Giơ tay, vỗ tay và đồng thuận xã hội
Đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Giới hạn thời gian chỉ có nửa buổi sáng, song vẫn không ít ý kiến được đánh giá là “thẳng thắn, tâm huyết” được nêu ra tại cuộc họp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa hai bên, sáng 7/1.
Một vị đến từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đưa ra nhận xét, rằng bây giờ hoạt động của Quốc hội đã bớt mang tiếng chỉ “giơ tay” còn Mặt trận Tổ quốc thì chỉ “vỗ tay” như một câu nói vẫn lưu truyền lâu nay.
Các ý kiến khác cũng bày tỏ sự đồng tình với những nhận xét, đánh giá trong báo cáo, trong đó nhấn mạnh đến kết quả củng cố, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Song, khá nhiều băn khoăn cụ thể về tạo sự đồng thuận xã hội được bày tỏ.
Theo một vị giáo sư cao niên làm công tác mặt trận, hiện nay bức xúc của nhân dân còn nhiều, trong đó có vấn đề liên quan đến xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh.
Chính phủ đánh giá là công tác phòng chống tham nhũng có chuyển biến tích cực, nhưng văn kiện của Đảng lại nói là tham nhũng chưa được đẩy lùi. “Rõ ràng có sự mâu thuẫn trong phát ngôn của các cơ quan lãnh đạo cấp cao”, vị giáo sư thẳng thắn.
Lo ngại là do có thể nhận xét chưa đúng vì chưa đủ thông tin, nhưng giáo sư vẫn đưa ra nhận xét cá nhân, là tham nhũng không những chưa được đẩy lùi mà còn nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó là nạn chạy chức chạy quyền, như có vị đại biểu đã phát biểu tại nghị trường cũng đang là vấn đề cần quan tâm, nếu để phát triển thì là nguy cơ rất lớn.
Từ chuyện giải quyết những kiến nghị, khiếu nại của dân ở nước ngoài, liên hệ đến thực tế tại Việt Nam, một vị nữ cán bộ Mặt trận đặt ra nhiều câu hỏi. Đó là tại sao không cho Mặt trận Tổ quốc quyền được đòi hỏi các cơ quan liên quan đến giải quyết các công việc của dân phải nói rõ vì sao không trả lời đơn thư theo đúng luật?
Đó còn là vì sao các đại biểu Quốc hội Việt Nam chưa có văn phòng và có bộ máy giúp việc để có quyền đòi hỏi các cơ quan chính quyền trả lời lý do chậm trễ việc giải quyết đơn thư của dân.
Hai việc này đều liên quan đến luật, mà luật là do Quốc hội quyết, tại sao lại không làm?
Ý kiến thứ ba, cũng từ Mặt trận Tổ quốc, chính là của vị cán bộ đã dùng hình ảnh “giơ tay” và “vỗ tay” cho rằng phải chăm lo hơn nữa cho đồng thuận xã hội. Theo vị này thì không thể chủ quan vì hiện nay nhân dân có nhiều tâm tư. Và nói đồng thuận chung chung thì dễ chấp thuận, nhưng còn những vấn đề liên quan đến lợi ích mà không xử lý tốt thì rất dễ xảy ra xung đột. Ví như tới đây bầu đại biểu Quốc hội, nếu cơ cấu không hợp lý, xem xét không thấu đáo thì cũng khó tạo sự đồng thuận.
Hay ngay như báo cáo tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại mỗi kỳ họp Quốc hội thì nhân dân nghe xong cũng chưa thỏa mãn. Vì Mặt trận báo cáo thế nhưng đúng hay sai, xử lý thế nào thì Quốc hội phải nói rõ. Chứ báo cáo xong rồi vỗ tay, kỳ họp nào cũng thế thì dân không thỏa mãn.
Dường như “nhường” thời gian cho khách, nên không nhiều vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu ý kiến.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng rất cần nâng tầm sự phối hợp giữa hai bên. Như trước những vấn đề quan trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm (như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam) thì có thể tổ chức họp hai bên để có tiếng nói chung. Theo ông, đây là cách làm vừa có tổ chức vừa phản ánh được nhu cầu chính đáng của nhân dân.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, hoạt động của Quốc hội đang có nhiều đổi mới, được nhân dân ngày càng hoan nghênh và đồng tình. Về sự phối hợp giữa hai bên, Chủ tịch cho rằng năm 2011 sẽ được thực hiện bằng tất cả tình cảm và trách nhiệm, chứ không chỉ bằng quy chế. Từng việc phải phối hợp chặt chẽ hơn, tạo điều kiện cho nhau làm việc tốt hơn, Chủ tịch nói.
Chủ tịch cũng thông tin, tỷ lệ đại biểu chuyên trách của Quốc hội khóa 13 sẽ chiếm 1/3 tổng số đại biểu, cao hơn khóa 12 hiện nay. Việc bầu cử cũng sẽ được tiến hành dân chủ, đúng tiêu chuẩn,
Liên quan đến những ý kiến phát biểu, Chủ tịch nhấn mạnh quyết tâm chống quan liêu, tham nhũng. “Nghị quyết nói nhiều nhưng nói nhiều qúa mà không làm được thì không hay”, Chủ tịch nói.
