Giới đầu tư địa ốc Hà Nội “đánh bắt xa bờ”
Thị trường trầm lắng buộc không ít nhà đầu tư địa ốc Hà Nội phải tính chuyện đầu tư vào các khu vực lân cận
“Thời điểm này mà chôn tiền vào nhà đất Hà Nội thì không ăn thua nữa rồi. Nếu có vài ba tỷ đồng, anh có thể làm chủ 500 - 700 m2 đất ở Vĩnh Phúc, Bắc Ninh..., rồi cứ thế mà chia nhỏ ra mà bán thì lãi to”.
Trên chuyến xe cùng các nhà đầu tư khảo sát giá đất tại các khu vực lân cận Hà Nội như Phúc Yên, Xuân Hòa (Vĩnh Phúc) cuối tuần qua, chị Tuyết Mai, một nhà đầu tư, nói với người viết.
Chị cũng không giấu diếm khi khoe ra một tập hợp đồng mua đất, từ đất dự án đến đất thổ cư, và thậm chí có cả giấy đăng ký mua chung cư giá rẻ tại các khu vực nói trên...
Bên cạnh đó là một số bản thỏa thuận bán đất, mà theo như lời chị nói, là đã có được khoản lãi kha khá thì "đẩy" luôn. Đó cũng là lý do chính chị phải lên Vĩnh Phúc vào sáng hôm đó.
Cuộc trò chuyện của các nhà đầu tư mỗi lúc một rôm rả hơn, bởi không chỉ có mỗi chị Mai “khoe” thành tích đầu tư. Chủ đề đất cát dần dần như “gãi vào chỗ ngứa” của hầu hết các nhà đầu tư, nên xe mới chỉ chạy đến mạn Bắc cầu Thăng Long thì gần như các lô đất, căn nhà tại Vĩnh Yên, Bắc Giang và thậm chí là tận Đà Nẵng của các nhà đầu tư lần lượt được các chủ nhân thổ lộ.
Trong câu chuyện của nhóm các nhà đầu tư trên, có một điểm chung, là họ đều có chủ trương “đánh bắt xa bờ” trong bối cảnh thị trường bất động sản tại Hà Nội trầm lắng. Nhất là khi, đầu tư vùng ven tuy vốn bỏ ra ít hơn nhiều so với khu vực Hà Nội, song lợi nhuận thu về lại không hề thua kém.
Anh Chí Dũng, một nhà đầu tư, cho biết anh cùng một đồng nghiệp đã chung tiền mua hai lô đất ngay sát nhà hát thành phố Vĩnh Yên từ trước Tết Nguyên đán với giá 11 triệu đồng/m2. Đến nay, sau hơn 6 tháng, đất của anh đã có người mua lại với giá 15 triệu đồng/m2. Hai lô đất rộng gần 800 m2, như vậy sau nửa năm, hai anh đã bỏ túi hơn 3 tỷ đồng.
“Hôm nay tôi lên đây là để làm nốt thủ tục chuyển nhượng đất lần trước, nhưng nghe giới thiệu đất ở Xuân Hòa, Đại Lải đang khá rẻ thì cũng có thể mua vào với mục đích đầu tư”, anh Dũng nói.
Ông Lê Văn Tám, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoài Nam, thì cho biết, sau khi nhìn nhận triển vọng phát triển của khu vực Xuân Hòa vì có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, nằm cạnh trục đường xuyên Á, lại giáp ranh với Hà Nội, doanh nghiệp này đã quyết định chỉ 500 tỷ đồng đầu tư khu đô thị Xuân Hòa.
Tuy nhiên, chi tiết đáng chú ý trong câu chuyện với lãnh đạo doanh nghiệp này, đó chính là sau gần một năm mở bán, tỷ lệ khách hàng (chủ yếu là nhà đầu tư) đến từ Hà Nội là khá lớn.
