Giới doanh nhân Nga chạy ra nước ngoài
8 tháng đầu năm nay, hơn 203.000 người đã rời khỏi nước Nga, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền
Gặp khó khăn trong việc huy động vốn tại thị trường trong nước, Artem Kulizhnikov, một doanh nhân trẻ người Nga trong lĩnh vực công nghệ, khăn gói chuẩn bị lên đường rời khỏi Moscow. Trò chuyện với Bloomberg, Kulizhinikov nói, anh dự định sẽ sang Dubai hoặc Singapore vào cuối năm nay để tìm vốn cho công ty thứ hai.
Năm nay 22 tuổi, Kulizhnikov nằm trong làn sóng di cư của các doanh nhân và người tài của nước Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow và phương Tây rơi xuống mức xấu nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh. Chỉ riêng trong 8 tháng đầu năm nay, hơn 203.000 người đã rời khỏi nước Nga, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền.
Lệnh trừng phát của phương Tây khiến các công ty Nga ngày càng khó tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài. Chưa kể, việc Chính phủ Nga siết chặt quản lý cũng khiến nhiều doanh nhân và nhà đầu tư nước này cảm thấy “ngộp thở” và phải ra đi.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3, Pavel Durov, nhà sáng lập Vkontakte - mạng xã hội được coi là Facebook của Nga - cũng rời quê hương để tìm đường phát triển một mạng xã hội di động. Durov tiết lộ rằng, anh không muốn tuân thủ quy định của Moscow về giao nộp thông tin cá nhân của người dùng Ukraine.
Game Insight, công ty từng được Forbes xếp hạng là công ty Internet lớn thứ 7 tại Nga, đã chuyển trụ sở từ Moscow sang Lithuania. Pavel Muntyan, nhà sáng lập hãng hoạt hình Toonbox, đã chuyển toàn bộ 15 nhân viên trong công ty từ Moscow sang đảo Cyprus.
"Nga là một trong các thị trường chính của chúng tôi, nhưng có vẻ thị trường này sẽ từ chối chúng tôi trong khoảng một đến hai năm tới. Người Nga cho rằng hoạt hình của chúng tôi không đủ chất Nga. Nhưng chúng tôi đâu chỉ muốn làm phim cho người Nga, chúng tôi muốn mình là một công ty quốc tế cơ mà? Cớ sao chúng tôi lại tự nhốt mình cơ chứ?", Muntyan nói.
Ông Herman Gref, Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank cho biết, ngày càng có nhiều công ty Nga nộp đơn xin phép cho nhân viên định cư ở nước ngoài. "Hiện nay, đơn xin phổ biến nhất lại là rời đi, chứ không phải là thành lập công ty. Cho đến khi môi trường kinh doanh ở Nga được cải thiện, xu hướng này vẫn còn tiếp diễn”, Gref nói.
Để ngăn dòng chảy chất xám, nhà băng lớn nhì Nga là VTB đã chuyển trọng tâm đầu tư công nghệ từ Silicon Valley quay về Nga. "California có quá nhiều tiền rồi. Chúng tôi nhận thấy Nga ngày càng có nhiều doanh nhân và sẽ tập trung vào thị trường này", Alexandra Johnson, Giám đốc quỹ đầu tư Aurora của VTB tại Mỹ cho biết.
Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nhiều nhà khoa học đã rời khỏi Nga. Tổng thống Putin đã đặt ưu tiên thu hút những người này trở về quê hương bằng nhiều dự án như trung tâm công nghệ theo mô hình Silicon Valley có tên Skolkovo. Với diện tích 4km2, nằm ở ngoại ô Moscow, trung tâm này dự kiến hoàn thành năm ngoái, nhưng đến nay vẫn là một công trường dở dang.
"Skolkovo là ý tưởng tốt và được đầu tư mạnh. Nhưng sản phẩm đâu? Rõ ràng Chính phủ đã bỏ quên dự án này và nguồn vốn quốc tế cũng đang tháo chạy", Pavel Cherkashin, Giám đốc quỹ đầu tư Vestor.In Partners, nhận xét.
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), các công ty quản lý quỹ Tiger Global và Bessemer Venture Partners là vài trong số các nhà đầu tư đã ngừng hoặc giảm hoạt động tại Nga. Bessemer tuyên bố đầu tư 20 triệu USD vào Nga, nhưng đến nay vẫn chưa rót vốn.
"Tình hình địa chính trị là rào cản khiến môi trường đầu tư ở Nga kém hấp dẫn", đại diện Bessemer nói.
