Giảm thiểu rủi ro trên thị trường OTC, cách nào?
Những nội dung chính của cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề "Giảm thiểu rủi ro trên thị trường OTC"
Chiều 24/8, báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Bản tin Tài chính (Đài Truyền hình Việt Nam) và Thời báo Kinh tế Việt Nam thực hiện giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Giảm thiểu rủi ro trên thị trường OTC".
Cuộc giao lưu có sự tham dự của Tiến sĩ Nguyễn Sơn - Phó trưởng ban Phát triển thị trường chứng khoán - Ủy ban Chứng khoán, Thạc sĩ Trần Văn Dũng - Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ông Phạm Trung Minh, Phó phòng Lưu ký - Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, ông Đặng Xuân Giang - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà đầu tư chứng khoán, ông Nguyễn Quang Bảo, Phó giám đốc Khối dịch vụ chứng khoán kiêm Giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) - chi nhánh Hải Phòng, ông Phan Anh - Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Hà Nội.
Cuộc giao lưu được thực hiện tại địa chỉ www.giaoluu.dddn.com.vn và đăng tải đồng thời trên VnEconomy. Chúng tôi xin giới thiệu những nội dung chính của cuộc giao lưu này.
Xin ông Nguyễn Sơn cho biết thông tin về lộ trình cũng như kế hoạch thành lập sàn OTC ở Hà Nội trong thời gian tới? (Nguyen Thang, Hà Nội - gate_vn@yahoo.com)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Theo phương án Ủy ban Chứng khoán đang trình Bộ Tài chính, dự kiến đề án tổ chức quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết sẽ được triển khai thực hiện đầu năm 2008. Bước đầu chúng tôi sẽ tổ chức giao dịch cổ phiếu cho các công ty đại chúng có hệ thống quản trị công ty tốt như các ngân hàng thương mại, các tổ chức bảo hiểm và các định chế tài chính khác.
Số lượng công ty tổ chức giao dịch trong giai đoạn đầu này sẽ dựa trên năng lực hệ thống của các công ty chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Và đến giữa năm 2008, chúng tôi sẽ tổ chức giao dịch cho tất các các công ty đại chúng đã đăng ký với Ủy ban
Chứng khoán theo tinh thần của Luật Chứng khoán.
Một công ty đại chúng tham gia vào thị trường OTC thì cần những thủ tục nào? Các thủ tục này có gì khác so với các thủ tục khi đăng ký niêm yết trên hai sàn HOSE và HASTC? (Dang Van Phuong, Hải Phòng - phuonge2@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng - Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội: Để tham gia thị trường OTC có tổ chức, công ty đại chúng phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán, đồng thời đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và được một công ty chứng khoán giới thiệu làm thủ tục đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Thủ tục đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đơn giản hơn nhiều so với thủ tục niêm yết cả về hồ sơ lẫn thời gian xem xét.
Về hồ sơ, chủ yếu bao gồm đơn đăng ký, hồ sơ công ty đại chúng đã nộp cho Ủy ban Chứng khoán và giấy chứng nhận đăng ký lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Về thời gian, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ xem xét và thông báo kết quả cho công ty đại chúng trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Sự việc nhầm về tỷ lệ “room” cho nhà đầu tư nước ngoài của STB đã gây nên nhiều tranh cãi. Vậy Trung tâm Lưu ký có ý kiến gì về vấn đề này? (Quang Huy, Hà Nội - quanghuy@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Việc nhầm room đúng là đã gây ra ảnh hưởng nhất định đến giá cổ phiếu trên thị trường. Sau khi kiểm tra, Trung tâm Lưu ký nhận định đây là một lỗi kỹ thuật do nhân viên nghiệp vụ đã nhập nhầm tỷ lệ room.
Qua sự việc này, về phía Trung tâm Lưu ký, ngoài việc kiểm điểm nhân viên nghiệp vụ, chúng tôi sẽ cho rà soát lại quy trình kiểm soát nội bộ để tránh những sơ xuất kỹ thuật có thể xảy ra như trên.
Tôi ở Cần Thơ và đang đầu tư cổ phiếu trên OTC. Khi mà các giao dịch OTC được đưa vào tập trung, những nhà đầu tư ở xa phải giao dịch thế nào? (Huy Bằng Giang, Cần Thơ)
Ông Nguyễn Quang Bảo: Theo dự thảo giao dịch cổ phiếu OTC, các nhà đầu tư phải mở một tài khoản tại một công ty chứng khoán để giao dịch các cổ phiếu này.
Đối với những nhà đầu tư ở xa, nên lựa chọn các công ty chứng khoán có thể cung cấp các dịch vụ nhân lệnh từ xa qua điện thoại, Internet... để giao dịch.
Tôi được biết Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tiến hành thử nghiệm tại một số công ty chứng khoán vào tháng 10 để chuẩn bị chính thức thực hiện vào đầu năm 2008. Xin ông cho biết tiêu chí lựa chọn công ty chứng khoán tham gia như thế nào? Liệu có không công bằng cho các công ty chứng khoán còn lại đã là thành viên của HASTC không? (Quang Huy, Hà Nội - quanghuy@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đang thực hiện thử nghiệm giải pháp kết nối giao dịch từ xa và động viên một số công ty chứng khoán tham gia thử nghiệm.
Đối với các thành viên khác nếu có nhu cầu, chúng tôi hoan nghênh tham gia ngay từ giai đoạn đầu này, không có hạn chế. Nếu công ty chứng khoán thành viên nào sẵn sàng cùng chúng tôi thử nghiệm vui lòng đăng ký với chúng tôi.
Xin hỏi thủ tục để công ty đại chúng đăng ký lưu ký chứng khoán gồm những gì? Trang web của Trung tâm Lưu ký có đăng tải bộ hồ sơ này không? Chi tiết thì liên hệ bộ phận nào, điện thoại? Xin cảm ơn! (hufahp@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng tại Trung tâm Lưu ký tương tự như hồ sơ đăng ký các công ty niêm yết gồm một số hồ sơ cơ bản sau:
- Giấy đề nghị đăng ký chứng khoán
- Sổ đăng ký quyền sở hữu
- Thông tin về chứng khoán đăng ký
- Bản sao Giấy chứng nhận đăn ký kinh doanh và điều lệ công ty
- Hợp đồng tư vấn giữa tổ chức phát hành và công ty chứng khoán
Hồ sơ này được quy định tại Quy chế Đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký và hiện chúng tôi đã soạn thảo xong Quy chế này để trình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi ban hành. Sau khi ban hành, toàn bộ thông tin về các Quy chế của Trung tâm Lưu ký sẽ được đăng tải trên website của trung tâm tại địa chỉ: http://vsd.vn
Cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với Phòng Đăng ký chứng khoán của Trung tâm Lưu ký. Điện thoại: 04.9365374.
Hiện có rất nhiều tổ chức, công ty chứng khoán đưa ra các bản báo cáo về thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nên ứng xử như thế nào trước những bản báo cáo này? (quanghuy@yahoo.com)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Việc các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đưa ra các bản đánh giá, nhận xét về thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay cũng như dự kiến trong thời gian tới đó là quyền của các tổ chức này.
Đối với nhà đầu tư cũng sẽ phải làm quen với việc tiếp nhận rất nhiều bản đánh giá khác nhau về thị trường để tham khảo và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng tiếp nhận được rất nhiều bản đánh giá khác nhau về thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức trong nước như SSI, Chứng khoán Thăng Long, ACBS... và một số tổ chức quốc tế như HSBC, Merryliche, JP Morgan...
Nội dung các bản đánh giá này có sự khác nhau do cách tiếp cận các dữ liệu phân tích và cách thức phân tích của các tổ chức khác nhau, nên kết quả phân tích có sự khác nhau.
Với tư cách là người quản lý, tôi khuyên các nhà đầu tư nên có những cẩn trọng trong việc tiếp nhận các bản đánh giá của các tổ chức để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, tránh đầu tư dựa trên yêu tố tâm lý chi phối từ các bản đánh giá này và cũng cần phải làm quen với việc tiếp nhận các thông tin nhiều chiều trên thị trường chứng khoán.
