Giao dịch thẻ Visa được khơi thông ở Myanmar
Tuy nhiên, danh sách những điểm thanh toán thẻ tín dụng hiện tại mới chỉ có tên một nhà hàng duy nhất
Một tin vui cho những khách du lịch tới quốc gia Đông Nam Á vào dịp đầu năm này là dịch vụ thanh toán điện tử đã được hãng thẻ tín dụng Visa của Mỹ chính thức ra mắt cuối tuần trước, hãng tin AFP cho biết.
Đây được xem là một bước chuyển lớn cho các giao dịch tại Myanmar, nơi trước giờ chỉ sử dụng tiền mặt. Trong suốt nhiều năm, do lệnh cấm vận đối với chính quyền quân sự cũ khiến các hãng tài chính của Mỹ không thể vào Myanmar, nên khách du lịch tới đây phải mang theo tiền mặt để thanh toán chi phí khách sạn, nhà hàng.
Tuy nhiên, tiến trình cải cách được thực hiện một cách nhanh chóng ở Myanmar đã khiến Wasshington nới lỏng những biện pháp ngăn chặn đối với quốc gia Đông Nam Á này. Năm ngoái, Myanmar đã đón lượng khách du lịch nước ngoài cao kỷ lục, lên tới 1 triệu người. Giao dịch thẻ tín dụng cũng trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Với việc ra mắt dịch vụ thanh toán điện tử, khách hàng của Visa hiện đã có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ tại một số cửa hàng “được chọn lựa” ở Myanmar, tập đoàn thẻ tín dụng khổng lồ của Mỹ cho biết. Tuy nhiên, thực tế thì danh sách những điểm thanh toán thẻ tín dụng hiện tại mới chỉ có duy nhất một nhà hàng.
Từ tháng 12 năm ngoái, Visa đã bắt đầu triển khai mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) trên đất nước Myanmar. Hãng đang hợp tác cùng với ngân hàng Myanmar Oriental để thúc đẩy những loại hình thanh toán này.
Tờ Wall Street Journal bình luận, việc tập đoàn Visa mở dịch vụ thanh toán điện tử tại Myanmar đã đẩy mạnh cuộc đua thâm nhập vào thị trường này của các công ty phát hành thẻ trên thế giới. Bắt đầu từ năm ngoái, các công ty phát hành thẻ đã hợp tác cùng các ngân hàng của Myanmar để có thể tiến tới thâm nhập thị trường.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất với các hãng thẻ hiện nay là cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt là vấn đề cung ứng điện, kể cả ở những thành phố lớn nhất và phát triển nhất của Myanmar. Theo báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á đưa ra năm ngoái, 67% người dân ở Yangon, thành phố thịnh vượng nhất Myanmar, được dùng điện.
Trong khi đó, Myanmar cũng đang dự kiến kiểm tra toàn bộ hệ thống ngân hàng thiếu vững chắc và độ tin cậy thấp của nước này như một phần của kế hoạch cải cách. Động thái đổi mới ngân hàng của Myanmar, theo các chuyên gia phân tích, có thể sẽ mở đường cho các tập đoàn tài chính từ nước ngoài vào đây mở chi nhánh.
Tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Myanmar đã thành lập Liên minh thanh toán Myanmar (MPU) với sự hợp tác của 17 ngân hàng nhằm mục đích cho phép khách hàng rút tiền từ bất kỳ máy ATM nào trên toàn quốc và thực hiện việc thanh toán các giao dịch bằng thẻ tại một số cửa hàng, nhà hàng và văn phòng.
“Hiện tại Myanmar vẫn là xã hội tiền mặt, nhưng chúng tôi đang hướng tới một xã hội thanh toán bằng thẻ tín dụng”, Ye Min Oo, thư ký MPU cho biết tại buổi lễ ra mắt liên minh ở Yangon. Việc rút tiền từ máy ATM sẽ bị giới hạn ở mức 1 triệu kyat (tương đương 1.152 USD) mỗi ngày, Ngân hàng Trung ương Myanmar cho biết.
Đây được xem là một bước chuyển lớn cho các giao dịch tại Myanmar, nơi trước giờ chỉ sử dụng tiền mặt. Trong suốt nhiều năm, do lệnh cấm vận đối với chính quyền quân sự cũ khiến các hãng tài chính của Mỹ không thể vào Myanmar, nên khách du lịch tới đây phải mang theo tiền mặt để thanh toán chi phí khách sạn, nhà hàng.
Tuy nhiên, tiến trình cải cách được thực hiện một cách nhanh chóng ở Myanmar đã khiến Wasshington nới lỏng những biện pháp ngăn chặn đối với quốc gia Đông Nam Á này. Năm ngoái, Myanmar đã đón lượng khách du lịch nước ngoài cao kỷ lục, lên tới 1 triệu người. Giao dịch thẻ tín dụng cũng trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Với việc ra mắt dịch vụ thanh toán điện tử, khách hàng của Visa hiện đã có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ tại một số cửa hàng “được chọn lựa” ở Myanmar, tập đoàn thẻ tín dụng khổng lồ của Mỹ cho biết. Tuy nhiên, thực tế thì danh sách những điểm thanh toán thẻ tín dụng hiện tại mới chỉ có duy nhất một nhà hàng.
Từ tháng 12 năm ngoái, Visa đã bắt đầu triển khai mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) trên đất nước Myanmar. Hãng đang hợp tác cùng với ngân hàng Myanmar Oriental để thúc đẩy những loại hình thanh toán này.
Tờ Wall Street Journal bình luận, việc tập đoàn Visa mở dịch vụ thanh toán điện tử tại Myanmar đã đẩy mạnh cuộc đua thâm nhập vào thị trường này của các công ty phát hành thẻ trên thế giới. Bắt đầu từ năm ngoái, các công ty phát hành thẻ đã hợp tác cùng các ngân hàng của Myanmar để có thể tiến tới thâm nhập thị trường.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất với các hãng thẻ hiện nay là cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt là vấn đề cung ứng điện, kể cả ở những thành phố lớn nhất và phát triển nhất của Myanmar. Theo báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á đưa ra năm ngoái, 67% người dân ở Yangon, thành phố thịnh vượng nhất Myanmar, được dùng điện.
Trong khi đó, Myanmar cũng đang dự kiến kiểm tra toàn bộ hệ thống ngân hàng thiếu vững chắc và độ tin cậy thấp của nước này như một phần của kế hoạch cải cách. Động thái đổi mới ngân hàng của Myanmar, theo các chuyên gia phân tích, có thể sẽ mở đường cho các tập đoàn tài chính từ nước ngoài vào đây mở chi nhánh.
Tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Myanmar đã thành lập Liên minh thanh toán Myanmar (MPU) với sự hợp tác của 17 ngân hàng nhằm mục đích cho phép khách hàng rút tiền từ bất kỳ máy ATM nào trên toàn quốc và thực hiện việc thanh toán các giao dịch bằng thẻ tại một số cửa hàng, nhà hàng và văn phòng.
“Hiện tại Myanmar vẫn là xã hội tiền mặt, nhưng chúng tôi đang hướng tới một xã hội thanh toán bằng thẻ tín dụng”, Ye Min Oo, thư ký MPU cho biết tại buổi lễ ra mắt liên minh ở Yangon. Việc rút tiền từ máy ATM sẽ bị giới hạn ở mức 1 triệu kyat (tương đương 1.152 USD) mỗi ngày, Ngân hàng Trung ương Myanmar cho biết.