Giới đầu tư tăng bán, chứng khoán Mỹ đi xuống
Ngày 5/1, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm do giới đầu tư tăng bán để hiện thực hóa lợi nhuận
Ngày 5/1, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm do giới đầu tư tăng bán để hiện thực hóa lợi nhuận sau khi thị trường lên điểm nhiều ngày trước đó.
Hôm thứ Hai, Tổng thống đắc cử Barack Obama đã có cuộc họp bàn với lãnh đạo hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Thượng viện và Hạ viện để tìm kiếm sự ủng hộ về kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế trong nhiệm kỳ bắt đầu từ ngày 20/1/2009.
Theo đó, ông Obama sẽ đưa ra kế hoạch cắt giảm thuế cho doanh nghiệp và tầng lớp trung lưu có tổng trị giá 310 tỷ USD như là một phần trong gói kích thích kinh tế. Số tiền trong kế hoạch này chiếm 40% trong gói kích thích kinh tế trị giá 775 tỷ USD mà ông Obama đề xuất.
Cũng trong ngày 5/1, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, mức chi tiêu trong ngành xây dựng ở nước này đã giảm 0,6% trong tháng 11/2008 - giảm mạnh hơn 0,2% so với tháng 10/2008. Trong đó, mức chi tiêu của khối tư nhân sụt giảm 4,2% xuống 328 tỷ USD, mức chi tiêu công tăng thêm 1,4%.
Thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư của các quỹ tương hỗ (Mutual Fund), trong một tháng qua, thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực hơn với nhiều ngày tăng điểm mạnh nên đã giúp nhiều quỹ tương hỗ gia tăng giá trị tài sản ròng (NAV).
Điển hình là Quỹ Prudent Bear Fd (BEARX) - với tổng tài sản 1,1 tỷ USD, đã tăng giá trị tài sản ròng thêm 4,46% trong 1 tháng qua; Quỹ American Century TGT (BTTRX) – với tổng tài sản 251,1 triệu USD, đã tăng thêm giá trị tài sản ròng là 20,95%; Quỹ American Century (BTTTX) – có tổng tài sản là 204 triệu USD, đã đạt được lợi nhuận tăng thêm trong danh mục đầu tư là 14,27%.
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ sau nhiều ngày tăng điểm
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trong ngày giao dịch 5/1 do giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận từ các danh mục đầu tư sau khi thị trường đã tăng trên 6% trong nhiều ngày giao dịch trước đó.
Bên cạnh đó, những lo ngại về triển vọng khối viễn thông cũng như sự sụt giảm doanh số bán điện thoại di động, đã gây nên những tác động tiêu cực tới nhiều cổ phiếu khối này.
Trong ngày giao dịch, chỉ số S&P Viễn thông đã giảm 3,9%. Trong đó, cổ phiếu của hai hãng điện thoại, viễn thông lớn ở Mỹ - AT&T (NYSE-T) và Verizon Communications (NYSE-VZ) đã giảm lần lượt là 3,37%, xuống 28,43 USD/cổ phiếu và 6,24% xuống 32,48 USD/cổ phiếu - sau khi hãng nghiên cứu Bernstein hạ triển vọng xếp hạng của hai công ty này.
Theo đó, Bernstein Research đã hạ mức giá triển vọng của cổ phiếu Verizon từ 32 USD xuống 27 USD/cổ phiếu và hạ mức giá triển vọng của cổ phiếu AT&T từ 35 USD/cổ phiếu xuống 27 USD/cổ phiếu.
Trong ngày 5/1, các hãng xe lớn đều công bố doanh số bán xe ôtô tại thị trường Mỹ giảm mạnh trong tháng 12/2008. Theo đó, doanh số bán xe của hãng Chrysler giảm 53%, doanh số của GM hạ 31%, doanh số của Ford Motor trượt 32% và doanh số của các hãng Toyota Motor, Honda Motor, Nissan Motor có mức giảm lần lượt là 37%, 35%, 31%.
Mặc dù doanh số bán xe giảm mạnh nhưng cổ phiếu của General Motors đã tăng 1,6% lên 3,71 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu của Ford cũng tăng thêm 4,9% lên mức 2,58 USD/cổ phiếu.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 80,81 điểm, tương đương -0,91%, đóng cửa ở mức 8.952,89.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 4,18 điểm, tương đương -0,26%, chốt ở mức 1.628,03.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 4,35 điểm, tương đương -0,47%, đóng cửa ở mức 927,45.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,3 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,79 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm nhờ khối viễn thông, ngân hàng
Chứng khoán châu Âu tiếp tục lên điểm phiên thứ năm liên tiếp nhờ sức nâng đỡ của cổ phiếu khối viễn thông, ngân hàng và năng lượng.