Sau khi đưa vào quản lý thì thị trường OTC có biên độ giá không? Nhà đầu tư có thể lướt sóng trên thị trường này? (cuongtq86@gmail.com)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Dự kiến, biên độ giao động giá đối với cổ phiếu giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết là cộng, trừ 20% và chúng tôi cũng sẽ xác định và công bố giá tham chiếu cho các cổ phiếu giao dịch hàng ngày.
Việc xác định giá tham chiếu sẽ do trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện theo phương thức bình quân gia quyền giá giao dịch của loại cổ phiếu đó trong ngày và công bố ra thị trường.
Với cơ chế giao dịch thông qua thương lượng thoả thuận giữa các nhà đầu tư cũnng như giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán hoặc chào giá thông qua hệ thống tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tôi nghĩ sẽ rất khó cho nhà đầu tư khi có ý định thực hiện các giao dịch theo kiểu lướt sóng như trên thị trường giao dịch tập trung.
Hiện tại các công ty chứng khoán có bộ phận giao dịch OTC, xin ông cho biết độ an toàn trong khi giao dịch thông qua các công ty chứng khoán so với các giao dịch bên ngoài như thế nào? Liệu sau khi triển khai giao dịch tập trung trên HASTC, loại hình giao dịch như hiện nay tại các công ty chứng khoán có còn tồn tại? (Một bạn đọc)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Khi chưa có thị trường OTC có tổ chức thì việc các công ty chứng khoán tổ chức bộ phận giao dịch OTC là nhu cầu tự nhiên và không bị cấm bởi các luật liên quan.
Về mức độ an toàn tùy thuộc vào cách thức tổ chức và quản lý của từng công ty chứng khoán và các công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm về các hoạt động tổ chức giao dịch OTC của mình.
Sau khi triển khai giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng qua HASTC thì tất cả các công ty chứng khoán phải thực hiện báo cáo tất cả các giao dịch đã thực hiện đối với các công ty đã đăng ký giao dịch trên HASTC. Đồng thời phải báo cáo toàn bộ lệnh dư mua dư bán của khách hàng để Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổng hợp thành một bản thông tin chung. Toàn bộ các giao dịch đều được thực hiện thanh toán thống nhất qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
Như vậy có thể nói rằng sau khi doanh nghiệp đã đăng ký giao dịch trên trung tâm thì tất cả các giao dịch đều được phản ánh tập trung và các thị trường riêng lẻ tại các công ty chứng khoán đều được phản ánh tập trung qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Thủ tục chuyển nhượng có lâu và rủi ro như thị trường hiện tại không? Khi mua cổ phiếu ngân hàng, chuyển nhượng có bị giới hạn room 20% của Ngân hàng Nhà nước không? (Phuong Mai, Tp.HCM - phuongmai@yahoo.com)
Ông Nguyễn Quang Bảo: Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng việc đưa tất cả cổ phiếu của các công ty đại chúng vào giao dịch tập trung sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro cho tất cả các thành viên tham gia thị trường (đặc biệt là các nhà đầu tư).
Ngoài việc giảm rủi ro, dự thảo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về giao dịch trên thị trường giao dịch OTC sẽ góp phần nâng cao tính thanh khoản của các cổ phiếu trên thị trường này.
Việc giao dịch cổ phiếu ngân hàng hay bất cứ cổ phiếu của ngành nào sẽ vẫn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong lĩnh vực, ngành đó.
Xin hỏi ông Giang, trong thời gian vừa qua, Câu lạc bộ Các nhà đầu tư chứng khoán đã làm được những gì? Tôi muốn gia nhập là thành viên của hội thì cần thủ tục gì? (thanhdiachathp@yahoo.com)
Ông Đặng Xuân Giang - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà đầu tư chứng khoán: Câu lạc bộ hoạt động định kỳ mỗi tháng một buổi. Các thành viên chia sẻ với nhau kinh nghiệm đầu tư và các cơ hội ngoài ra còn trao đổi với nhau về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán nói chung cũng như một số kỹ thuật khi tham gia thị trường niêm yết.
Bạn hãy làm đơn và gửi đến Ban điều hành Câu lạc bộ qua trang web này. Câu lạc bộ mong được đón nhận bạn là thành viên.
Xin hỏi thêm TS. Nguyễn Sơn, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có xem xét việc tổ chức giao dịch tại miền Trung và Đà Nẵng không? (Nguyễn Minh Tuấn, Đà Nẵng - minhtuan12tc@yahoo.com.vn)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Tôi xin nói rõ thêm, phương thức tổ chức giao dịch cho công ty đại chúng chưa niêm yết sẽ được thực hiện tại các công ty chứng khoán theo phương thức giao dịch thoả thuận.
Kết quả giao dịch sẽ được báo cáo về Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để kiểm soát và chuyển dữ liệu sang Trung tâm Lưu ký Chứng khoán để thực hiện thanh toán bù trừ và chuyển quyền sở hữu.
Với mô hình tổ chức giao dịch như vậy, việc giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết sẽ được thực hiện tại bất kỳ một công ty chứng khoán nào, ở đâu miễn là công ty chứng khoán đó phải là thành viên giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Khi tham gia giao dịch OTC tại trung tâm thông qua các công ty chứng khoán thị thời hạn thanh toán có áp dụng theo phương thức T+3 không? (Dang Van Phuong, Hải Phòng - phuonge2@yahoo.com):
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Các giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng sẽ được thanh toán theo phương thức T+3. Chúng tôi cũng đang phối hợp với trung tâm lưu ký chứng khoán để tổ chức thực hiện thanh toán T+1 đến T+3 (tùy theo các bên đối tác lựa chọn) cho các giao dịch cực lớn.
Khi tổ chức được hệ thống, chúng tôi sẽ báo cáo Ủy ban Chứng khoán cho áp dụng.
Xin hỏi, thị trường OTC là của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, còn đối với một doanh nghiệp tham gia thị trường OTC thì lợi và không lợi là ở những điểm nào? (Nguyen Tri Chau, Nghệ An - cpxd-tm423@vnn.vn)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Theo tôi doanh nghiệp tham gia thị trường cũng có được thuận lợi rất nhiều vì hoạt động mua bán cổ phiếu của họ được diễn ra một cách công khai, minh bạch và có sự bảo đảm. Do vậy, giá trị của doanh nghiệp được thể hiện tương đối sát với thực tế.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp tham gia thị trường và thực hiện công bố thông tin một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật cũng sẽ nâng cao hình ảnh doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lợi thế khi tiếp tục phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn cũng như trong việc tạo uy tín cho các đối tác làm ăn với họ.
Tại sao ban soạn thảo đề án lại chọn các tổ chức tài chính, bảo hiểm, ngân hàng để thực hiện thí điểm vào tháng 10 mà không phải là các tổng công ty thuộc các lĩnh vực khác? Theo hình dung của các ông, những tình huống có thể xảy ra khi áp dụng phương thức quản lý giao dịch của các chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết là gì? (Một độc giả - nhat_nam@yahoo.com)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Chúng tôi có đề cập đến việc lựa chọn các tổ chức để thí điểm đưa vào thực hiện giao dịch khi triển khai thực hiện phương án giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết là các ngân hàng thương mại, tổ chức bảo hiểm... bởi lẽ, đây là các công ty đại chúng có quy mô vốn rất lớn, số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường tự do rất nhiều.
Mặt khác, các tổ chức này có hệ thống quản trị công ty rất tốt và được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm rất nhiều về các thông tin được công bố từ các tổ chức này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự kiến còn việc cụ thể sẽ dựa trên năng lực hệ thống của các thành viên thị trường cũng như Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán để quyết định đến việc lựa chọn số lượng công ty đăng ký để giao dịch trên hệ thông này.
Phương thức giao dịch đối với cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết rất linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện cũng sẽ gặp không ít những trở ngại, ví dụ như việc huỷ thanh toán của các cặp đối tác; thiếu hụt chứng khoán trong quá trình thanh toán bù trừ do lỗi sai sót của các thành viên, vì tính thanh khoản của các loại chứng khoán này không tốt như trên thị trường niêm yết.