Cherkashin, Giám đốc quỹ đầu tư Vestor.In Partners, đã rời Nga năm ngoái để tới San Francisco (Mỹ). Ông cho rằng môi trường tại quê nhà của ông ngày càng xấu đi trông thấy. "Khủng hoảng hay bất ổn đều khiến đầu tư giảm sút. Ở Nga, Ukraine và Belarus đều có nhân lực trình độ cao, nhưng họ có quá ít sự lựa chọn, và bởi thế họ muốn ra đi”, Cherkashin nhận xét.
Năm nay 22 tuổi, Kulizhnikov nằm trong làn sóng di cư của các doanh nhân và người tài của nước Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow và phương Tây rơi xuống mức xấu nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh. Chỉ riêng trong 8 tháng đầu năm nay, hơn 203.000 người đã rời khỏi nước Nga, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền.
Lệnh trừng phát của phương Tây khiến các công ty Nga ngày càng khó tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài. Chưa kể, việc Chính phủ Nga siết chặt quản lý cũng khiến nhiều doanh nhân và nhà đầu tư nước này cảm thấy “ngộp thở” và phải ra đi.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3, Pavel Durov, nhà sáng lập Vkontakte - mạng xã hội được coi là Facebook của Nga - cũng rời quê hương để tìm đường phát triển một mạng xã hội di động. Durov tiết lộ rằng, anh không muốn tuân thủ quy định của Moscow về giao nộp thông tin cá nhân của người dùng Ukraine.
Game Insight, công ty từng được Forbes xếp hạng là công ty Internet lớn thứ 7 tại Nga, đã chuyển trụ sở từ Moscow sang Lithuania. Pavel Muntyan, nhà sáng lập hãng hoạt hình Toonbox, đã chuyển toàn bộ 15 nhân viên trong công ty từ Moscow sang đảo Cyprus.
"Nga là một trong các thị trường chính của chúng tôi, nhưng có vẻ thị trường này sẽ từ chối chúng tôi trong khoảng một đến hai năm tới. Người Nga cho rằng hoạt hình của chúng tôi không đủ chất Nga. Nhưng chúng tôi đâu chỉ muốn làm phim cho người Nga, chúng tôi muốn mình là một công ty quốc tế cơ mà? Cớ sao chúng tôi lại tự nhốt mình cơ chứ?", Muntyan nói.
Ông Herman Gref, Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank cho biết, ngày càng có nhiều công ty Nga nộp đơn xin phép cho nhân viên định cư ở nước ngoài. "Hiện nay, đơn xin phổ biến nhất lại là rời đi, chứ không phải là thành lập công ty. Cho đến khi môi trường kinh doanh ở Nga được cải thiện, xu hướng này vẫn còn tiếp diễn”, Gref nói.
Để ngăn dòng chảy chất xám, nhà băng lớn nhì Nga là VTB đã chuyển trọng tâm đầu tư công nghệ từ Silicon Valley quay về Nga. "California có quá nhiều tiền rồi. Chúng tôi nhận thấy Nga ngày càng có nhiều doanh nhân và sẽ tập trung vào thị trường này", Alexandra Johnson, Giám đốc quỹ đầu tư Aurora của VTB tại Mỹ cho biết.
Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nhiều nhà khoa học đã rời khỏi Nga. Tổng thống Putin đã đặt ưu tiên thu hút những người này trở về quê hương bằng nhiều dự án như trung tâm công nghệ theo mô hình Silicon Valley có tên Skolkovo. Với diện tích 4km2, nằm ở ngoại ô Moscow, trung tâm này dự kiến hoàn thành năm ngoái, nhưng đến nay vẫn là một công trường dở dang.
"Skolkovo là ý tưởng tốt và được đầu tư mạnh. Nhưng sản phẩm đâu? Rõ ràng Chính phủ đã bỏ quên dự án này và nguồn vốn quốc tế cũng đang tháo chạy", Pavel Cherkashin, Giám đốc quỹ đầu tư Vestor.In Partners, nhận xét.
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), các công ty quản lý quỹ Tiger Global và Bessemer Venture Partners là vài trong số các nhà đầu tư đã ngừng hoặc giảm hoạt động tại Nga. Bessemer tuyên bố đầu tư 20 triệu USD vào Nga, nhưng đến nay vẫn chưa rót vốn.
"Tình hình địa chính trị là rào cản khiến môi trường đầu tư ở Nga kém hấp dẫn", đại diện Bessemer nói.
Cherkashin, Giám đốc quỹ đầu tư Vestor.In Partners, đã rời Nga năm ngoái để tới San Francisco (Mỹ). Ông cho rằng môi trường tại quê nhà của ông ngày càng xấu đi trông thấy. "Khủng hoảng hay bất ổn đều khiến đầu tư giảm sút. Ở Nga, Ukraine và Belarus đều có nhân lực trình độ cao, nhưng họ có quá ít sự lựa chọn, và bởi thế họ muốn ra đi”, Cherkashin nhận xét.