Cổ phiếu của khối viễn thông đã đạt được mức tăng trưởng tốt với biên độ tăng của nhiều cổ phiếu lên đến trên 4%, trong đó cổ phiếu Swisscom tăng 5%, cổ phiếu Cable và Wireless, Vodafone, Portugal Telecom tăng từ 4,4-4,6%.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã đạt được đà tăng mạnh, trong đó cổ phiếu Credit Suisse tăng 12%, cổ phiếu UBS lên 7,6%, cổ phiếu HBOS, Lloyds TSB có mức tăng lần lượt là 9% và 3,3%.
Nhiều cổ phiếu khối năng lượng cũng tăng điểm, góp phần giúp thị trường khởi sắc, trong đó cổ phiếu BP, BG Group, Tullow Oil tăng từ 1,3-4,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục tăng 17,85 điểm, tương đương 0,39%, đóng cửa ở mức 4.579,64, khối lượng giao dịch đạt 1,62 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tiến thêm 0,22%, khối lượng giao dịch đạt 28 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 0,31%, khối lượng giao dịch đạt 156,7 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á cao điểm nhất trong 2 tháng
Trên thị trường Tokyo, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã tăng thêm 1,3% lên 91,25 điểm - mức cao nhất kể 5/11/2008. Đây là phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp của chỉ số này.
Chứng khoán Nhật đã khởi đầu năm mới thành công khi chỉ số Nikkei 225 tăng hơn 2%, đưa mặt bằng chỉ số này lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng qua. Hy vọng kinh tế năm 2009 sẽ sáng sủa hơn và triển vọng thị trường chứng khoán sẽ tốt hơn là nguyên nhân quan trọng nhất giúp thị trường lên điểm trong ngày đầu năm.
Bên cạnh đó, đồng Yên đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tuần qua so với USD (1 USD đổi được 92,06 Yên), đã thúc đẩy cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tăng điểm mạnh - góp phần hỗ trợ thị trường khởi sắc.
Trong phiên đầu năm, chỉ số Nikkei 225 đã vượt qua ngưỡng 9.000 điểm và tạo nên không khí tương đối lạc quan trên thị trường chứng khoán Tokyo. Điều này càng có ý nghĩa hơn sau khi nhiều nhà đầu tư tại thị trường này đã có một năm thất bại nặng nề với sự sụt giảm 42% của chỉ số Nikkei 225 - mức giảm lớn nhất từ trước tới nay.
Nhiều cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn tăng mạnh trong phiên này, trong đó cổ phiếu Honda tăng 2,7%, cổ phiếu Toyota Motor lên 3,6%, cổ phiếu Suzuki Motor tiến thêm 3,7%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 183,56 điểm, tương ứng 2,07%, chốt ở mức 9.043,12. Khối lượng giao dịch đạt 1,1 tỷ cổ phiếu, thị trường có 868 mã lên điểm và có 715 mã giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa cho biết sẽ thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thúc đẩy phát triển nền kinh tế và cải thiện thị trường tài chính. Thông báo này được đưa ra sau khi nhiều dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong quý 4/2008 có thể sụt giảm mạnh so với quý 3/2008.
Việc nhiều lần hạ lãi suất cơ bản trong 4 tháng qua – đưa mặt bằng lãi suất cơ bản đồng Won xuống 3%/năm, là một trong các biện pháp quan trọng trong chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế và làm ổn định thị trường tài chính Hàn Quốc.
Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, GDP của nước này sẽ tăng khoảng 3,7% trong năm 2008 và sẽ tăng khoảng 2% trong năm 2009, xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI đã tăng 16,17 điểm, tương đương 1,4%, chốt ở mức 1.173,57.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, theo dự báo của chuyên gia kinh tế cao cấp của Chính phủ nước này, kinh tế Trung Quốc có thể tăng từ 8-9% trong năm 2009 từ mức 9,3% trong năm 2008.
“Hoạt động xuất khẩu suy giảm mạnh sẽ khiến 25 triệu người mất việc làm trong năm 2008 và 2009” - Fan Jianping chuyên gia kinh tế trưởng Trung tâm thông tin Nhà nước nói.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã tăng 59,91 điểm, tương đương 3,29%, chốt ở mức 1.880,72.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 2,33%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 4,69%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 3,14%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 2,02%. Chỉ số ASX của Australia tiếp tục giảm 0,46%.
Hôm thứ Hai, Tổng thống đắc cử Barack Obama đã có cuộc họp bàn với lãnh đạo hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Thượng viện và Hạ viện để tìm kiếm sự ủng hộ về kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế trong nhiệm kỳ bắt đầu từ ngày 20/1/2009.