Nếu tôi đã mua thành công hay khớp lệnh một loại cổ phiếu OTC rồi, nhưng sau đó giá của cổ phiếu OTC này tăng nhanh, tôi có thể bán lại ngay như trên thị trường OTC trao tay hiện nay không? (Phuong Mai, Tp.HCM - phuongmai@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Sau khi cổ phiếu đã đưa vào lưu ký và đăng ký giao dịch thì toàn bộ giao dịch phải được thực hiện qua hệ thống và thanh toán theo nguyên tắc T+3. Hiện nay quy định của Luật chưa cho phép bán khống. Do vậy, bạn không thể bán trao tay và cũng không thể bán cổ phiếu khi cổ phiếu chưa có trên tài khoản. Bạn có thể liên hệ với công ty chứng khoán của bạn để được tư vấn thêm về các nhu cầu tương tự.
Các ông đánh giá về thị trường OTC trong những tháng cuối năm và thời gian tới sẽ như thế nào? Phải chăng thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đang chết yểu? Các ông có đưa ra những giải pháp gì trước thực trạng trên không? (Hung, Hà Nội - quattran2007@yahoo.com)
Ông Đặng Xuân Giang: Trong buổi sinh hoạt định kỳ của Câu lạc bộ ngày 19/8/2007 nhiều ý kiến tham gia đã đánh giá rằng thị trường chung từ nay đến cuối năm có sự khởi sắc nhất định. Nguyên nhân đã được các thành viên chỉ ra:
- Nguồn tiền đầu tư gián tiếp từ nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư đã được Ngân hàng Nhà nước gián tiếp xác nhận qua việc thông báo lượng ngoại tệ mua vào từ đầu năm tới nay là khoảng trên 5 tỷ USD.
- Một số các doanh nghiệp được đánh giá là tốt chuẩn bị IPO trong thời gian tới có thể nhắc đến VOSCO, Vietcombank... sẽ tạo ra lượng cung mới cho thị trường.
- Áp lực giải ngân và cụ thể hóa danh mục đầu tư của các quỹ khi đến kỳ báo cáo thường niên.
Bạn cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đang chết yểu. Tôi cho rằng bạn đang bi quan. Thực sự, Chính phủ đã và đang chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán có những biện pháp phù hợp hơn để thị trường phát triển ổn định tiến tới vào năm 2012 thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 70% GDP.
Chào anh Minh! Tôi xin hỏi vấn đề quản lý room cho nhà đầu tư nước ngoài ở sàn Hà Nội và Tp.HCM khác nhau như thế nào? Liệu có tình trạng như thế này có thể xảy ra ở sàn Hà Nội không? Bộ phận nào quản lý công việc này? (Ngọc Hải, Hà Nội - doanhaics@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Về nguyên tắc quản lý room chung tại cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM, Trung tâm Lưu ký sẽ tính toán số liệu room nước ngoài và chuyển cho các trung tâm giao dịch vào cuối giờ chiều các ngày giao dịch. Căn cứ vào tỷ lệ này thì hệ thống giao dịch tại các trung tâm giao dịch sẽ chặn không cho các nhà đầu tư nước ngoài mua vượt quá tỷ lệ còn được phép nắm giữ.
Như tôi đã đề cập ở câu hỏi trước, lỗi nhầm tỷ lệ là một sơ xuất về mặt kỹ thuật do con người và chúng tôi sẽ khẩn trương rà soát và ban hành lại Quy chế kiểm soát nội bộ để tránh xảy những lỗi như thế này. Về lâu dài việc quản lý này sẽ được thực hiện toàn bộ bằng máy. Hiện nay chức năng quản lý room thuộc Phòng lưu ký thanh toán bù trừ thuộc Trung tâm Lưu ký.
Tôi đã mở tài khoản tại một công ty chứng khoán. Nay tôi muốn mở tài khoản tại một công ty chứng khoán khác để giao dịch cổ phiếu OTC, như vậy có được không? (Mai Huong Hà Nội - huongnm@yahoo.com)
Ông Nguyễn Quang Bảo: Theo dự thảo về giao dịch cổ phiếu OTC các nhà đầu tư vẫn chỉ được mở 1 tài khoản tại 1 công ty chứng khoán. Tài khoản này, các nhà đầu tư có thể sử dụng để mua bán các cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu OTC.
Thưa ông Minh, ngay từ tuần sau, các công ty đại chúng đã có thể nộp đơn đăng ký niêm yết và lưu ký chứng khoán để giao dịch OTC được chưa hay phải chờ đến khi có quyết định chính thức của Ủy ban Chứng khoán? (Manh Tung, Hải Phòng - manhtungacsvn@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Theo quy định của Luật thì việc đăng ký tập trung bắt đầu từ 1/1/2007. Tuy nhiên, như bạn đã biết, phương án quản lý giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết đang trong quá trình phê duyệt, chuẩn bị triển khai.
Vì vậy, hiện nay các công ty đại chúng chưa niêm yết chưa thể thực hiện đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký. Khi hệ thống quản lý này đi vào hoạt động thì Trung tâm Lưu ký sẽ có văn bản chính thức thông báo cho các tổ chức liên quan.
Xin hỏi, công ty cổ phần tham gia thị OTC có tổ chức nếu thành công, thì công ty đó có phải công bố thông tin rộng rãi không? (Nguyễn Thế Quang, Tp.HCM - quang71nguyen@yahoo.com)
Ông Phan Anh: Hiện nay chưa có những quy định chính thức về thị trường OTC có tổ chức. Tuy nhiên, nếu những công ty chưa niêm yết là công ty đại chúng theo luật chứng khoán thì phải có nghĩa vụ công bố thông tin.
Thực tế cho thấy, việc thực hiện nghĩa vụ này ở các công ty đại chúng chưa niêm yết, nhìn chung tinh thần tuân thủ chưa cao và điều này tạo ra rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư vào thị trường OTC.
Sự bảo mật của Trung tâm Lưu ký được thực hiện như thế nào? Liệu có khả năng hacker nhảy vào thay đổi dữ liệu chứng khoán hay không? (Quang Huy, Ha Noi - quanghuy@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Hiện nay hệ thống của Trung tâm Lưu ký là một hệ thống độc lập không có kết nối với các hệ thống của các thành viên, vì vậy việc hacker can thiệp vào hệ thống từ bên ngoài là không có khả năng xảy ra. Còn về nội bộ thì hệ thống được phân quyền đến từng người sử dụng theo từng nghiệp vụ.
Kính thưa ông Dũng, tôi có một câu hỏi mong ông cho ý kiến, đó là: thị trường OTC tập trung sẽ hạn chế được rủi ro, tính thanh khoản cũng dễ dàng hơn. Vậy khi cho hoạt động thị trường OTC tập trung, nó có ảnh hưởng gì nhiều đến thị trường niêm chính thức không? Và sẽ ảnh hưởng như thế nào và tới mức độ nào? (Nguyễn Văn Võ, Hà Nội - kita_yl@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Tôi cho rằng thị trường công ty đại chúng sẽ có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho thị trường niêm yết, bởi vì các doanh nghiệp tham gia thị trường này sẽ làm quen với cơ chế thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, minh bạch hóa tình hình hoạt động của doanh nghiệp và qua đó sẽ thấy được những điểm ưu việt khi tham gia thị trường chứng khoán nói chung và thị trường niêm yết nói riêng.
Tôi tin rằng nhiều doanh nghiệp sau khi tham gia thị trường công ty đại chúng một thời gian sẽ chuyển sang thị trường niêm yết và khi tham gia thị trường niêm yết họ sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn vì đã có một thời gian đăng ký giao dịch ở trên thị trường công ty đại chúng. Thị trường niêm yết do đó sẽ được hưởng lợi và phát triển nhanh hơn.
