Giao dịch vàng miếng sụt giảm mạnh
Thị trường vàng có sóng, nhưng giao dịch vàng miếng lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước
Ngày 7/12, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), đưa ra một số thông tin và nhận định về diễn biến trên thị trường vàng trong nước vừa qua.
Sau một thời gian dài ổn định và co hẹp, chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới lại có xu hướng nới rộng, cao hơn khoảng 4 triệu đồng/lượng.
Trước diễn biến này, ông Cảnh cho biết, qua theo dõi của Ngân hàng Nhà nước, đối với diễn biến của thị trường vàng, mặc dù từ cuối tháng 11/2016 đến nay, chênh lệch giá vàng miếng SJC trong nước và giá vàng quốc tế có tăng, có thời điểm lên đến mức 4,4 triệu đồng/lượng nhưng chênh lệch giữa giá vàng nguyên liệu trong nước với giá vàng quốc tế quy đổi (chưa tính phí) chỉ ở mức dưới 1 triệu đồng/lượng.
Có biến động về giá và xuất hiện chênh lệch như trên, nhưng theo lãnh đạo vụ chuyên trách này, thị trường vàng ổn định, thậm chí khối lượng giao dịch mua, bán vàng miếng trong ngày vẫn duy trì ở mức thấp, tiếp tục giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2015, không có tình trạng người dân xếp hàng, đổ xô đi mua vàng như những thời kỳ trước đây.
Theo phân tích của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, nguyên nhân của hiện tượng chênh lệch giá vàng miếng SJC và giá vàng quốc tế tăng thời gian qua là do sự sụt giảm của giá vàng quốc tế do đồng USD tiếp tục tăng giá so với những đồng tiền chủ chốt khác, lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng cao và sự lạc quan về triển vọng của thị trường tài chính trong đại bộ phận giới đầu tư khi có nhiều nguồn thông tin cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất trong phiên họp chính sách định kỳ diễn ra vào cuối năm nay (ngày 13 - 14/12/2016).
Giá vàng quốc tế hiện ở mức 1.170 USD/oz, mức thấp nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây, giảm khoảng 167 USD/oz so với mức cao nhất được thiết lập vào sáng ngày 9/11/2016 khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
“Trong khi đó, do trước đây các doanh nghiệp và người dân đã mua vàng với giá cao chưa muốn bán vàng ra nên giá vàng trong nước mặc dù giảm theo giá vàng quốc tế, nhưng với tốc độ chậm hơn và trong biên độ hẹp hơn, từ mức 37 triệu đồng/lượng xuống còn 36,62 triệu đồng/lượng (chỉ giảm khoảng 380 nghìn đồng/lượng)”, ông Cảnh nói.
Ông Cảnh cũng khẳng định: “Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến của thị trường và khẳng định sẵn sàng các phương án và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết”.
Sau một thời gian dài ổn định và co hẹp, chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới lại có xu hướng nới rộng, cao hơn khoảng 4 triệu đồng/lượng.
Trước diễn biến này, ông Cảnh cho biết, qua theo dõi của Ngân hàng Nhà nước, đối với diễn biến của thị trường vàng, mặc dù từ cuối tháng 11/2016 đến nay, chênh lệch giá vàng miếng SJC trong nước và giá vàng quốc tế có tăng, có thời điểm lên đến mức 4,4 triệu đồng/lượng nhưng chênh lệch giữa giá vàng nguyên liệu trong nước với giá vàng quốc tế quy đổi (chưa tính phí) chỉ ở mức dưới 1 triệu đồng/lượng.
Có biến động về giá và xuất hiện chênh lệch như trên, nhưng theo lãnh đạo vụ chuyên trách này, thị trường vàng ổn định, thậm chí khối lượng giao dịch mua, bán vàng miếng trong ngày vẫn duy trì ở mức thấp, tiếp tục giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2015, không có tình trạng người dân xếp hàng, đổ xô đi mua vàng như những thời kỳ trước đây.
Theo phân tích của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, nguyên nhân của hiện tượng chênh lệch giá vàng miếng SJC và giá vàng quốc tế tăng thời gian qua là do sự sụt giảm của giá vàng quốc tế do đồng USD tiếp tục tăng giá so với những đồng tiền chủ chốt khác, lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng cao và sự lạc quan về triển vọng của thị trường tài chính trong đại bộ phận giới đầu tư khi có nhiều nguồn thông tin cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất trong phiên họp chính sách định kỳ diễn ra vào cuối năm nay (ngày 13 - 14/12/2016).
Giá vàng quốc tế hiện ở mức 1.170 USD/oz, mức thấp nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây, giảm khoảng 167 USD/oz so với mức cao nhất được thiết lập vào sáng ngày 9/11/2016 khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
“Trong khi đó, do trước đây các doanh nghiệp và người dân đã mua vàng với giá cao chưa muốn bán vàng ra nên giá vàng trong nước mặc dù giảm theo giá vàng quốc tế, nhưng với tốc độ chậm hơn và trong biên độ hẹp hơn, từ mức 37 triệu đồng/lượng xuống còn 36,62 triệu đồng/lượng (chỉ giảm khoảng 380 nghìn đồng/lượng)”, ông Cảnh nói.
Ông Cảnh cũng khẳng định: “Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến của thị trường và khẳng định sẵn sàng các phương án và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết”.