Góc nghị trường: Theo dòng chất vấn
Từ sáng 11/6 đến trưa 13/6, Quốc hội sẽ có hai ngày rưỡi để chất vấn 5 thành viên Chính phủ
Từ sáng 11/6 đến trưa 13/6, Quốc hội sẽ có hai ngày rưỡi để chất vấn 5 thành viên Chính phủ.
4 vị bộ trưởng đã được lựa chọn theo kết quả phiếu xin ý kiến đại biểu. Còn thành viên thứ 5 thì cho đến chiều 4/6, trong báo cáo gửi đến các vị đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn để cả hai phương án Thủ tướng, hoặc phó thủ tướng được Thủ tướng phân công.
Nhưng sau đó, ngày 8/6, Thủ tướng đã phân công Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào buổi sáng ngày 13/6.
Như vậy, chưa có vị phó thủ tướng nào khác ngoài ông Nguyễn Xuân Phúc được Thủ tướng phân công đăng đàn.
Trong số 4 vị bộ trưởng được chọn lần này, có hai vị đều cùng đứng đầu về số lần lên “ghế nóng” trước Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát, đều cùng 4 lần.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng còn có thêm một phiên trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Như vậy, tạm thời ông là người được chất vấn nhiều nhất.
Đây cũng là vị Bộ trưởng cho đến trước kỳ họp này luôn “vô địch” về số lượng chất vấn bằng văn bản tại mỗi kỳ Quốc hội.
Không khó để lý giải việc Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Cao Đức Phát được chọn đăng đàn tới 4 lần, trong khi có vị chưa một lần xuất hiện ở vị trí trả lời chất vấn trực tiếp, thậm chí trong danh sách “chia lửa” cũng không có.
Nông nghiệp và Công Thương đều là những lĩnh vực rộng, thông tin đại biểu có được và ghi nhận được từ cử tri đều rất nhiều, đó là lý do thứ nhất.
Nhưng bên cạnh đó, còn là cả sự chuyển biến trong các lĩnh vực này dường như hoặc là quá chậm, hoặc là quá khó để cảm nhận, đánh giá.
Thời đểm này, điệp khúc được mùa mất giá, thương lái Trung Quốc thao túng thị trường, buôn lậu và gian lận thương mại.... phát đi từ nghị trường có thể đã khiến cử tri thấy nhàm.
Ngay từ kỳ họp thứ 3 (giữa năm 2012) việc thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm khó khăn đã nằm trong nhóm vấn đề chất vấn dành cho Bộ trưởng Hoàng.
Đến kỳ này, trách nhiệm và giải pháp xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đặc biệt là hàng nông sản lại được đặt ra với Bộ trưởng.
Với Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới là vấn đề chất vấn từ kỳ họp thứ 5 (giữa năm 2013). Kỳ này, nhóm vấn đề thứ nhất dành cho ông là tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, những tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã có hai lần trả lời chất vấn trực tiếp vào kỳ họp thứ 2 và thứ 7.
Triển khai thực hiện cải cách về giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa là nhóm vấn đề từ hai kỳ họp trước sẽ trở lại nghị trường vào chiều 12/6 tới.
Thời sự hơn là việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới, là nhóm vấn đề thứ hai dành cho Bộ trưởng.
Chưa đến phiên chất vấn, những vấn đề này đã nóng nghị trường khi tại phiên thảo luận sáng 8/6 vừa qua, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đã phản ánh, cử tri Phú Yên không đồng tình, nhưng đã triển khai đại trà trên phạm vi cả nước, làm cho người dân bất bình, thiếu tin tưởng vào chủ trương của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Vì sao trên 10 nghìn thí sinh, người thân là con em của Phú Yên phải đôn đáo mua vé tàu, vé xe lặn lội vào Khánh Hòa để dự thi, và nhiều tỉnh khác cũng thế, rất là tốn kém, rất là phiền phức", ông Học nói.
Điều đáng nói ở đây, theo đại biểu Học là chủ trương mới này đã không được làm thí điểm để rút kinh nghiệm, không hỏi ý kiến của nhân dân, không có sự phản phiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Một chủ trương tác động sâu rộng đến mọi người, mọi nhà được làm rất vội vàng.
