như thường lệ, để giúp chúng ta tránh được việc làm tổn thương chính mình, cũng như làm tổn thương người khác”, Madoff nói với vẻ đầy trách nhiệm.
Tháng 11/2007, Stanford cũng hành động tương tự tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Quốc tế vùng Caribbean khi phát biểu rằng, khu vực này cần tăng cường hoạt động giám sát để ngăn chặn bọn lừa đảo. “Nhiều cá nhân và doanh nghiệp tìm đến những quốc đảo nhỏ bé, nặng nợ, và khao khát vốn đầu tư nước ngoài cũng chúng ta để tìm cách cướp bóc. Thực tế là hầu như không một nhà đầu tư nào được kiểm chứng chặt chẽ”, Stanford hùng hồn phát biểu.
4. Biết cách chi tiền
Hàng ngàn quỹ từ thiện đã được Madoff đầu tư hoặc tài trợ những khoản không nhỏ. Madoff thậm chí còn tài trợ cho các chính trị gia tầm cỡ như Thượng nghị sỹ Charles Schumer của bang New York hay Thượng nghị sỹ Frank Lautenberg của bang New Jersey.
Stanford cũng chịu chi không kém. Tập đoàn của ông ta tài trợ một giải golf nhằm huy động tiền cho bệnh viện trẻ em có tên St. Jude Children's Research Hospital, cũng như đóng góp cho một số bảo tàng ở Houston và Miami.
Bản thân Stanford cũng đã tài trợ cho cuộc đua vào Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ứng cử viên John McCain, hay Thượng nghị sỹ Bill Nelson của bang Florida và Thượng nghị sỹ Pete Sessions của bang Texas. Các chính trị gia này cho hay, họ sẽ tài trợ lại những khoản tiền của Stanford dành cho họ cho các quỹ từ thiện.
5. Và cuối cùng, có lẽ các trùm lừa này đều “cầu trời khấn phật” mong cho mình không bị phát giác. Trên thực tế, nhiều người thận trọng đã từ lâu nghi ngờ và lên tiếng cảnh báo về hành vi của Madoff hay Stanford nhưng các cơ quan chức năng đã xem thường sự cảnh báo này.
Chẳng hạn, nhà nghiên cứu quỹ đầu cơ Harry Markopolos của Mỹ vào năm 2000 đã cảnh báo SEC rằng Madoff đang diễn trò gì đó. Hay nhà phân tích độc lập Alex Dalmady đã từng nhắc tới sự bất thường trong sự tăng trưởng số dư tiền gửi tại ngân hàng của Stanford.
(Theo Fortune, AP, New York Times)