Giải mã nhu cầu vàng tại Ấn Độ
Trong quý 4/2010, nhập khẩu ròng vàng của Ấn Độ tăng gần 30%, sức mua nội địa tăng vọt
Theo đánh giá mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới, nguồn cung vàng trên thế giới năm 2010 chỉ tăng 2%, trong khi nhu cầu tăng 9% và đã đạt đỉnh cao nhất trong 10 năm qua với 3.812,2 tấn.
Riêng nhu cầu vàng trang sức tăng 17% nhờ sức mua tăng mạnh tại hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc, tổng nhu cầu vàng cá nhân ở hai quốc gia châu Á này chiếm hơn một nửa nhu cầu vàng trang sức và tiền vàng của thế giới.
Trong quý 4/2010, nhập khẩu ròng vàng của Ấn Độ tăng gần 30%, sức mua nội địa tăng vọt. Bài viết hôm 4/3 của tác giả Margherita Stancati đăng trên tờ Wall Street Journal đã phần nào giải mã cơn sốt vàng tại đất nước này.
Theo tờ báo, những người mua vàng nhiều nhất ở Ấn Độ là... nông dân. Phần lớn họ đầu tư vào vàng, và một số ít đang chuyển hướng sang mua bạc. Lý do là bởi ngày càng có nhiều người tin rằng, giá vàng bạc sẽ còn leo thang.
Thực tế là, trong vài năm qua, giá vàng và bạc đã tăng từ 20 - 30% mỗi năm, điều này càng khiến người ta tin tưởng vào quan điểm cho rằng, vàng là kênh đầu tư tốt nhất, Giám đốc hãng B.N. Vaidya & Associates, ông Bhargava Vaidya, cho hay.
Một lý do khác, theo ông Vaidya, là rất ít nông dân muốn gửi tiền vào ngân hàng. "Họ không tin vào ngân hàng, họ chỉ tin vào giá trị những món đồ trang sức của họ", ông nói.
Các hoạt động mua bán vàng chủ yếu diễn ra ở các xưởng chế tác kim hoàn, như nhà xưởng của ông Pranood Soni, 48 tuổi ở Rajnagar, nằm cách Khajuraho - nơi nổi tiếng với những ngôi đền di sản của thế giới - chỉ vài km.
Phần lớn khách hàng của ông Soni là từ những vùng quê lân cận và các ngôi làng gần đó. "Hầu hết khách hàng của tôi là nông dân", ông cho biết. Soni chỉ là một trong số nhiều thợ kim hoàn đã mở cửa hàng buôn bán ở Rajnagar.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là sự chuyển hướng đầu tư của một số nông dân Ấn Độ từ vàng sang bạc, do giá vàng quá đắt đỏ, nhất là với những người có thu nhập thấp.
Ông Soni cho hay, mặc dù giá vàng đang tăng mạnh, nhưng doanh thu của cửa hàng vẫn tương tự như những năm trước. Thêm vào đó, nhiều người nông dân nghèo đang chuyển dần đầu tư sang bạc, do giá vàng hiện quá đắt.
"Trước đây, họ thường chỉ mua vàng, nhưng trong 3 năm qua, khi vàng trở nên đắt đỏ hơn, họ cũng chuyển sang mua bạc", Soni nói. Trong khi những người khác, bao gồm những nông dân giàu có hơn, vẫn mê vàng.
Ngoài vấn đề niềm tin vào giá cả, vàng và bạc còn là thứ bắt buộc phải có đối với các cô dâu theo đạo Hindu. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ vàng thường tăng mạnh trong suốt mùa cưới và chỉ giảm nhiệt khi số lượng đám cưới giảm dần.
Thợ kim hoàn Soni cho hay, thời gian bận rộn nhất trong năm của ông là các tháng mùa đông, mùa của những đám cưới. Những trang sức điển hình cho cô dâu mà mọi người thượng đặt hàng của Soni là vòng cổ, khuyên tai và khuyên mũi.
Soni cho biết, vài tháng trước đúng vào mùa cưới, ông đã bán được 22.000 rupee cho mỗi 10 gram vàng.
"Nhu cầu tiêu thụ trong nước chủ yếu tập trung vào mùa cưới xin", Prithviraj Kothari, Chủ tịch Hiệp hội Vàng Bombay, cho hay. Ông ước tính, mỗi năm, khoảng 300 tấn vàng đã được bán cho các đám cưới.
