“Giao thương Việt – Thái có thể nhiều hơn 20 tỷ USD”
Kim ngạch thương mại 20 tỷ USD năm 2020 giữa Việt Nam và Thái Lan mới chủ yếu nhìn vào hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế
Quan điểm trên được ông Tussin Mahamongkol, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam (TBA) đưa ra tại cuộc họp báo “Thái Lan - Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác kinh tế cho sự thịnh vượng chung”, chiều ngày 8/7, tại Hà Nội.
Theo ông Tussin Mahamongkol, Việt Nam và Thái Lan đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD vào năm 2020, tuy nhiên, con số kim ngạch này là chủ yếu chỉ được nhìn vào hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế, chỉ tính đến các tập đoàn lớn, mà bỏ quên hoạt động kinh doanh từ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông cho rằng, Thái Lan và Việt Nam mặc dù không có biên giới chung nhưng các hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra thông qua lãnh thổ Lào và Campuchia, đa phần doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan thực hiện các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới và đầu tư nhỏ thông qua các đối tác tại địa phương. Bởi vậy, những hoạt động kinh doanh này hầu như không thể tính toán chính xác theo các phương pháp thông thường.
“Chúng tôi đang tìm hiểu các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong khối kinh doanh này để đưa ra tư vấn cụ thể để giúp họ thực hiện việc kinh doanh một cách đúng đắn”, vị Phó chủ tịch TBA cho biết.
Tại cuộc họp báo, ông Sanan Angubolkul, tân Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, đánh giá, chỉ trong vòng 5 năm từ 2012 tới 2015, thương mại song phương giữa Thái Lan và Việt Nam đã tăng 40%, và trong năm 2016, tổng đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đạt 8 tỷ USD, đứng thứ 11 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, cho thấy sự phát triển đáng chú ý và vững chắc trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
“Mục tiêu của Thái Lan là sẽ nằm trong top 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hiện không chỉ khối doanh nghiệp mà cả khối Chính phủ cũng đang, sẽ có những chương trình xúc tiến để đạt được mục tiêu này”, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, ông Sanan Angubolkul, chia sẻ.
Theo ông Sanan Angubolkul, việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã thắt chặt hơn mối quan hệ đối tác giữa hai nước, nhờ khuyến khích các giao dịch kinh doanh từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại.
Nhưng mặt khác, theo ông, bản thân các doanh nghiệp Thái cũng mong muốn hợp tác với các đối tác Việt Nam để khai thác tiềm lực sẵn có của hai quốc gia, nhằm thâm nhập thị trường AEC với dân số lên tới 600 triệu người và tổng GDP lên tới 3.000 tỷ USD.
Nhìn nhận về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Tussin Mahamongkol, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam, thẳng thắn cho rằng, môi trường đầu tư tại Việt Nam tương đối giống Thái Lan cách đây 20 năm khi mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào. Và lợi ích mà người dân nhận được là các doanh nghiệp nước ngoài tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nếu không có đầu tư nước ngoài thì Thái Lan mãi là nước nông nghiệp, ông nói.
Vị này cũng cho rằng, Việt Nam cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước và khu vực trên thế giới, bên cạnh đó lại có những lợi thế như chi phí rẻ hơn, công nhân chăm chỉ, có tay nghề hơn… nên cũng sẽ có nhiều cơ hội để thu hút FDI.
Có mặt tại buổi họp báo trên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, ông Don Pramudwinai, cho biết, Thái Lan rất hoan nghênh và mong muốn đầu tư từ Việt Nam sang Thái Lan.
Theo Bộ trưởng Don Pramudwinai, Chính phủ Hoàng gia Thái Lan cam kết sẽ hỗ trợ tối đa, bao gồm cả việc hợp tác với chính phủ Việt Nam và khối doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động kết nối kinh doanh giữa các nhà bán lẻ Thái Lan và các nhà cung ứng Việt Nam.
Theo ông Tussin Mahamongkol, Việt Nam và Thái Lan đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD vào năm 2020, tuy nhiên, con số kim ngạch này là chủ yếu chỉ được nhìn vào hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế, chỉ tính đến các tập đoàn lớn, mà bỏ quên hoạt động kinh doanh từ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông cho rằng, Thái Lan và Việt Nam mặc dù không có biên giới chung nhưng các hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra thông qua lãnh thổ Lào và Campuchia, đa phần doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan thực hiện các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới và đầu tư nhỏ thông qua các đối tác tại địa phương. Bởi vậy, những hoạt động kinh doanh này hầu như không thể tính toán chính xác theo các phương pháp thông thường.
“Chúng tôi đang tìm hiểu các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong khối kinh doanh này để đưa ra tư vấn cụ thể để giúp họ thực hiện việc kinh doanh một cách đúng đắn”, vị Phó chủ tịch TBA cho biết.
Tại cuộc họp báo, ông Sanan Angubolkul, tân Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, đánh giá, chỉ trong vòng 5 năm từ 2012 tới 2015, thương mại song phương giữa Thái Lan và Việt Nam đã tăng 40%, và trong năm 2016, tổng đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đạt 8 tỷ USD, đứng thứ 11 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, cho thấy sự phát triển đáng chú ý và vững chắc trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
“Mục tiêu của Thái Lan là sẽ nằm trong top 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hiện không chỉ khối doanh nghiệp mà cả khối Chính phủ cũng đang, sẽ có những chương trình xúc tiến để đạt được mục tiêu này”, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, ông Sanan Angubolkul, chia sẻ.
Theo ông Sanan Angubolkul, việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã thắt chặt hơn mối quan hệ đối tác giữa hai nước, nhờ khuyến khích các giao dịch kinh doanh từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại.
Nhưng mặt khác, theo ông, bản thân các doanh nghiệp Thái cũng mong muốn hợp tác với các đối tác Việt Nam để khai thác tiềm lực sẵn có của hai quốc gia, nhằm thâm nhập thị trường AEC với dân số lên tới 600 triệu người và tổng GDP lên tới 3.000 tỷ USD.
Nhìn nhận về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Tussin Mahamongkol, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam, thẳng thắn cho rằng, môi trường đầu tư tại Việt Nam tương đối giống Thái Lan cách đây 20 năm khi mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào. Và lợi ích mà người dân nhận được là các doanh nghiệp nước ngoài tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nếu không có đầu tư nước ngoài thì Thái Lan mãi là nước nông nghiệp, ông nói.
Vị này cũng cho rằng, Việt Nam cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước và khu vực trên thế giới, bên cạnh đó lại có những lợi thế như chi phí rẻ hơn, công nhân chăm chỉ, có tay nghề hơn… nên cũng sẽ có nhiều cơ hội để thu hút FDI.
Có mặt tại buổi họp báo trên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, ông Don Pramudwinai, cho biết, Thái Lan rất hoan nghênh và mong muốn đầu tư từ Việt Nam sang Thái Lan.
Theo Bộ trưởng Don Pramudwinai, Chính phủ Hoàng gia Thái Lan cam kết sẽ hỗ trợ tối đa, bao gồm cả việc hợp tác với chính phủ Việt Nam và khối doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động kết nối kinh doanh giữa các nhà bán lẻ Thái Lan và các nhà cung ứng Việt Nam.