Không những thế, do tỷ lệ nhà đầu tư tham gia mua khá lớn nên giá đất nền tại dự án này đã được các nhà đầu tư đẩy lên tăng trên 100% sau một năm. Đơn cử, giá đất phân lô tại dự án được mở bán vào cuối năm ngoái chỉ ở mức 3,5 - 4 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hiện nay do giá chào bán của giới đầu tư trên thị trường đã ở mức xấp xỉ 10 triệu/m2, nên giá mà công ty này niêm yết cũng từ 9 triệu đồng/m2 trở lên cho các lô đất còn lại.
Nhìn nhận về triển vọng thị trường bất động sản các khu vực lân cận Hà Nội nói chung và khu vực Vĩnh Phúc nói riêng, ông Mai Tuấn An, Giám đốc Công ty Kiến trúc An và Cộng sự cho biết, không rầm rộ như thị trường Thủ đô, song thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội, trong đó có Vĩnh Phúc đang “ấm” dần lên.
Giá đất tại nhiều dự án của Vĩnh Phúc đã tăng nhanh, nhiều nhà đầu tư trong tỉnh cũng như các đại gia Thủ đô đã tìm đến với kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận từ thị trường vốn được xem là cửa ngõ phía Đông Bắc Hà Nội.
Chính nhờ sự gia nhập của giới đầu tư đến từ Hà Nội nên giá đất thổ cư tại nhiều khu vực của Vĩnh Phúc đã tăng từ 10 - 20% so với thời điểm trước Tết. Giá đất mặt đường tại các đường chính của thành phố Vĩnh Yên như đường Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ, Kim Ngọc... vào khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2. Giá đất trong các ngõ, nằm sâu trong khu dân cư cũng tăng từ 1 - 2 triệu đồng/m2, hiện ở mức 12 - 14 triệu đồng/m2.
Lý giải cho sự khởi sắc trên thị trường bất động sản, ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nói trong thời gian qua, nhiều đề án quy hoạch các khu đô thị mới đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.
Điển hình như khu đô thị sinh thái sông Hồng, Đầm Vạc quy mô 37ha, nằm ở khu vực phía bắc Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên; khu đô thị mới nam Vĩnh Yên, quy mô 447ha, khu đô thị Xuân Hòa, Hùng Vương..., đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư địa ốc đến từ Hà Nội.
Trên chuyến xe cùng các nhà đầu tư khảo sát giá đất tại các khu vực lân cận Hà Nội như Phúc Yên, Xuân Hòa (Vĩnh Phúc) cuối tuần qua, chị Tuyết Mai, một nhà đầu tư, nói với người viết.
Chị cũng không giấu diếm khi khoe ra một tập hợp đồng mua đất, từ đất dự án đến đất thổ cư, và thậm chí có cả giấy đăng ký mua chung cư giá rẻ tại các khu vực nói trên...
Bên cạnh đó là một số bản thỏa thuận bán đất, mà theo như lời chị nói, là đã có được khoản lãi kha khá thì "đẩy" luôn. Đó cũng là lý do chính chị phải lên Vĩnh Phúc vào sáng hôm đó.
Cuộc trò chuyện của các nhà đầu tư mỗi lúc một rôm rả hơn, bởi không chỉ có mỗi chị Mai “khoe” thành tích đầu tư. Chủ đề đất cát dần dần như “gãi vào chỗ ngứa” của hầu hết các nhà đầu tư, nên xe mới chỉ chạy đến mạn Bắc cầu Thăng Long thì gần như các lô đất, căn nhà tại Vĩnh Yên, Bắc Giang và thậm chí là tận Đà Nẵng của các nhà đầu tư lần lượt được các chủ nhân thổ lộ.
Trong câu chuyện của nhóm các nhà đầu tư trên, có một điểm chung, là họ đều có chủ trương “đánh bắt xa bờ” trong bối cảnh thị trường bất động sản tại Hà Nội trầm lắng. Nhất là khi, đầu tư vùng ven tuy vốn bỏ ra ít hơn nhiều so với khu vực Hà Nội, song lợi nhuận thu về lại không hề thua kém.