Một vị đến từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đưa ra nhận xét, rằng bây giờ hoạt động của Quốc hội đã bớt mang tiếng chỉ “giơ tay” còn Mặt trận Tổ quốc thì chỉ “vỗ tay” như một câu nói vẫn lưu truyền lâu nay.
Các ý kiến khác cũng bày tỏ sự đồng tình với những nhận xét, đánh giá trong báo cáo, trong đó nhấn mạnh đến kết quả củng cố, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Song, khá nhiều băn khoăn cụ thể về tạo sự đồng thuận xã hội được bày tỏ.
Theo một vị giáo sư cao niên làm công tác mặt trận, hiện nay bức xúc của nhân dân còn nhiều, trong đó có vấn đề liên quan đến xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh.
Chính phủ đánh giá là công tác phòng chống tham nhũng có chuyển biến tích cực, nhưng văn kiện của Đảng lại nói là tham nhũng chưa được đẩy lùi. “Rõ ràng có sự mâu thuẫn trong phát ngôn của các cơ quan lãnh đạo cấp cao”, vị giáo sư thẳng thắn.
Lo ngại là do có thể nhận xét chưa đúng vì chưa đủ thông tin, nhưng giáo sư vẫn đưa ra nhận xét cá nhân, là tham nhũng không những chưa được đẩy lùi mà còn nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó là nạn chạy chức chạy quyền, như có vị đại biểu đã phát biểu tại nghị trường cũng đang là vấn đề cần quan tâm, nếu để phát triển thì là nguy cơ rất lớn.
Từ chuyện giải quyết những kiến nghị, khiếu nại của dân ở nước ngoài, liên hệ đến thực tế tại Việt Nam, một vị nữ cán bộ Mặt trận đặt ra nhiều câu hỏi. Đó là tại sao không cho Mặt trận Tổ quốc quyền được đòi hỏi các cơ quan liên quan đến giải quyết các công việc của dân phải nói rõ vì sao không trả lời đơn thư theo đúng luật?
Đó còn là vì sao các đại biểu Quốc hội Việt Nam chưa có văn phòng và có bộ máy giúp việc để có quyền đòi hỏi các cơ quan chính quyền trả lời lý do chậm trễ việc giải quyết đơn thư của dân.
Hai việc này đều liên quan đến luật, mà luật là do Quốc hội quyết, tại sao lại không làm?
Ý kiến thứ ba, cũng từ Mặt trận Tổ quốc, chính là của vị cán bộ đã dùng hình ảnh “giơ tay” và “vỗ tay” cho rằng phải chăm lo hơn nữa cho đồng thuận xã hội. Theo vị này thì không thể chủ quan vì hiện nay nhân dân có nhiều tâm tư. Và nói đồng thuận chung chung thì dễ chấp thuận, nhưng còn những vấn đề liên quan đến lợi ích mà không xử lý tốt thì rất dễ xảy ra xung đột. Ví như tới đây bầu đại biểu Quốc hội, nếu cơ cấu không hợp lý, xem xét không thấu đáo thì cũng khó tạo sự đồng thuận.
Hay ngay như báo cáo tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại mỗi kỳ họp Quốc hội thì nhân dân nghe xong cũng chưa thỏa mãn. Vì Mặt trận báo cáo thế nhưng đúng hay sai, xử lý thế nào thì Quốc hội phải nói rõ. Chứ báo cáo xong rồi vỗ tay, kỳ họp nào cũng thế thì dân không thỏa mãn.
Dường như “nhường” thời gian cho khách, nên không nhiều vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu ý kiến.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng rất cần nâng tầm sự phối hợp giữa hai bên. Như trước những vấn đề quan trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm (như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam) thì có thể tổ chức họp hai bên để có tiếng nói chung. Theo ông, đây là cách làm vừa có tổ chức vừa phản ánh được nhu cầu chính đáng của nhân dân.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, hoạt động của Quốc hội đang có nhiều đổi mới, được nhân dân ngày càng hoan nghênh và đồng tình. Về sự phối hợp giữa hai bên, Chủ tịch cho rằng năm 2011 sẽ được thực hiện bằng tất cả tình cảm và trách nhiệm, chứ không chỉ bằng quy chế. Từng việc phải phối hợp chặt chẽ hơn, tạo điều kiện cho nhau làm việc tốt hơn, Chủ tịch nói.
Chủ tịch cũng thông tin, tỷ lệ đại biểu chuyên trách của Quốc hội khóa 13 sẽ chiếm 1/3 tổng số đại biểu, cao hơn khóa 12 hiện nay. Việc bầu cử cũng sẽ được tiến hành dân chủ, đúng tiêu chuẩn,
Liên quan đến những ý kiến phát biểu, Chủ tịch nhấn mạnh quyết tâm chống quan liêu, tham nhũng. “Nghị quyết nói nhiều nhưng nói nhiều qúa mà không làm được thì không hay”, Chủ tịch nói.