Có người cho rằng không muốn minh bách là lí do lớn đề các doanh nghiệp cổ phần hóa không niêm yết. Vậy tới đây, Nhà nước có cơ chế gì để buộc các công ty đại chúng phải minh bạch trong thông tin nhất là báo cáo bạch? (Nguyễn Thị Thuyến, Hà Nội - thuyennt@vnu.edu.vn)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Thực tế, trong thời gian vừa qua cũng có nhiều công ty đáp ứng đủ điều kiện niêm yết nhưng không đưa cổ phiếu của mình vào giao dịch trên Sở Giao dịch hoặc Trung tâm Giao dịch do ngại công bố thông tin và minh bạch hoá trong hoạt động của mình, cũng như không nhận thức đầy đủ về lợi ích của niêm yết chứng khoán.
Tuy nhiên, kể từ khi Luật Chứng khoán có hiệu lực (1/1/2007) các công ty cổ phần có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng và 100 cổ đông trở lên sẽ trở thành công ty đại chúng và có nghĩa vụ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và lưu ký cổ phiếu tập trung tại Trung tâm Lưu ký. Theo đó, các công ty đại chúng sẽ có nghĩa vụ công bố công khai thông tin theo quy định tại TT 38 - BTC.
Sau thời hạn 30/6/2007 các công ty cổ phần thuộc diện công ty đại chúng nếu không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin công khai sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 36 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Thực tế, trong thời gian vừa qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã xử lý vi phạm hành chính đối với các công ty đại chúng mà không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Xin hỏi ông Sơn và ông Dũng, một trong những yếu tố không thể thiếu trong thị trường OTC là các nhà tạo lập thị trường (market maker). Tuy nhiên trong đề án quản lý thị trường OTC mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra không thấy đề cập tới chi tiết này. Xin ông cho biết lý do? (Một độc giả - duongnguyenJP@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường là mục tiêu của các nhà lập chính sách tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay chưa có nhiều công ty chứng khoán đủ điều kiện và sẵn sàng làm nhà tạo lập thị trường, vì khi làm nhà tạo lập thị trường, công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ liên tục đưa ra giá mua, giá bán của một loại chứng khoán nhất định và phải cam kết mua bán một khối lượng cổ phiếu nhất định trong từng phiên giao dịch.
Mặc dù vậy trong đề án hiện tại chúng tôi đã thiết kế để mỗi công ty chứng khoán là một thị trường nhỏ vì họ được mua bán trực tiếp với người đầu tư. Đồng thời, các thị trường nhỏ tại các công ty chứng khoán được hòa chung với hệ thống của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để tạo ra một thị trường thống nhất.
Tôi tin rằng qua một thời gian vận hành các công ty chứng khoán sẽ nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu khi muốn trở thành một nhà tạo lập thị trường và sẽ có những bước chuẩn bị thích hợp. Vì vậy, hệ thống nhà tạo lập thị trường sẽ được hình thành vào một thời điểm thích hợp trong tương lai.
Thưa ông Minh, hiện nay việc lưu ký các chứng khoán sắp lên sàn được thực hiện qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, cụ thể là được các nhân viên tiến hành. Liệu có tình trạng can thiệp làm chậm trễ quá trình lưu ký chứng khoán để giảm đi các nguồn cung đối với các cổ phiếu của công ty có vốn điều lệ thấp hay không? Làm sao để kiếm soát được tính minh bạch của Trung tâm Lưu ký? (Nguyễn Huy L., Hà Nội - doubleg711@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Đúng là thời gian vừa qua, đặc biệt là thời điểm cuối 2006, đầu 2007 đã xảy ra hiện tượng chậm trễ trong quá trình lưu ký tại thành viên và tái lưu ký tại Trung tâm Lưu ký.
Việc này có nhiều nguyên nhân do thủ tục lưu ký thời điểm đó liên quan đến nhiều đối tượng gồm thành viên lưu ký, tổ chức phát hành, Trung tâm Lưu ký... và cũng không có quy định rõ là trong thời gian bao nhiêu thành viên lưu ký phải chuyển bộ hồ sơ lưu ký. Bộ hồ sơ lưu ký bị chuyển đi chuyển lại để lấy xác nhận nên mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, theo quy trình lưu ký hiện nay thủ tục lưu ký này chỉ diễn ra giữa thành viên lưu ký và Trung tâm Lưu ký.
Và hiện nay theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán thí trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ hồ sơ lưu ký của khách hàng thì công ty chứng khoán phải chuyển bộ hồ sơ tái lưu ký tại Trung tâm Lưu ký. Về phía Trung tâm Lưu ký, thời gian Trung tâm Lưu ký xử lý hồ sơ là 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của công ty chứng khoán.
Xin cho biết, thời điểm triển khai giao dịch OTC tại HASTC không còn nhiều, công tác chuẩn bị hiện đến đâu? (Mai Thao, Huế - maithao@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Đúng là thời gian còn lại không còn nhiều, nhưng tôi tin rằng thị trường công ty đại chúng sẽ được khai trương đúng hạn vì thực ra các công việc chuẩn bị cũng đã được thực hiện từ lâu và đang theo đúng tiến độ dự kiến, từ việc ban hành văn bản, chuẩn bị hệ thống giao dịch, hệ thống công bố thông tin và phối hợp với trung tâm lưu ký chứng khoán trong việc tổ chức thanh toán giao dịch.
Sắp tới, thị trường OTC đấu vào quản lý vào giao dịch tại các công ty chứng khoán thì thời gian giao dịch có phải là cả ngày làm việc hay cũng chỉ vào các buổi sáng như hiện nay? Và phương thức khớp lệnh có giống với thị trường tập trung như hiện nay không, có bảng giá giao dịch trực tuyến không? (Dang Van Phuong, Hải Phòng - phuonge2@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Theo dự kiến hiện tại, thời gian giao dịch của thị trường công ty đại chúng là từ 10h sáng - 3h chiều, có thể có thời gian nghỉ trưa từ 12h - 1h. Sau một thời gian áp dụng chúng tôi sẽ căn cứ vào phản ứng cụ thể của thị trường để có thể điều chỉnh thời gian theo hướng tăng thêm hoặc rút ngắn.
Để phòng chống rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, trong đó có thị trường OTC, thế giới áp dụng nhiều biện pháp vĩ mô và vi mô khác nhau, trong đó có sử dụng các công cụ tài chính phái sinh (forwards, futures, options...), Việt Nam đã cho nghiên cứu và áp dụng công cụ này chưa? (Bùi Thanh Lam, Hà Nội - luatgialam@gmail.com)
Ông Phan Anh: Thực tế, tại các thị trường phát triển trên thế giới, thị trường niêm yết có quá nhiều cơ hội và sự lựa chọn cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường đầu tư thông qua các quỹ và đây cũng là xu hướng tất yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo tôi được biết, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có những nghiên cứu để hình thành khung pháp lý cho các sản phẩm phái sinh này. Nhưng có lẽ, cũng phải mất vài năm nữa mới có thể triển khai được. Nó cũng giống như thị trường ngoại hối của Việt Nam trước đây, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thực hiện các sản phẩm này, nhưng trong thực tế thì tìnhh ình áp dụng vẫn còn rất thấp do mức độ phát triển chưa phù hợp với thị trường.
Xin hỏi ông Dũng, theo thông tin báo chí thì cuối năm nay sản phẩm của thị trường chứng khoán sẽ tăng cung đột biến, và khi này thì thị trường OTC cũng được đưa vào hoạt động, ông có nghĩ là nó sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam? Nguồn vốn trong nước thì có hạn, nguồn vốn nước ngoài thì hạn chế bởi ép room. Chắc là ta sẽ phải mở room cho người nước ngoài, vậy ông có thể cho biết dự định vào khoảng thời gian nào không? (Nguyễn Văn Võ, Hà Nội - kita_yl@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Việc tăng cung trên thị trường chứng khoán chủ yếu xảy ra khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa và bán cổ phiếu ra công chúng hoặc khi doanh nghiệp phát hành để huy động thêm vốn.
Việc đưa thị trường công ty đại chúng vào hoạt động chủ yếu là đưa giao dịch cổ phiếu không chính thức từ thị trường tự do sang thị trường giao dịch có tổ chức, do đó về cơ bản không ảnh hưởng đến cung chứng khoán.
