Góc nghị trường: “Biên bản” họp tổ
Phải chăng nhận xét Quốc hội không nên duy trì các phiên họp tổ, có vẻ cũng không hoàn toàn vô lý?
Sáng 29/5, các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán và dự án Luật Phí, lệ phí.
Tại một tổ thảo luận số gồm có 4 đoàn đại biểu cả Nam và Bắc với 28 đại biểu.
8 giờ, 16 vị có mặt, hàng ghế bên trái có 12 chiếc thì có 7 chiếc ghế trống. Tổ trưởng đọc văn bản gợi ý các vấn đề cần thảo luận do đoàn thư ký kỳ họp gửi đến.
8h09 vị đại biểu đầu tiên lên tiếng, 8h20 kết thúc.
Chủ tọa mời phát biểu tiếp, nhưng chỉ có có tiếng lật giấy sột soạt, nhiều cặp mắt chăm chú đọc tài liệu.
8h30 đại biểu thứ hai phát biểu, đến 8h38 thì dừng. Vị khác tiếp lời đến 8h41. Sau đó là một ý kiến đến 8h44.
Lại chỉ có tiếng giở tài liệu. 8h53 vị tiếp theo đăng đàn. Từ 9h đến 9h07 là ý kiến một người nữa, tính cả hai vị đã phát biểu rồi có thêm ý kiến ngắn bổ sung, là 8 lượt đại biểu tham gia góp ý cho cả hai dự án luật, với thời gian 58 phút, kể cả thời gian trống.
Sau lượt phát biểu thứ 8, đáp lại lời mời phát biểu của chủ tọa, một vị nói đùa, sẽ gửi ý kiến bằng văn bản (tại các phiên thảo luận toàn thể, nếu hết giờ thì các vị đã đăng ký phát biểu được đề nghị gửi lại ý kiến bằng văn bản - PV). Một vài vị khác phụ họa: "Cuối tuần mà, nghỉ sớm cũng được".
Ta giải lao ăn trái cây rồi chốc hãy về, tổ trưởng nói.
Các vị đại biểu ăn trái cây, uống trà, cà phê. Rổi lại quay về bàn ngồi, một số vị tỏ rõ vẻ ái ngại, không muốn về quá sớm.
9h19, một số vị xách cặp đứng dậy rủ nhau: “Thôi về đi, tội đâu tổ trưởng chịu”.
9h20, nhân viên phục vụ ngạc nhiên hỏi, các bác nghỉ luôn rồi ạ, sau đó dọn dẹp bàn trà.
9h30 - giờ giải lao theo quy định - tổ Hà Nội, Tp.HCM vẫn đang thảo luận. Gần 10h, tổ trưởng tổ Tp.HCM nói, nếu hết ý kiến thì ta về, chứ biết làm sao giờ.
Một số tổ khác sau giải lao cũng… nghỉ.
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, một số vị đại biểu chẳng có gì ngạc nhiên về cảnh họp tổ đìu hiu, buồn tẻ như miêu tả ở đầu bài viết này. Bởi cảnh này đã tái diễn qua nhiều kỳ họp chứ đâu phải "đặc sản" tại kỳ này.
Và sáng 29/5, mới chỉ qua hai tuần làm việc, chỉ một buổi sáng thảo luận tới hai dự án luật, tổ được tiếng là chăm chỉ như Tp.HCM cũng đến gần 10h là “cạn vốn”.
Một số tổ khác như lệ thường, sau giải lao là nghỉ luôn.
Sau phản ánh của báo chí về các phiên họp tổ quá ngắn ngủi, một vị đại biểu trong đoàn thư ký kỳ họp cho biết là đã đề nghị với trưởng đoàn thư ký gửi công văn nhắc nhở các đoàn giữ đúng thời gian họp. Một số phiên thảo luận có quá ít thông tin để tập hợp, vị này phàn nàn.
Không khó để lấy ngay được dẫn chứng về điều này. Báo cáo tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu thảo luận ở tổ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013, phần phản ánh nội dung góp ý của đại biểu chỉ vẻn vẹn có 302 chữ.
Trong khi đó, phiên thảo luận toàn thể về nội dung này sau đó cho thấy còn rất nhiều vấn đề về kỷ luật tài chính, về con số bội chi vượt xa nghị quyết của Quốc hội khi đã phải đi vay về để chi thường xuyên…
Vậy phải chăng nhận xét Quốc hội không nên duy trì các phiên họp tổ, có vẻ cũng không hoàn toàn vô lý?
