Giới đầu cơ Mỹ đồng loạt cảnh báo chứng khoán Trung Quốc
“Tôi cho rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc là một hiện tượng đáng sợ”
Tỷ phú Mỹ Paul Singer, một nhà quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng, nói rằng sự suy sụp của thị trường chứng khoán Trung Quốc sau một thời gian tăng bùng nổ dựa trên vay mượn có thể có ảnh hưởng lớn hơn so với cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn (subprime mortgage) của Mỹ trước đây.
Hãng tin Bloomberg cho biết, một số tỷ phú khác trong giới quản lý quỹ của Mỹ như Bill Ackman và Jeffrey Gundlach cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự. Các cảnh báo này đều được đưa ra tại một hội thảo các nhà đầu tư tổ chức do hãng tin CNBC chủ trì tại New York.
“Sự suy sụp này có thể còn lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn”, ông Singer, nhà sáng lập quỹ đầu cơ Elliott Management, nhận định khi được hỏi về ảnh hưởng tiềm tàng của biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc tới các thị trường khác. Tuy vậy, ông Singer cho rằng, biến động này không đủ lớn để gây khủng hoảng trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tỷ phú Ackman tỏ ra lo ngại hơn về đợt sụt giảm của chứng khoán Trung Quốc. Nhà điều hành quỹ Pershing Square Capital Management này nhận định, rủi ro từ Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn cả rủi ro từ Hy Lạp.
“Trung Quốc là mối rủi ro toàn cầu lớn hơn vào thời điểm này”, Ackman nói hôm 15/7 tại hội thảo. “Tôi cho rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc là một hiện tượng đáng sợ”.
Ackman nói ông lo ngại về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc và nghi ngờ về tính xác thực của các thống kê kinh tế mà nước này đưa ra. Cùng ngày 15/7, Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, GDP nước này tăng 7% trong quý 2, cao hơn dự báo của giới phân tích.
“Nếu nhìn vào hệ thống tài chính, hệ thống tín dụng ngầm, mức vay nợ, và sự tuyệt vọng của Trung Quốc khi cứu thị trường chứng khoán, có thể thấy tình hình còn tệ hơn cả ở Mỹ hồi năm 2007”, ông Ackman nói.
Với cái nhìn bi quan tương tự, nhà đồng sáng lập quỹ đầu cơ DoubleLine Capital, ông Gundlach, so sánh thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện nay với chỉ số Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1999-2000 khi bong bóng công nghệ vỡ tung.
“Trung Quốc thực sự là một vấn đề đáng ngại. Thị trường này hiện biến động quá mạnh và u ám để có thể đầu tư”, ông Gundlach phát biểu.
Chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt 25% trong vòng 1 tháng qua. Khoảng 3 nghìn tỷ USD vốn hóa đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán đại lục kể từ ngày 12/6.
Sau một loạt biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ của Chính phủ Trung Quốc, thị trường chứng khoán nước này đã hồi phục trong mấy phiên gần đây, nhưng sự phục hồi có vẻ chưa bền vững.
Hãng tin Bloomberg cho biết, một số tỷ phú khác trong giới quản lý quỹ của Mỹ như Bill Ackman và Jeffrey Gundlach cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự. Các cảnh báo này đều được đưa ra tại một hội thảo các nhà đầu tư tổ chức do hãng tin CNBC chủ trì tại New York.
“Sự suy sụp này có thể còn lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn”, ông Singer, nhà sáng lập quỹ đầu cơ Elliott Management, nhận định khi được hỏi về ảnh hưởng tiềm tàng của biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc tới các thị trường khác. Tuy vậy, ông Singer cho rằng, biến động này không đủ lớn để gây khủng hoảng trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tỷ phú Ackman tỏ ra lo ngại hơn về đợt sụt giảm của chứng khoán Trung Quốc. Nhà điều hành quỹ Pershing Square Capital Management này nhận định, rủi ro từ Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn cả rủi ro từ Hy Lạp.
“Trung Quốc là mối rủi ro toàn cầu lớn hơn vào thời điểm này”, Ackman nói hôm 15/7 tại hội thảo. “Tôi cho rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc là một hiện tượng đáng sợ”.
Ackman nói ông lo ngại về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc và nghi ngờ về tính xác thực của các thống kê kinh tế mà nước này đưa ra. Cùng ngày 15/7, Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, GDP nước này tăng 7% trong quý 2, cao hơn dự báo của giới phân tích.
“Nếu nhìn vào hệ thống tài chính, hệ thống tín dụng ngầm, mức vay nợ, và sự tuyệt vọng của Trung Quốc khi cứu thị trường chứng khoán, có thể thấy tình hình còn tệ hơn cả ở Mỹ hồi năm 2007”, ông Ackman nói.
Với cái nhìn bi quan tương tự, nhà đồng sáng lập quỹ đầu cơ DoubleLine Capital, ông Gundlach, so sánh thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện nay với chỉ số Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1999-2000 khi bong bóng công nghệ vỡ tung.
“Trung Quốc thực sự là một vấn đề đáng ngại. Thị trường này hiện biến động quá mạnh và u ám để có thể đầu tư”, ông Gundlach phát biểu.
Chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt 25% trong vòng 1 tháng qua. Khoảng 3 nghìn tỷ USD vốn hóa đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán đại lục kể từ ngày 12/6.
Sau một loạt biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ của Chính phủ Trung Quốc, thị trường chứng khoán nước này đã hồi phục trong mấy phiên gần đây, nhưng sự phục hồi có vẻ chưa bền vững.