Về việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân tôi cho rằng là một giải pháp cần thiết nhưng phải tính toán mức độ và thời điểm thích hợp.
Cuộc giao lưu có sự tham dự của Tiến sĩ Nguyễn Sơn - Phó trưởng ban Phát triển thị trường chứng khoán - Ủy ban Chứng khoán, Thạc sĩ Trần Văn Dũng - Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ông Phạm Trung Minh, Phó phòng Lưu ký - Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, ông Đặng Xuân Giang - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà đầu tư chứng khoán, ông Nguyễn Quang Bảo, Phó giám đốc Khối dịch vụ chứng khoán kiêm Giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) - chi nhánh Hải Phòng, ông Phan Anh - Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Hà Nội.
Cuộc giao lưu được thực hiện tại địa chỉ www.giaoluu.dddn.com.vn và đăng tải đồng thời trên VnEconomy. Chúng tôi xin giới thiệu những nội dung chính của cuộc giao lưu này.
Xin ông Nguyễn Sơn cho biết thông tin về lộ trình cũng như kế hoạch thành lập sàn OTC ở Hà Nội trong thời gian tới? (Nguyen Thang, Hà Nội - gate_vn@yahoo.com)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Theo phương án Ủy ban Chứng khoán đang trình Bộ Tài chính, dự kiến đề án tổ chức quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết sẽ được triển khai thực hiện đầu năm 2008. Bước đầu chúng tôi sẽ tổ chức giao dịch cổ phiếu cho các công ty đại chúng có hệ thống quản trị công ty tốt như các ngân hàng thương mại, các tổ chức bảo hiểm và các định chế tài chính khác.
Số lượng công ty tổ chức giao dịch trong giai đoạn đầu này sẽ dựa trên năng lực hệ thống của các công ty chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Và đến giữa năm 2008, chúng tôi sẽ tổ chức giao dịch cho tất các các công ty đại chúng đã đăng ký với Ủy ban
Chứng khoán theo tinh thần của Luật Chứng khoán.
Một công ty đại chúng tham gia vào thị trường OTC thì cần những thủ tục nào? Các thủ tục này có gì khác so với các thủ tục khi đăng ký niêm yết trên hai sàn HOSE và HASTC? (Dang Van Phuong, Hải Phòng - phuonge2@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng - Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội: Để tham gia thị trường OTC có tổ chức, công ty đại chúng phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán, đồng thời đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và được một công ty chứng khoán giới thiệu làm thủ tục đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Thủ tục đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đơn giản hơn nhiều so với thủ tục niêm yết cả về hồ sơ lẫn thời gian xem xét.
Về hồ sơ, chủ yếu bao gồm đơn đăng ký, hồ sơ công ty đại chúng đã nộp cho Ủy ban Chứng khoán và giấy chứng nhận đăng ký lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Về thời gian, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ xem xét và thông báo kết quả cho công ty đại chúng trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Sự việc nhầm về tỷ lệ “room” cho nhà đầu tư nước ngoài của STB đã gây nên nhiều tranh cãi. Vậy Trung tâm Lưu ký có ý kiến gì về vấn đề này? (Quang Huy, Hà Nội - quanghuy@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Việc nhầm room đúng là đã gây ra ảnh hưởng nhất định đến giá cổ phiếu trên thị trường. Sau khi kiểm tra, Trung tâm Lưu ký nhận định đây là một lỗi kỹ thuật do nhân viên nghiệp vụ đã nhập nhầm tỷ lệ room.
Qua sự việc này, về phía Trung tâm Lưu ký, ngoài việc kiểm điểm nhân viên nghiệp vụ, chúng tôi sẽ cho rà soát lại quy trình kiểm soát nội bộ để tránh những sơ xuất kỹ thuật có thể xảy ra như trên.
Tôi ở Cần Thơ và đang đầu tư cổ phiếu trên OTC. Khi mà các giao dịch OTC được đưa vào tập trung, những nhà đầu tư ở xa phải giao dịch thế nào? (Huy Bằng Giang, Cần Thơ)
Ông Nguyễn Quang Bảo: Theo dự thảo giao dịch cổ phiếu OTC, các nhà đầu tư phải mở một tài khoản tại một công ty chứng khoán để giao dịch các cổ phiếu này.
Đối với những nhà đầu tư ở xa, nên lựa chọn các công ty chứng khoán có thể cung cấp các dịch vụ nhân lệnh từ xa qua điện thoại, Internet... để giao dịch.
Tôi được biết Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tiến hành thử nghiệm tại một số công ty chứng khoán vào tháng 10 để chuẩn bị chính thức thực hiện vào đầu năm 2008. Xin ông cho biết tiêu chí lựa chọn công ty chứng khoán tham gia như thế nào? Liệu có không công bằng cho các công ty chứng khoán còn lại đã là thành viên của HASTC không? (Quang Huy, Hà Nội - quanghuy@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đang thực hiện thử nghiệm giải pháp kết nối giao dịch từ xa và động viên một số công ty chứng khoán tham gia thử nghiệm.
Đối với các thành viên khác nếu có nhu cầu, chúng tôi hoan nghênh tham gia ngay từ giai đoạn đầu này, không có hạn chế. Nếu công ty chứng khoán thành viên nào sẵn sàng cùng chúng tôi thử nghiệm vui lòng đăng ký với chúng tôi.
Xin hỏi thủ tục để công ty đại chúng đăng ký lưu ký chứng khoán gồm những gì? Trang web của Trung tâm Lưu ký có đăng tải bộ hồ sơ này không? Chi tiết thì liên hệ bộ phận nào, điện thoại? Xin cảm ơn! (hufahp@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng tại Trung tâm Lưu ký tương tự như hồ sơ đăng ký các công ty niêm yết gồm một số hồ sơ cơ bản sau:
- Giấy đề nghị đăng ký chứng khoán
- Sổ đăng ký quyền sở hữu
- Thông tin về chứng khoán đăng ký
- Bản sao Giấy chứng nhận đăn ký kinh doanh và điều lệ công ty
- Hợp đồng tư vấn giữa tổ chức phát hành và công ty chứng khoán
Hồ sơ này được quy định tại Quy chế Đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký và hiện chúng tôi đã soạn thảo xong Quy chế này để trình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi ban hành. Sau khi ban hành, toàn bộ thông tin về các Quy chế của Trung tâm Lưu ký sẽ được đăng tải trên website của trung tâm tại địa chỉ: http://vsd.vn
Cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với Phòng Đăng ký chứng khoán của Trung tâm Lưu ký. Điện thoại: 04.9365374.
Hiện có rất nhiều tổ chức, công ty chứng khoán đưa ra các bản báo cáo về thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nên ứng xử như thế nào trước những bản báo cáo này? (quanghuy@yahoo.com)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Việc các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đưa ra các bản đánh giá, nhận xét về thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay cũng như dự kiến trong thời gian tới đó là quyền của các tổ chức này.
Đối với nhà đầu tư cũng sẽ phải làm quen với việc tiếp nhận rất nhiều bản đánh giá khác nhau về thị trường để tham khảo và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng tiếp nhận được rất nhiều bản đánh giá khác nhau về thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức trong nước như SSI, Chứng khoán Thăng Long, ACBS... và một số tổ chức quốc tế như HSBC, Merryliche, JP Morgan...
Nội dung các bản đánh giá này có sự khác nhau do cách tiếp cận các dữ liệu phân tích và cách thức phân tích của các tổ chức khác nhau, nên kết quả phân tích có sự khác nhau.
Với tư cách là người quản lý, tôi khuyên các nhà đầu tư nên có những cẩn trọng trong việc tiếp nhận các bản đánh giá của các tổ chức để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, tránh đầu tư dựa trên yêu tố tâm lý chi phối từ các bản đánh giá này và cũng cần phải làm quen với việc tiếp nhận các thông tin nhiều chiều trên thị trường chứng khoán.
Sau khi đưa vào quản lý thì thị trường OTC có biên độ giá không? Nhà đầu tư có thể lướt sóng trên thị trường này? (cuongtq86@gmail.com)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Dự kiến, biên độ giao động giá đối với cổ phiếu giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết là cộng, trừ 20% và chúng tôi cũng sẽ xác định và công bố giá tham chiếu cho các cổ phiếu giao dịch hàng ngày.
