Giao dịch nội gián có thể ngồi tù
Những người bị phát hiện giao dịch nội gián và thao túng giá chứng khoán có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự
Dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đang được Quốc hội khóa XII thảo luận. Dự luật đã bổ sung một số tội danh mới trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán.
Nếu dự luật được Quốc hội thông qua, những người bị phát hiện giao dịch nội gián và thao túng giá chứng khoán có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Dự luật bổ sung 4 tội danh mới trong lĩnh vực chứng khoán
Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật khi chào bán, niêm yết hoặc giao dịch chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội gian lận và lừa đảo trong giao dịch chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán.
Theo một số luật sư, 4 tội danh mới này còn quá ít so với những quy định về các hành vi bị cấm trong Luật Chứng khoán. Luật ban hành ngày 29/6/2006 quy định các hành vi bị cấm gồm: trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.
Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác, tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán, kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán.
Luật Chứng khoán còn quy định: 6ổ chức, cá nhân vi phạm quy định về các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo thì bị phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cá nhân, tổ chức nào bị đưa ra tòa hình sự, tất cả các trường hợp vi phạm những điều bị cấm chỉ bị xử phạt hành chính, kể cả giao dịch nội gián.
Thí dụ: bà Nguyễn Thị Vân Trang, cán bộ Phòng Tài chính Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai (XMC) đã có hành vi giao dịch nội gián cổ phiếu của XMC nhưng chỉ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng vào ngày 6/10 vừa qua.
Cần có văn bản hướng dẫn chi tiết
Theo các chuyên gia, chưa có ai bị xử lý hình sự trong lĩnh vực chứng khoán, nguyên nhân là do Luật Chứng khoán đã cho phép truy cứu hình sự hành vi vi phạm luật này, nhưng chưa có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết hành vi nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức độ nặng nhẹ ra sao và thời gian phạt tù cho từng tội là bao nhiều năm, tháng.
Ngay cả quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng còn nhiều bất cập, chẳng hạn như hành vi gian lận và lừa đảo trong giao dịch chứng khoán chỉ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng đối với tổ chức.
Trong khi đó, gian lận và lừa đảo trong lĩnh vực khác có thể phạt tù 10-15 năm. Hơn nữa quy định tiền phạt đối với cá nhân và tổ chức gần bằng nhau và quá thấp cho nên vi phạm ngày càng tăng, nhất là phát hành cổ phiếu chui và giao dịch nội bộ không thèm báo cáo bởi vì vài chục triệu đồng tiền phạt so với phát hành thu về hàng trăm tỷ đồng chỉ là hạt bụi.
Do vậy, sau khi Quốc hội thông qua những tội danh mới trong lĩnh vực chứng khoán, cần thiết phải có nghị định hướng dẫn thực hiện luật, trong đó quy định rõ mức độ nặng nhẹ của từng tội và thời gian phạt tù và cho phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng mức xử phạt tiền, chẳng hạn mức phạt tối đa có thể là 5% của tổng trị giá phát hành cổ phiếu chui.
Hơn nữa, cần bổ sung thêm một số tội hình sự nữa trong lĩnh vực chứng khoán như: người bị cấm giao dịch chứng khoán nhưng mượn danh người khác để mua bán chứng khoán, giao dịch giả tạo, cung cấp tài liệu giả, làm sai lệch hoặc tiêu huỷ tài liệu giao dịch để lừa đảo và tung tin đồn sai sự thật làm khuynh đảo thị trường chứng khoán và gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Nếu dự luật được Quốc hội thông qua, những người bị phát hiện giao dịch nội gián và thao túng giá chứng khoán có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Dự luật bổ sung 4 tội danh mới trong lĩnh vực chứng khoán
Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật khi chào bán, niêm yết hoặc giao dịch chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội gian lận và lừa đảo trong giao dịch chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán.
Theo một số luật sư, 4 tội danh mới này còn quá ít so với những quy định về các hành vi bị cấm trong Luật Chứng khoán. Luật ban hành ngày 29/6/2006 quy định các hành vi bị cấm gồm: trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.
Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác, tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán, kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán.
Luật Chứng khoán còn quy định: 6ổ chức, cá nhân vi phạm quy định về các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo thì bị phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cá nhân, tổ chức nào bị đưa ra tòa hình sự, tất cả các trường hợp vi phạm những điều bị cấm chỉ bị xử phạt hành chính, kể cả giao dịch nội gián.
Thí dụ: bà Nguyễn Thị Vân Trang, cán bộ Phòng Tài chính Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai (XMC) đã có hành vi giao dịch nội gián cổ phiếu của XMC nhưng chỉ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng vào ngày 6/10 vừa qua.
Cần có văn bản hướng dẫn chi tiết
Theo các chuyên gia, chưa có ai bị xử lý hình sự trong lĩnh vực chứng khoán, nguyên nhân là do Luật Chứng khoán đã cho phép truy cứu hình sự hành vi vi phạm luật này, nhưng chưa có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết hành vi nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức độ nặng nhẹ ra sao và thời gian phạt tù cho từng tội là bao nhiều năm, tháng.
Ngay cả quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng còn nhiều bất cập, chẳng hạn như hành vi gian lận và lừa đảo trong giao dịch chứng khoán chỉ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng đối với tổ chức.
Trong khi đó, gian lận và lừa đảo trong lĩnh vực khác có thể phạt tù 10-15 năm. Hơn nữa quy định tiền phạt đối với cá nhân và tổ chức gần bằng nhau và quá thấp cho nên vi phạm ngày càng tăng, nhất là phát hành cổ phiếu chui và giao dịch nội bộ không thèm báo cáo bởi vì vài chục triệu đồng tiền phạt so với phát hành thu về hàng trăm tỷ đồng chỉ là hạt bụi.
Do vậy, sau khi Quốc hội thông qua những tội danh mới trong lĩnh vực chứng khoán, cần thiết phải có nghị định hướng dẫn thực hiện luật, trong đó quy định rõ mức độ nặng nhẹ của từng tội và thời gian phạt tù và cho phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng mức xử phạt tiền, chẳng hạn mức phạt tối đa có thể là 5% của tổng trị giá phát hành cổ phiếu chui.
Hơn nữa, cần bổ sung thêm một số tội hình sự nữa trong lĩnh vực chứng khoán như: người bị cấm giao dịch chứng khoán nhưng mượn danh người khác để mua bán chứng khoán, giao dịch giả tạo, cung cấp tài liệu giả, làm sai lệch hoặc tiêu huỷ tài liệu giao dịch để lừa đảo và tung tin đồn sai sự thật làm khuynh đảo thị trường chứng khoán và gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.