Tại một tổ thảo luận số gồm có 4 đoàn đại biểu cả Nam và Bắc với 28 đại biểu.
8 giờ, 16 vị có mặt, hàng ghế bên trái có 12 chiếc thì có 7 chiếc ghế trống. Tổ trưởng đọc văn bản gợi ý các vấn đề cần thảo luận do đoàn thư ký kỳ họp gửi đến.
8h09 vị đại biểu đầu tiên lên tiếng, 8h20 kết thúc.
Chủ tọa mời phát biểu tiếp, nhưng chỉ có có tiếng lật giấy sột soạt, nhiều cặp mắt chăm chú đọc tài liệu.
8h30 đại biểu thứ hai phát biểu, đến 8h38 thì dừng. Vị khác tiếp lời đến 8h41. Sau đó là một ý kiến đến 8h44.
Lại chỉ có tiếng giở tài liệu. 8h53 vị tiếp theo đăng đàn. Từ 9h đến 9h07 là ý kiến một người nữa, tính cả hai vị đã phát biểu rồi có thêm ý kiến ngắn bổ sung, là 8 lượt đại biểu tham gia góp ý cho cả hai dự án luật, với thời gian 58 phút, kể cả thời gian trống.
Sau lượt phát biểu thứ 8, đáp lại lời mời phát biểu của chủ tọa, một vị nói đùa, sẽ gửi ý kiến bằng văn bản (tại các phiên thảo luận toàn thể, nếu hết giờ thì các vị đã đăng ký phát biểu được đề nghị gửi lại ý kiến bằng văn bản - PV). Một vài vị khác phụ họa: "Cuối tuần mà, nghỉ sớm cũng được".
Ta giải lao ăn trái cây rồi chốc hãy về, tổ trưởng nói.
Các vị đại biểu ăn trái cây, uống trà, cà phê. Rổi lại quay về bàn ngồi, một số vị tỏ rõ vẻ ái ngại, không muốn về quá sớm.
9h19, một số vị xách cặp đứng dậy rủ nhau: “Thôi về đi, tội đâu tổ trưởng chịu”.
9h20, nhân viên phục vụ ngạc nhiên hỏi, các bác nghỉ luôn rồi ạ, sau đó dọn dẹp bàn trà.
9h30 - giờ giải lao theo quy định - tổ Hà Nội, Tp.HCM vẫn đang thảo luận. Gần 10h, tổ trưởng tổ Tp.HCM nói, nếu hết ý kiến thì ta về, chứ biết làm sao giờ.
Một số tổ khác sau giải lao cũng… nghỉ.
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, một số vị đại biểu chẳng có gì ngạc nhiên về cảnh họp tổ đìu hiu, buồn tẻ như miêu tả ở đầu bài viết này. Bởi cảnh này đã tái diễn qua nhiều kỳ họp chứ đâu phải "đặc sản" tại kỳ này.
Và sáng 29/5, mới chỉ qua hai tuần làm việc, chỉ một buổi sáng thảo luận tới hai dự án luật, tổ được tiếng là chăm chỉ như Tp.HCM cũng đến gần 10h là “cạn vốn”.
Một số tổ khác như lệ thường, sau giải lao là nghỉ luôn.
Sau phản ánh của báo chí về các phiên họp tổ quá ngắn ngủi, một vị đại biểu trong đoàn thư ký kỳ họp cho biết là đã đề nghị với trưởng đoàn thư ký gửi công văn nhắc nhở các đoàn giữ đúng thời gian họp. Một số phiên thảo luận có quá ít thông tin để tập hợp, vị này phàn nàn.
Không khó để lấy ngay được dẫn chứng về điều này. Báo cáo tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu thảo luận ở tổ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013, phần phản ánh nội dung góp ý của đại biểu chỉ vẻn vẹn có 302 chữ.
Trong khi đó, phiên thảo luận toàn thể về nội dung này sau đó cho thấy còn rất nhiều vấn đề về kỷ luật tài chính, về con số bội chi vượt xa nghị quyết của Quốc hội khi đã phải đi vay về để chi thường xuyên…
Vậy phải chăng nhận xét Quốc hội không nên duy trì các phiên họp tổ, có vẻ cũng không hoàn toàn vô lý?