Việc xác định giá tham chiếu sẽ do trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện theo phương thức bình quân gia quyền giá giao dịch của loại cổ phiếu đó trong ngày và công bố ra thị trường.
Với cơ chế giao dịch thông qua thương lượng thoả thuận giữa các nhà đầu tư cũnng như giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán hoặc chào giá thông qua hệ thống tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tôi nghĩ sẽ rất khó cho nhà đầu tư khi có ý định thực hiện các giao dịch theo kiểu lướt sóng như trên thị trường giao dịch tập trung.
Hiện tại các công ty chứng khoán có bộ phận giao dịch OTC, xin ông cho biết độ an toàn trong khi giao dịch thông qua các công ty chứng khoán so với các giao dịch bên ngoài như thế nào? Liệu sau khi triển khai giao dịch tập trung trên HASTC, loại hình giao dịch như hiện nay tại các công ty chứng khoán có còn tồn tại? (Một bạn đọc)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Khi chưa có thị trường OTC có tổ chức thì việc các công ty chứng khoán tổ chức bộ phận giao dịch OTC là nhu cầu tự nhiên và không bị cấm bởi các luật liên quan.
Về mức độ an toàn tùy thuộc vào cách thức tổ chức và quản lý của từng công ty chứng khoán và các công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm về các hoạt động tổ chức giao dịch OTC của mình.
Sau khi triển khai giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng qua HASTC thì tất cả các công ty chứng khoán phải thực hiện báo cáo tất cả các giao dịch đã thực hiện đối với các công ty đã đăng ký giao dịch trên HASTC. Đồng thời phải báo cáo toàn bộ lệnh dư mua dư bán của khách hàng để Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổng hợp thành một bản thông tin chung. Toàn bộ các giao dịch đều được thực hiện thanh toán thống nhất qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
Như vậy có thể nói rằng sau khi doanh nghiệp đã đăng ký giao dịch trên trung tâm thì tất cả các giao dịch đều được phản ánh tập trung và các thị trường riêng lẻ tại các công ty chứng khoán đều được phản ánh tập trung qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Thủ tục chuyển nhượng có lâu và rủi ro như thị trường hiện tại không? Khi mua cổ phiếu ngân hàng, chuyển nhượng có bị giới hạn room 20% của Ngân hàng Nhà nước không? (Phuong Mai, Tp.HCM - phuongmai@yahoo.com)
Ông Nguyễn Quang Bảo: Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng việc đưa tất cả cổ phiếu của các công ty đại chúng vào giao dịch tập trung sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro cho tất cả các thành viên tham gia thị trường (đặc biệt là các nhà đầu tư).
Ngoài việc giảm rủi ro, dự thảo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về giao dịch trên thị trường giao dịch OTC sẽ góp phần nâng cao tính thanh khoản của các cổ phiếu trên thị trường này.
Việc giao dịch cổ phiếu ngân hàng hay bất cứ cổ phiếu của ngành nào sẽ vẫn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong lĩnh vực, ngành đó.
Xin hỏi ông Giang, trong thời gian vừa qua, Câu lạc bộ Các nhà đầu tư chứng khoán đã làm được những gì? Tôi muốn gia nhập là thành viên của hội thì cần thủ tục gì? (thanhdiachathp@yahoo.com)
Ông Đặng Xuân Giang - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà đầu tư chứng khoán: Câu lạc bộ hoạt động định kỳ mỗi tháng một buổi. Các thành viên chia sẻ với nhau kinh nghiệm đầu tư và các cơ hội ngoài ra còn trao đổi với nhau về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán nói chung cũng như một số kỹ thuật khi tham gia thị trường niêm yết.
Bạn hãy làm đơn và gửi đến Ban điều hành Câu lạc bộ qua trang web này. Câu lạc bộ mong được đón nhận bạn là thành viên.
Xin hỏi thêm TS. Nguyễn Sơn, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có xem xét việc tổ chức giao dịch tại miền Trung và Đà Nẵng không? (Nguyễn Minh Tuấn, Đà Nẵng - minhtuan12tc@yahoo.com.vn)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Tôi xin nói rõ thêm, phương thức tổ chức giao dịch cho công ty đại chúng chưa niêm yết sẽ được thực hiện tại các công ty chứng khoán theo phương thức giao dịch thoả thuận.
Kết quả giao dịch sẽ được báo cáo về Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để kiểm soát và chuyển dữ liệu sang Trung tâm Lưu ký Chứng khoán để thực hiện thanh toán bù trừ và chuyển quyền sở hữu.
Với mô hình tổ chức giao dịch như vậy, việc giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết sẽ được thực hiện tại bất kỳ một công ty chứng khoán nào, ở đâu miễn là công ty chứng khoán đó phải là thành viên giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Khi tham gia giao dịch OTC tại trung tâm thông qua các công ty chứng khoán thị thời hạn thanh toán có áp dụng theo phương thức T+3 không? (Dang Van Phuong, Hải Phòng - phuonge2@yahoo.com):
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Các giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng sẽ được thanh toán theo phương thức T+3. Chúng tôi cũng đang phối hợp với trung tâm lưu ký chứng khoán để tổ chức thực hiện thanh toán T+1 đến T+3 (tùy theo các bên đối tác lựa chọn) cho các giao dịch cực lớn.
Khi tổ chức được hệ thống, chúng tôi sẽ báo cáo Ủy ban Chứng khoán cho áp dụng.
Xin hỏi, thị trường OTC là của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, còn đối với một doanh nghiệp tham gia thị trường OTC thì lợi và không lợi là ở những điểm nào? (Nguyen Tri Chau, Nghệ An - cpxd-tm423@vnn.vn)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Theo tôi doanh nghiệp tham gia thị trường cũng có được thuận lợi rất nhiều vì hoạt động mua bán cổ phiếu của họ được diễn ra một cách công khai, minh bạch và có sự bảo đảm. Do vậy, giá trị của doanh nghiệp được thể hiện tương đối sát với thực tế.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp tham gia thị trường và thực hiện công bố thông tin một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật cũng sẽ nâng cao hình ảnh doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lợi thế khi tiếp tục phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn cũng như trong việc tạo uy tín cho các đối tác làm ăn với họ.
Tại sao ban soạn thảo đề án lại chọn các tổ chức tài chính, bảo hiểm, ngân hàng để thực hiện thí điểm vào tháng 10 mà không phải là các tổng công ty thuộc các lĩnh vực khác? Theo hình dung của các ông, những tình huống có thể xảy ra khi áp dụng phương thức quản lý giao dịch của các chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết là gì? (Một độc giả - nhat_nam@yahoo.com)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Chúng tôi có đề cập đến việc lựa chọn các tổ chức để thí điểm đưa vào thực hiện giao dịch khi triển khai thực hiện phương án giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết là các ngân hàng thương mại, tổ chức bảo hiểm... bởi lẽ, đây là các công ty đại chúng có quy mô vốn rất lớn, số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường tự do rất nhiều.
Mặt khác, các tổ chức này có hệ thống quản trị công ty rất tốt và được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm rất nhiều về các thông tin được công bố từ các tổ chức này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự kiến còn việc cụ thể sẽ dựa trên năng lực hệ thống của các thành viên thị trường cũng như Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán để quyết định đến việc lựa chọn số lượng công ty đăng ký để giao dịch trên hệ thông này.
Phương thức giao dịch đối với cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết rất linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện cũng sẽ gặp không ít những trở ngại, ví dụ như việc huỷ thanh toán của các cặp đối tác; thiếu hụt chứng khoán trong quá trình thanh toán bù trừ do lỗi sai sót của các thành viên, vì tính thanh khoản của các loại chứng khoán này không tốt như trên thị trường niêm yết.