Theo đó, ông Obama sẽ đưa ra kế hoạch cắt giảm thuế cho doanh nghiệp và tầng lớp trung lưu có tổng trị giá 310 tỷ USD như là một phần trong gói kích thích kinh tế. Số tiền trong kế hoạch này chiếm 40% trong gói kích thích kinh tế trị giá 775 tỷ USD mà ông Obama đề xuất.
Cũng trong ngày 5/1, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, mức chi tiêu trong ngành xây dựng ở nước này đã giảm 0,6% trong tháng 11/2008 - giảm mạnh hơn 0,2% so với tháng 10/2008. Trong đó, mức chi tiêu của khối tư nhân sụt giảm 4,2% xuống 328 tỷ USD, mức chi tiêu công tăng thêm 1,4%.
Thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư của các quỹ tương hỗ (Mutual Fund), trong một tháng qua, thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực hơn với nhiều ngày tăng điểm mạnh nên đã giúp nhiều quỹ tương hỗ gia tăng giá trị tài sản ròng (NAV).
Điển hình là Quỹ Prudent Bear Fd (BEARX) - với tổng tài sản 1,1 tỷ USD, đã tăng giá trị tài sản ròng thêm 4,46% trong 1 tháng qua; Quỹ American Century TGT (BTTRX) – với tổng tài sản 251,1 triệu USD, đã tăng thêm giá trị tài sản ròng là 20,95%; Quỹ American Century (BTTTX) – có tổng tài sản là 204 triệu USD, đã đạt được lợi nhuận tăng thêm trong danh mục đầu tư là 14,27%.
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ sau nhiều ngày tăng điểm
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trong ngày giao dịch 5/1 do giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận từ các danh mục đầu tư sau khi thị trường đã tăng trên 6% trong nhiều ngày giao dịch trước đó.
Bên cạnh đó, những lo ngại về triển vọng khối viễn thông cũng như sự sụt giảm doanh số bán điện thoại di động, đã gây nên những tác động tiêu cực tới nhiều cổ phiếu khối này.
Trong ngày giao dịch, chỉ số S&P Viễn thông đã giảm 3,9%. Trong đó, cổ phiếu của hai hãng điện thoại, viễn thông lớn ở Mỹ - AT&T (NYSE-T) và Verizon Communications (NYSE-VZ) đã giảm lần lượt là 3,37%, xuống 28,43 USD/cổ phiếu và 6,24% xuống 32,48 USD/cổ phiếu - sau khi hãng nghiên cứu Bernstein hạ triển vọng xếp hạng của hai công ty này.
Theo đó, Bernstein Research đã hạ mức giá triển vọng của cổ phiếu Verizon từ 32 USD xuống 27 USD/cổ phiếu và hạ mức giá triển vọng của cổ phiếu AT&T từ 35 USD/cổ phiếu xuống 27 USD/cổ phiếu.
Trong ngày 5/1, các hãng xe lớn đều công bố doanh số bán xe ôtô tại thị trường Mỹ giảm mạnh trong tháng 12/2008. Theo đó, doanh số bán xe của hãng Chrysler giảm 53%, doanh số của GM hạ 31%, doanh số của Ford Motor trượt 32% và doanh số của các hãng Toyota Motor, Honda Motor, Nissan Motor có mức giảm lần lượt là 37%, 35%, 31%.
Mặc dù doanh số bán xe giảm mạnh nhưng cổ phiếu của General Motors đã tăng 1,6% lên 3,71 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu của Ford cũng tăng thêm 4,9% lên mức 2,58 USD/cổ phiếu.
Biểu đồ ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 5/1/2009 - Nguồn: G.Finance.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 80,81 điểm, tương đương -0,91%, đóng cửa ở mức 8.952,89.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 4,18 điểm, tương đương -0,26%, chốt ở mức 1.628,03.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 4,35 điểm, tương đương -0,47%, đóng cửa ở mức 927,45.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,3 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,79 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm nhờ khối viễn thông, ngân hàng
Chứng khoán châu Âu tiếp tục lên điểm phiên thứ năm liên tiếp nhờ sức nâng đỡ của cổ phiếu khối viễn thông, ngân hàng và năng lượng.
Cổ phiếu của khối viễn thông đã đạt được mức tăng trưởng tốt với biên độ tăng của nhiều cổ phiếu lên đến trên 4%, trong đó cổ phiếu Swisscom tăng 5%, cổ phiếu Cable và Wireless, Vodafone, Portugal Telecom tăng từ 4,4-4,6%.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã đạt được đà tăng mạnh, trong đó cổ phiếu Credit Suisse tăng 12%, cổ phiếu UBS lên 7,6%, cổ phiếu HBOS, Lloyds TSB có mức tăng lần lượt là 9% và 3,3%.