Anh Chí Dũng, một nhà đầu tư, cho biết anh cùng một đồng nghiệp đã chung tiền mua hai lô đất ngay sát nhà hát thành phố Vĩnh Yên từ trước Tết Nguyên đán với giá 11 triệu đồng/m2. Đến nay, sau hơn 6 tháng, đất của anh đã có người mua lại với giá 15 triệu đồng/m2. Hai lô đất rộng gần 800 m2, như vậy sau nửa năm, hai anh đã bỏ túi hơn 3 tỷ đồng.
“Hôm nay tôi lên đây là để làm nốt thủ tục chuyển nhượng đất lần trước, nhưng nghe giới thiệu đất ở Xuân Hòa, Đại Lải đang khá rẻ thì cũng có thể mua vào với mục đích đầu tư”, anh Dũng nói.
Ông Lê Văn Tám, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoài Nam, thì cho biết, sau khi nhìn nhận triển vọng phát triển của khu vực Xuân Hòa vì có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, nằm cạnh trục đường xuyên Á, lại giáp ranh với Hà Nội, doanh nghiệp này đã quyết định chỉ 500 tỷ đồng đầu tư khu đô thị Xuân Hòa.
Tuy nhiên, chi tiết đáng chú ý trong câu chuyện với lãnh đạo doanh nghiệp này, đó chính là sau gần một năm mở bán, tỷ lệ khách hàng (chủ yếu là nhà đầu tư) đến từ Hà Nội là khá lớn.
Không những thế, do tỷ lệ nhà đầu tư tham gia mua khá lớn nên giá đất nền tại dự án này đã được các nhà đầu tư đẩy lên tăng trên 100% sau một năm. Đơn cử, giá đất phân lô tại dự án được mở bán vào cuối năm ngoái chỉ ở mức 3,5 - 4 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hiện nay do giá chào bán của giới đầu tư trên thị trường đã ở mức xấp xỉ 10 triệu/m2, nên giá mà công ty này niêm yết cũng từ 9 triệu đồng/m2 trở lên cho các lô đất còn lại.
Nhìn nhận về triển vọng thị trường bất động sản các khu vực lân cận Hà Nội nói chung và khu vực Vĩnh Phúc nói riêng, ông Mai Tuấn An, Giám đốc Công ty Kiến trúc An và Cộng sự cho biết, không rầm rộ như thị trường Thủ đô, song thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội, trong đó có Vĩnh Phúc đang “ấm” dần lên.
Giá đất tại nhiều dự án của Vĩnh Phúc đã tăng nhanh, nhiều nhà đầu tư trong tỉnh cũng như các đại gia Thủ đô đã tìm đến với kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận từ thị trường vốn được xem là cửa ngõ phía Đông Bắc Hà Nội.
Chính nhờ sự gia nhập của giới đầu tư đến từ Hà Nội nên giá đất thổ cư tại nhiều khu vực của Vĩnh Phúc đã tăng từ 10 - 20% so với thời điểm trước Tết. Giá đất mặt đường tại các đường chính của thành phố Vĩnh Yên như đường Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ, Kim Ngọc... vào khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2. Giá đất trong các ngõ, nằm sâu trong khu dân cư cũng tăng từ 1 - 2 triệu đồng/m2, hiện ở mức 12 - 14 triệu đồng/m2.
Lý giải cho sự khởi sắc trên thị trường bất động sản, ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nói trong thời gian qua, nhiều đề án quy hoạch các khu đô thị mới đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.
Điển hình như khu đô thị sinh thái sông Hồng, Đầm Vạc quy mô 37ha, nằm ở khu vực phía bắc Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên; khu đô thị mới nam Vĩnh Yên, quy mô 447ha, khu đô thị Xuân Hòa, Hùng Vương..., đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư địa ốc đến từ Hà Nội.