Nếu tôi đã mua thành công hay khớp lệnh một loại cổ phiếu OTC rồi, nhưng sau đó giá của cổ phiếu OTC này tăng nhanh, tôi có thể bán lại ngay như trên thị trường OTC trao tay hiện nay không? (Phuong Mai, Tp.HCM - phuongmai@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Sau khi cổ phiếu đã đưa vào lưu ký và đăng ký giao dịch thì toàn bộ giao dịch phải được thực hiện qua hệ thống và thanh toán theo nguyên tắc T+3. Hiện nay quy định của Luật chưa cho phép bán khống. Do vậy, bạn không thể bán trao tay và cũng không thể bán cổ phiếu khi cổ phiếu chưa có trên tài khoản. Bạn có thể liên hệ với công ty chứng khoán của bạn để được tư vấn thêm về các nhu cầu tương tự.
Các ông đánh giá về thị trường OTC trong những tháng cuối năm và thời gian tới sẽ như thế nào? Phải chăng thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đang chết yểu? Các ông có đưa ra những giải pháp gì trước thực trạng trên không? (Hung, Hà Nội - quattran2007@yahoo.com)
Ông Đặng Xuân Giang: Trong buổi sinh hoạt định kỳ của Câu lạc bộ ngày 19/8/2007 nhiều ý kiến tham gia đã đánh giá rằng thị trường chung từ nay đến cuối năm có sự khởi sắc nhất định. Nguyên nhân đã được các thành viên chỉ ra:
- Nguồn tiền đầu tư gián tiếp từ nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư đã được Ngân hàng Nhà nước gián tiếp xác nhận qua việc thông báo lượng ngoại tệ mua vào từ đầu năm tới nay là khoảng trên 5 tỷ USD.
- Một số các doanh nghiệp được đánh giá là tốt chuẩn bị IPO trong thời gian tới có thể nhắc đến VOSCO, Vietcombank... sẽ tạo ra lượng cung mới cho thị trường.
- Áp lực giải ngân và cụ thể hóa danh mục đầu tư của các quỹ khi đến kỳ báo cáo thường niên.
Bạn cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đang chết yểu. Tôi cho rằng bạn đang bi quan. Thực sự, Chính phủ đã và đang chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán có những biện pháp phù hợp hơn để thị trường phát triển ổn định tiến tới vào năm 2012 thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 70% GDP.
Chào anh Minh! Tôi xin hỏi vấn đề quản lý room cho nhà đầu tư nước ngoài ở sàn Hà Nội và Tp.HCM khác nhau như thế nào? Liệu có tình trạng như thế này có thể xảy ra ở sàn Hà Nội không? Bộ phận nào quản lý công việc này? (Ngọc Hải, Hà Nội - doanhaics@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Về nguyên tắc quản lý room chung tại cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM, Trung tâm Lưu ký sẽ tính toán số liệu room nước ngoài và chuyển cho các trung tâm giao dịch vào cuối giờ chiều các ngày giao dịch. Căn cứ vào tỷ lệ này thì hệ thống giao dịch tại các trung tâm giao dịch sẽ chặn không cho các nhà đầu tư nước ngoài mua vượt quá tỷ lệ còn được phép nắm giữ.
Như tôi đã đề cập ở câu hỏi trước, lỗi nhầm tỷ lệ là một sơ xuất về mặt kỹ thuật do con người và chúng tôi sẽ khẩn trương rà soát và ban hành lại Quy chế kiểm soát nội bộ để tránh xảy những lỗi như thế này. Về lâu dài việc quản lý này sẽ được thực hiện toàn bộ bằng máy. Hiện nay chức năng quản lý room thuộc Phòng lưu ký thanh toán bù trừ thuộc Trung tâm Lưu ký.
Tôi đã mở tài khoản tại một công ty chứng khoán. Nay tôi muốn mở tài khoản tại một công ty chứng khoán khác để giao dịch cổ phiếu OTC, như vậy có được không? (Mai Huong Hà Nội - huongnm@yahoo.com)
Ông Nguyễn Quang Bảo: Theo dự thảo về giao dịch cổ phiếu OTC các nhà đầu tư vẫn chỉ được mở 1 tài khoản tại 1 công ty chứng khoán. Tài khoản này, các nhà đầu tư có thể sử dụng để mua bán các cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu OTC.
Thưa ông Minh, ngay từ tuần sau, các công ty đại chúng đã có thể nộp đơn đăng ký niêm yết và lưu ký chứng khoán để giao dịch OTC được chưa hay phải chờ đến khi có quyết định chính thức của Ủy ban Chứng khoán? (Manh Tung, Hải Phòng - manhtungacsvn@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Theo quy định của Luật thì việc đăng ký tập trung bắt đầu từ 1/1/2007. Tuy nhiên, như bạn đã biết, phương án quản lý giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết đang trong quá trình phê duyệt, chuẩn bị triển khai.
Vì vậy, hiện nay các công ty đại chúng chưa niêm yết chưa thể thực hiện đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký. Khi hệ thống quản lý này đi vào hoạt động thì Trung tâm Lưu ký sẽ có văn bản chính thức thông báo cho các tổ chức liên quan.
Xin hỏi, công ty cổ phần tham gia thị OTC có tổ chức nếu thành công, thì công ty đó có phải công bố thông tin rộng rãi không? (Nguyễn Thế Quang, Tp.HCM - quang71nguyen@yahoo.com)
Ông Phan Anh: Hiện nay chưa có những quy định chính thức về thị trường OTC có tổ chức. Tuy nhiên, nếu những công ty chưa niêm yết là công ty đại chúng theo luật chứng khoán thì phải có nghĩa vụ công bố thông tin.
Thực tế cho thấy, việc thực hiện nghĩa vụ này ở các công ty đại chúng chưa niêm yết, nhìn chung tinh thần tuân thủ chưa cao và điều này tạo ra rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư vào thị trường OTC.
Sự bảo mật của Trung tâm Lưu ký được thực hiện như thế nào? Liệu có khả năng hacker nhảy vào thay đổi dữ liệu chứng khoán hay không? (Quang Huy, Ha Noi - quanghuy@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Hiện nay hệ thống của Trung tâm Lưu ký là một hệ thống độc lập không có kết nối với các hệ thống của các thành viên, vì vậy việc hacker can thiệp vào hệ thống từ bên ngoài là không có khả năng xảy ra. Còn về nội bộ thì hệ thống được phân quyền đến từng người sử dụng theo từng nghiệp vụ.
Kính thưa ông Dũng, tôi có một câu hỏi mong ông cho ý kiến, đó là: thị trường OTC tập trung sẽ hạn chế được rủi ro, tính thanh khoản cũng dễ dàng hơn. Vậy khi cho hoạt động thị trường OTC tập trung, nó có ảnh hưởng gì nhiều đến thị trường niêm chính thức không? Và sẽ ảnh hưởng như thế nào và tới mức độ nào? (Nguyễn Văn Võ, Hà Nội - kita_yl@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Tôi cho rằng thị trường công ty đại chúng sẽ có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho thị trường niêm yết, bởi vì các doanh nghiệp tham gia thị trường này sẽ làm quen với cơ chế thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, minh bạch hóa tình hình hoạt động của doanh nghiệp và qua đó sẽ thấy được những điểm ưu việt khi tham gia thị trường chứng khoán nói chung và thị trường niêm yết nói riêng.
Tôi tin rằng nhiều doanh nghiệp sau khi tham gia thị trường công ty đại chúng một thời gian sẽ chuyển sang thị trường niêm yết và khi tham gia thị trường niêm yết họ sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn vì đã có một thời gian đăng ký giao dịch ở trên thị trường công ty đại chúng. Thị trường niêm yết do đó sẽ được hưởng lợi và phát triển nhanh hơn.
Có người cho rằng không muốn minh bách là lí do lớn đề các doanh nghiệp cổ phần hóa không niêm yết. Vậy tới đây, Nhà nước có cơ chế gì để buộc các công ty đại chúng phải minh bạch trong thông tin nhất là báo cáo bạch? (Nguyễn Thị Thuyến, Hà Nội - thuyennt@vnu.edu.vn)
Tiến sĩ Nguyễn Sơn: Thực tế, trong thời gian vừa qua cũng có nhiều công ty đáp ứng đủ điều kiện niêm yết nhưng không đưa cổ phiếu của mình vào giao dịch trên Sở Giao dịch hoặc Trung tâm Giao dịch do ngại công bố thông tin và minh bạch hoá trong hoạt động của mình, cũng như không nhận thức đầy đủ về lợi ích của niêm yết chứng khoán.