Nhiều cổ phiếu khối năng lượng cũng tăng điểm, góp phần giúp thị trường khởi sắc, trong đó cổ phiếu BP, BG Group, Tullow Oil tăng từ 1,3-4,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục tăng 17,85 điểm, tương đương 0,39%, đóng cửa ở mức 4.579,64, khối lượng giao dịch đạt 1,62 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tiến thêm 0,22%, khối lượng giao dịch đạt 28 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 0,31%, khối lượng giao dịch đạt 156,7 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á cao điểm nhất trong 2 tháng
Trên thị trường Tokyo, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã tăng thêm 1,3% lên 91,25 điểm - mức cao nhất kể 5/11/2008. Đây là phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp của chỉ số này.
Chứng khoán Nhật đã khởi đầu năm mới thành công khi chỉ số Nikkei 225 tăng hơn 2%, đưa mặt bằng chỉ số này lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng qua. Hy vọng kinh tế năm 2009 sẽ sáng sủa hơn và triển vọng thị trường chứng khoán sẽ tốt hơn là nguyên nhân quan trọng nhất giúp thị trường lên điểm trong ngày đầu năm.
Bên cạnh đó, đồng Yên đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tuần qua so với USD (1 USD đổi được 92,06 Yên), đã thúc đẩy cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tăng điểm mạnh - góp phần hỗ trợ thị trường khởi sắc.
Trong phiên đầu năm, chỉ số Nikkei 225 đã vượt qua ngưỡng 9.000 điểm và tạo nên không khí tương đối lạc quan trên thị trường chứng khoán Tokyo. Điều này càng có ý nghĩa hơn sau khi nhiều nhà đầu tư tại thị trường này đã có một năm thất bại nặng nề với sự sụt giảm 42% của chỉ số Nikkei 225 - mức giảm lớn nhất từ trước tới nay.
Nhiều cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn tăng mạnh trong phiên này, trong đó cổ phiếu Honda tăng 2,7%, cổ phiếu Toyota Motor lên 3,6%, cổ phiếu Suzuki Motor tiến thêm 3,7%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 183,56 điểm, tương ứng 2,07%, chốt ở mức 9.043,12. Khối lượng giao dịch đạt 1,1 tỷ cổ phiếu, thị trường có 868 mã lên điểm và có 715 mã giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa cho biết sẽ thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thúc đẩy phát triển nền kinh tế và cải thiện thị trường tài chính. Thông báo này được đưa ra sau khi nhiều dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong quý 4/2008 có thể sụt giảm mạnh so với quý 3/2008.
Việc nhiều lần hạ lãi suất cơ bản trong 4 tháng qua – đưa mặt bằng lãi suất cơ bản đồng Won xuống 3%/năm, là một trong các biện pháp quan trọng trong chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế và làm ổn định thị trường tài chính Hàn Quốc.
Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, GDP của nước này sẽ tăng khoảng 3,7% trong năm 2008 và sẽ tăng khoảng 2% trong năm 2009, xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI đã tăng 16,17 điểm, tương đương 1,4%, chốt ở mức 1.173,57.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, theo dự báo của chuyên gia kinh tế cao cấp của Chính phủ nước này, kinh tế Trung Quốc có thể tăng từ 8-9% trong năm 2009 từ mức 9,3% trong năm 2008.
“Hoạt động xuất khẩu suy giảm mạnh sẽ khiến 25 triệu người mất việc làm trong năm 2008 và 2009” - Fan Jianping chuyên gia kinh tế trưởng Trung tâm thông tin Nhà nước nói.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã tăng 59,91 điểm, tương đương 3,29%, chốt ở mức 1.880,72.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 2,33%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 4,69%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 3,14%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 2,02%. Chỉ số ASX của Australia tiếp tục giảm 0,46%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.034,69 | 8.952,89 | 81,80 | 0,91 |
Nasdaq | 1.632,21 | 1.628,03 | 4,18 | 0,26 | |
S&P 500 | 931,80 | 927,45 | 4,35 | 0,47 | |
Anh | FTSE 100 | 4.561,79 | 4.579,64 | 17,85 | 0,39 |
Đức | DAX | 4.973,07 | 4.983,99 | 10,92 | 0,22 |
Pháp | CAC 40 | 3.349,69 | 3.359,92 | 10,23 | 0,31 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.591,22 | 4.698,31 | 107,09 | 2,33 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.859,56 | 9.043,12 | 183,56 | 2,07 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.042,81 | 15.457,24 | 414,43 | 2,76 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.157,40 | 1.173,57 | 16,17 | 1,40 |
Singapore | Straits Times |
1.799,72 |
1.896,06 | 66.35 | 3,63 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.820,81 | 1.880,72 | 59,91 | 3,29 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.971,03 | 10.178,61 | 220,39 | 2,21 |
Australia | ASX | 3.655,70 | 3.638,90 | 16,80 | 0,46 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |