Giải quyết tranh chấp dân sự: Nhà nước can dự đến đâu?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Đã qua nhiều lần chỉnh sửa song không ít vấn đề lớn tại dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao.
Sáng 20/8, tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục cho ý kiến về dự án luật này.
Nhà nước can dự đến đâu trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh là vấn đề được tập trung thảo luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Theo thường trực cơ quan thẩm tra - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - và Ban soạn thảo thì cần thiết phải xây dựng một phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của cơ quan công quyền.
Tuy nhiên, giới hạn áp dụng tại luật này chỉ bao gồm các vụ việc có giá trị nhỏ, tính chất đơn giản, rõ ràng và biện pháp giải quyết chỉ bao gồm trả tiền hoặc đổi hàng cho người tiêu dùng, nhằm bảo vệ kịp thời quyền lợi của người dân.
Đa số ý kiến thảo luận chưa đồng tình với quan điểm này. Vì, tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh mang tính chất dân sự và thường được giải quyết thông qua tố tụng dân sự tại tòa án.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, Nhà nước chỉ bảo vệ lợi ích dân sự thông qua việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm... chứ không thể tham gia giải quyết vụ việc dân sự.
“Việc dân sự chuyển sang cơ quan hành chính giải quyết là không phù hợp với pháp luật hiện hành”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba nhấn mạnh.
Nhận xét dự thảo luật đưa ra "hơi nhiều phương thức quá", Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, khi không thương lượng được giữa thương nhân và người tiêu dùng thì chọn 2 con đường, một là trọng tài hai là tòa án.
"Đưa UBND huyện vào đây rất phức tạp, khi xảy ra tranh chấp lên huyện thì biết gặp ai ở cả cái trụ sở mênh mông đó, quy định nhiều phương thức thế người dân không thể thực hiện được", ông Vượng nói.
Một số ý kiến khác cũng phân tích các yếu tố cho thấy hoàn toàn không khả thi nếu để cơ quan Nhà nước can dự vào giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân.
Song, đại diện Ban soạn thảo dự án luật, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vẫn “xin bảo lưu” phương án đã trình. Vì, người tiêu dùng là nhóm người yếu thế cần được bảo vệ, bởi vậy rất cần sự tham gia của cơ quan Nhà nước trong giải quyết tranh chấp.
Lý do nữa là, hiện nay việc áp dụng các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự tại Việt Nam để giải quyết tranh chấp còn nhiều điểm phức tạp, kéo dài khiến người tiêu dùng khó khăn và có tâm lý e ngại khi thực hiện quyền khởi kiện.
Cũng theo Bộ trưởng Hoàng thì phòng kinh tế cấp huyện sẽ là nơi tiếp nhận và xử lý những tranh chấp có giá trị dưới 10 triệu đồng.
Phòng kinh tế chỉ có mấy người sẽ không bao giờ bảo vệ được “người yếu thế”. Hơn nữa cũng không nên biến cơ quan hành chính thành cơ quan tài phán và biến người làm chuyên môn thành nhà tài phán, Chủ nhiệm Thuận kiên trì phân tích.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng giao cho cơ quan Nhà nước giải quyết tranh chấp dân sự sẽ “thêm rối”.
Bên cạnh nội dung trên, nhiều quy định khác tại dự luật này cũng được cho là thiếu tính khả thi, thiếu cụ thể.
Kết thúc phần thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng “tưởng là dễ hóa ra rất khó". Ông đề nghị các cơ quan liên quan rà soát và điều chỉnh lại các nội dung đã được góp ý để tiếp tục hoàn thiện dự luật, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.
Sáng 20/8, tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục cho ý kiến về dự án luật này.
Nhà nước can dự đến đâu trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh là vấn đề được tập trung thảo luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Theo thường trực cơ quan thẩm tra - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - và Ban soạn thảo thì cần thiết phải xây dựng một phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của cơ quan công quyền.
Tuy nhiên, giới hạn áp dụng tại luật này chỉ bao gồm các vụ việc có giá trị nhỏ, tính chất đơn giản, rõ ràng và biện pháp giải quyết chỉ bao gồm trả tiền hoặc đổi hàng cho người tiêu dùng, nhằm bảo vệ kịp thời quyền lợi của người dân.
Đa số ý kiến thảo luận chưa đồng tình với quan điểm này. Vì, tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh mang tính chất dân sự và thường được giải quyết thông qua tố tụng dân sự tại tòa án.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, Nhà nước chỉ bảo vệ lợi ích dân sự thông qua việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm... chứ không thể tham gia giải quyết vụ việc dân sự.
“Việc dân sự chuyển sang cơ quan hành chính giải quyết là không phù hợp với pháp luật hiện hành”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba nhấn mạnh.
Nhận xét dự thảo luật đưa ra "hơi nhiều phương thức quá", Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, khi không thương lượng được giữa thương nhân và người tiêu dùng thì chọn 2 con đường, một là trọng tài hai là tòa án.
"Đưa UBND huyện vào đây rất phức tạp, khi xảy ra tranh chấp lên huyện thì biết gặp ai ở cả cái trụ sở mênh mông đó, quy định nhiều phương thức thế người dân không thể thực hiện được", ông Vượng nói.
Một số ý kiến khác cũng phân tích các yếu tố cho thấy hoàn toàn không khả thi nếu để cơ quan Nhà nước can dự vào giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân.
Song, đại diện Ban soạn thảo dự án luật, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng vẫn “xin bảo lưu” phương án đã trình. Vì, người tiêu dùng là nhóm người yếu thế cần được bảo vệ, bởi vậy rất cần sự tham gia của cơ quan Nhà nước trong giải quyết tranh chấp.
Lý do nữa là, hiện nay việc áp dụng các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự tại Việt Nam để giải quyết tranh chấp còn nhiều điểm phức tạp, kéo dài khiến người tiêu dùng khó khăn và có tâm lý e ngại khi thực hiện quyền khởi kiện.
Cũng theo Bộ trưởng Hoàng thì phòng kinh tế cấp huyện sẽ là nơi tiếp nhận và xử lý những tranh chấp có giá trị dưới 10 triệu đồng.
Phòng kinh tế chỉ có mấy người sẽ không bao giờ bảo vệ được “người yếu thế”. Hơn nữa cũng không nên biến cơ quan hành chính thành cơ quan tài phán và biến người làm chuyên môn thành nhà tài phán, Chủ nhiệm Thuận kiên trì phân tích.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng giao cho cơ quan Nhà nước giải quyết tranh chấp dân sự sẽ “thêm rối”.
Bên cạnh nội dung trên, nhiều quy định khác tại dự luật này cũng được cho là thiếu tính khả thi, thiếu cụ thể.
Kết thúc phần thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng “tưởng là dễ hóa ra rất khó". Ông đề nghị các cơ quan liên quan rà soát và điều chỉnh lại các nội dung đã được góp ý để tiếp tục hoàn thiện dự luật, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.