Tuy vậy, nhu cầu nội địa chỉ là một trong những yếu tố tác động khiến giá vàng và bạc tại Ấn Độ tăng cao. Thị trường này mang tính toàn cầu. Những căng thẳng địa chính trị, lạm phát và tỷ giá cũng là những yếu tố góp phần đẩy giá vàng và bạc đi lên.
Riêng nhu cầu vàng trang sức tăng 17% nhờ sức mua tăng mạnh tại hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc, tổng nhu cầu vàng cá nhân ở hai quốc gia châu Á này chiếm hơn một nửa nhu cầu vàng trang sức và tiền vàng của thế giới.
Trong quý 4/2010, nhập khẩu ròng vàng của Ấn Độ tăng gần 30%, sức mua nội địa tăng vọt. Bài viết hôm 4/3 của tác giả Margherita Stancati đăng trên tờ Wall Street Journal đã phần nào giải mã cơn sốt vàng tại đất nước này.
Theo tờ báo, những người mua vàng nhiều nhất ở Ấn Độ là... nông dân. Phần lớn họ đầu tư vào vàng, và một số ít đang chuyển hướng sang mua bạc. Lý do là bởi ngày càng có nhiều người tin rằng, giá vàng bạc sẽ còn leo thang.
Thực tế là, trong vài năm qua, giá vàng và bạc đã tăng từ 20 - 30% mỗi năm, điều này càng khiến người ta tin tưởng vào quan điểm cho rằng, vàng là kênh đầu tư tốt nhất, Giám đốc hãng B.N. Vaidya & Associates, ông Bhargava Vaidya, cho hay.
Một lý do khác, theo ông Vaidya, là rất ít nông dân muốn gửi tiền vào ngân hàng. "Họ không tin vào ngân hàng, họ chỉ tin vào giá trị những món đồ trang sức của họ", ông nói.
Các hoạt động mua bán vàng chủ yếu diễn ra ở các xưởng chế tác kim hoàn, như nhà xưởng của ông Pranood Soni, 48 tuổi ở Rajnagar, nằm cách Khajuraho - nơi nổi tiếng với những ngôi đền di sản của thế giới - chỉ vài km.
Phần lớn khách hàng của ông Soni là từ những vùng quê lân cận và các ngôi làng gần đó. "Hầu hết khách hàng của tôi là nông dân", ông cho biết. Soni chỉ là một trong số nhiều thợ kim hoàn đã mở cửa hàng buôn bán ở Rajnagar.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là sự chuyển hướng đầu tư của một số nông dân Ấn Độ từ vàng sang bạc, do giá vàng quá đắt đỏ, nhất là với những người có thu nhập thấp.
Ông Soni cho hay, mặc dù giá vàng đang tăng mạnh, nhưng doanh thu của cửa hàng vẫn tương tự như những năm trước. Thêm vào đó, nhiều người nông dân nghèo đang chuyển dần đầu tư sang bạc, do giá vàng hiện quá đắt.
"Trước đây, họ thường chỉ mua vàng, nhưng trong 3 năm qua, khi vàng trở nên đắt đỏ hơn, họ cũng chuyển sang mua bạc", Soni nói. Trong khi những người khác, bao gồm những nông dân giàu có hơn, vẫn mê vàng.
Ngoài vấn đề niềm tin vào giá cả, vàng và bạc còn là thứ bắt buộc phải có đối với các cô dâu theo đạo Hindu. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ vàng thường tăng mạnh trong suốt mùa cưới và chỉ giảm nhiệt khi số lượng đám cưới giảm dần.
Thợ kim hoàn Soni cho hay, thời gian bận rộn nhất trong năm của ông là các tháng mùa đông, mùa của những đám cưới. Những trang sức điển hình cho cô dâu mà mọi người thượng đặt hàng của Soni là vòng cổ, khuyên tai và khuyên mũi.
Soni cho biết, vài tháng trước đúng vào mùa cưới, ông đã bán được 22.000 rupee cho mỗi 10 gram vàng.
"Nhu cầu tiêu thụ trong nước chủ yếu tập trung vào mùa cưới xin", Prithviraj Kothari, Chủ tịch Hiệp hội Vàng Bombay, cho hay. Ông ước tính, mỗi năm, khoảng 300 tấn vàng đã được bán cho các đám cưới.
Tuy vậy, nhu cầu nội địa chỉ là một trong những yếu tố tác động khiến giá vàng và bạc tại Ấn Độ tăng cao. Thị trường này mang tính toàn cầu. Những căng thẳng địa chính trị, lạm phát và tỷ giá cũng là những yếu tố góp phần đẩy giá vàng và bạc đi lên.