Tuy nhiên, kể từ khi Luật Chứng khoán có hiệu lực (1/1/2007) các công ty cổ phần có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng và 100 cổ đông trở lên sẽ trở thành công ty đại chúng và có nghĩa vụ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và lưu ký cổ phiếu tập trung tại Trung tâm Lưu ký. Theo đó, các công ty đại chúng sẽ có nghĩa vụ công bố công khai thông tin theo quy định tại TT 38 - BTC.
Sau thời hạn 30/6/2007 các công ty cổ phần thuộc diện công ty đại chúng nếu không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin công khai sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 36 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Thực tế, trong thời gian vừa qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã xử lý vi phạm hành chính đối với các công ty đại chúng mà không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Xin hỏi ông Sơn và ông Dũng, một trong những yếu tố không thể thiếu trong thị trường OTC là các nhà tạo lập thị trường (market maker). Tuy nhiên trong đề án quản lý thị trường OTC mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra không thấy đề cập tới chi tiết này. Xin ông cho biết lý do? (Một độc giả - duongnguyenJP@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường là mục tiêu của các nhà lập chính sách tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay chưa có nhiều công ty chứng khoán đủ điều kiện và sẵn sàng làm nhà tạo lập thị trường, vì khi làm nhà tạo lập thị trường, công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ liên tục đưa ra giá mua, giá bán của một loại chứng khoán nhất định và phải cam kết mua bán một khối lượng cổ phiếu nhất định trong từng phiên giao dịch.
Mặc dù vậy trong đề án hiện tại chúng tôi đã thiết kế để mỗi công ty chứng khoán là một thị trường nhỏ vì họ được mua bán trực tiếp với người đầu tư. Đồng thời, các thị trường nhỏ tại các công ty chứng khoán được hòa chung với hệ thống của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để tạo ra một thị trường thống nhất.
Tôi tin rằng qua một thời gian vận hành các công ty chứng khoán sẽ nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu khi muốn trở thành một nhà tạo lập thị trường và sẽ có những bước chuẩn bị thích hợp. Vì vậy, hệ thống nhà tạo lập thị trường sẽ được hình thành vào một thời điểm thích hợp trong tương lai.
Thưa ông Minh, hiện nay việc lưu ký các chứng khoán sắp lên sàn được thực hiện qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, cụ thể là được các nhân viên tiến hành. Liệu có tình trạng can thiệp làm chậm trễ quá trình lưu ký chứng khoán để giảm đi các nguồn cung đối với các cổ phiếu của công ty có vốn điều lệ thấp hay không? Làm sao để kiếm soát được tính minh bạch của Trung tâm Lưu ký? (Nguyễn Huy L., Hà Nội - doubleg711@yahoo.com)
Ông Phạm Trung Minh: Đúng là thời gian vừa qua, đặc biệt là thời điểm cuối 2006, đầu 2007 đã xảy ra hiện tượng chậm trễ trong quá trình lưu ký tại thành viên và tái lưu ký tại Trung tâm Lưu ký.
Việc này có nhiều nguyên nhân do thủ tục lưu ký thời điểm đó liên quan đến nhiều đối tượng gồm thành viên lưu ký, tổ chức phát hành, Trung tâm Lưu ký... và cũng không có quy định rõ là trong thời gian bao nhiêu thành viên lưu ký phải chuyển bộ hồ sơ lưu ký. Bộ hồ sơ lưu ký bị chuyển đi chuyển lại để lấy xác nhận nên mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, theo quy trình lưu ký hiện nay thủ tục lưu ký này chỉ diễn ra giữa thành viên lưu ký và Trung tâm Lưu ký.
Và hiện nay theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán thí trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ hồ sơ lưu ký của khách hàng thì công ty chứng khoán phải chuyển bộ hồ sơ tái lưu ký tại Trung tâm Lưu ký. Về phía Trung tâm Lưu ký, thời gian Trung tâm Lưu ký xử lý hồ sơ là 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của công ty chứng khoán.
Xin cho biết, thời điểm triển khai giao dịch OTC tại HASTC không còn nhiều, công tác chuẩn bị hiện đến đâu? (Mai Thao, Huế - maithao@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Đúng là thời gian còn lại không còn nhiều, nhưng tôi tin rằng thị trường công ty đại chúng sẽ được khai trương đúng hạn vì thực ra các công việc chuẩn bị cũng đã được thực hiện từ lâu và đang theo đúng tiến độ dự kiến, từ việc ban hành văn bản, chuẩn bị hệ thống giao dịch, hệ thống công bố thông tin và phối hợp với trung tâm lưu ký chứng khoán trong việc tổ chức thanh toán giao dịch.
Sắp tới, thị trường OTC đấu vào quản lý vào giao dịch tại các công ty chứng khoán thì thời gian giao dịch có phải là cả ngày làm việc hay cũng chỉ vào các buổi sáng như hiện nay? Và phương thức khớp lệnh có giống với thị trường tập trung như hiện nay không, có bảng giá giao dịch trực tuyến không? (Dang Van Phuong, Hải Phòng - phuonge2@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Theo dự kiến hiện tại, thời gian giao dịch của thị trường công ty đại chúng là từ 10h sáng - 3h chiều, có thể có thời gian nghỉ trưa từ 12h - 1h. Sau một thời gian áp dụng chúng tôi sẽ căn cứ vào phản ứng cụ thể của thị trường để có thể điều chỉnh thời gian theo hướng tăng thêm hoặc rút ngắn.
Để phòng chống rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, trong đó có thị trường OTC, thế giới áp dụng nhiều biện pháp vĩ mô và vi mô khác nhau, trong đó có sử dụng các công cụ tài chính phái sinh (forwards, futures, options...), Việt Nam đã cho nghiên cứu và áp dụng công cụ này chưa? (Bùi Thanh Lam, Hà Nội - luatgialam@gmail.com)
Ông Phan Anh: Thực tế, tại các thị trường phát triển trên thế giới, thị trường niêm yết có quá nhiều cơ hội và sự lựa chọn cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường đầu tư thông qua các quỹ và đây cũng là xu hướng tất yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo tôi được biết, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có những nghiên cứu để hình thành khung pháp lý cho các sản phẩm phái sinh này. Nhưng có lẽ, cũng phải mất vài năm nữa mới có thể triển khai được. Nó cũng giống như thị trường ngoại hối của Việt Nam trước đây, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thực hiện các sản phẩm này, nhưng trong thực tế thì tìnhh ình áp dụng vẫn còn rất thấp do mức độ phát triển chưa phù hợp với thị trường.
Xin hỏi ông Dũng, theo thông tin báo chí thì cuối năm nay sản phẩm của thị trường chứng khoán sẽ tăng cung đột biến, và khi này thì thị trường OTC cũng được đưa vào hoạt động, ông có nghĩ là nó sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam? Nguồn vốn trong nước thì có hạn, nguồn vốn nước ngoài thì hạn chế bởi ép room. Chắc là ta sẽ phải mở room cho người nước ngoài, vậy ông có thể cho biết dự định vào khoảng thời gian nào không? (Nguyễn Văn Võ, Hà Nội - kita_yl@yahoo.com)
Thạc sĩ Trần Văn Dũng: Việc tăng cung trên thị trường chứng khoán chủ yếu xảy ra khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa và bán cổ phiếu ra công chúng hoặc khi doanh nghiệp phát hành để huy động thêm vốn.
Việc đưa thị trường công ty đại chúng vào hoạt động chủ yếu là đưa giao dịch cổ phiếu không chính thức từ thị trường tự do sang thị trường giao dịch có tổ chức, do đó về cơ bản không ảnh hưởng đến cung chứng khoán.
Về việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân tôi cho rằng là một giải pháp cần thiết nhưng phải tính toán mức độ và thời điểm thích hợp.