Câu trả lời cho vấn đề đại biểu Học nêu, chắc chắn sẽ có khi Bộ trưởng Luận đăng đàn.
Lần đầu tiên lên “ghế nóng” là Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Nguyễn Quân. Nhưng trước đó, ở kỳ họp thứ 8 ông cũng đã được làm quen qua phần “chia lửa” với Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, như thường lệ ở các kỳ họp giữa năm, sẽ đăng đàn sau 4 vị tư lệnh ngành. Và cũng vẫn như thường lệ thời gian được dành cho ông ít hơn hẳn các vị khác, chỉ khoảng hai tiếng cả trình bày báo cáo và trả lời chất vấn trực tiếp.
4 vị bộ trưởng đã được lựa chọn theo kết quả phiếu xin ý kiến đại biểu. Còn thành viên thứ 5 thì cho đến chiều 4/6, trong báo cáo gửi đến các vị đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn để cả hai phương án Thủ tướng, hoặc phó thủ tướng được Thủ tướng phân công.
Nhưng sau đó, ngày 8/6, Thủ tướng đã phân công Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào buổi sáng ngày 13/6.
Như vậy, chưa có vị phó thủ tướng nào khác ngoài ông Nguyễn Xuân Phúc được Thủ tướng phân công đăng đàn.
Trong số 4 vị bộ trưởng được chọn lần này, có hai vị đều cùng đứng đầu về số lần lên “ghế nóng” trước Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát, đều cùng 4 lần.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng còn có thêm một phiên trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Như vậy, tạm thời ông là người được chất vấn nhiều nhất.
Đây cũng là vị Bộ trưởng cho đến trước kỳ họp này luôn “vô địch” về số lượng chất vấn bằng văn bản tại mỗi kỳ Quốc hội.
Không khó để lý giải việc Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Cao Đức Phát được chọn đăng đàn tới 4 lần, trong khi có vị chưa một lần xuất hiện ở vị trí trả lời chất vấn trực tiếp, thậm chí trong danh sách “chia lửa” cũng không có.
Nông nghiệp và Công Thương đều là những lĩnh vực rộng, thông tin đại biểu có được và ghi nhận được từ cử tri đều rất nhiều, đó là lý do thứ nhất.
Nhưng bên cạnh đó, còn là cả sự chuyển biến trong các lĩnh vực này dường như hoặc là quá chậm, hoặc là quá khó để cảm nhận, đánh giá.
Thời đểm này, điệp khúc được mùa mất giá, thương lái Trung Quốc thao túng thị trường, buôn lậu và gian lận thương mại.... phát đi từ nghị trường có thể đã khiến cử tri thấy nhàm.
Ngay từ kỳ họp thứ 3 (giữa năm 2012) việc thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm khó khăn đã nằm trong nhóm vấn đề chất vấn dành cho Bộ trưởng Hoàng.
Đến kỳ này, trách nhiệm và giải pháp xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đặc biệt là hàng nông sản lại được đặt ra với Bộ trưởng.
Với Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới là vấn đề chất vấn từ kỳ họp thứ 5 (giữa năm 2013). Kỳ này, nhóm vấn đề thứ nhất dành cho ông là tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, những tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã có hai lần trả lời chất vấn trực tiếp vào kỳ họp thứ 2 và thứ 7.
Triển khai thực hiện cải cách về giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa là nhóm vấn đề từ hai kỳ họp trước sẽ trở lại nghị trường vào chiều 12/6 tới.
Thời sự hơn là việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới, là nhóm vấn đề thứ hai dành cho Bộ trưởng.
Chưa đến phiên chất vấn, những vấn đề này đã nóng nghị trường khi tại phiên thảo luận sáng 8/6 vừa qua, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đã phản ánh, cử tri Phú Yên không đồng tình, nhưng đã triển khai đại trà trên phạm vi cả nước, làm cho người dân bất bình, thiếu tin tưởng vào chủ trương của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Vì sao trên 10 nghìn thí sinh, người thân là con em của Phú Yên phải đôn đáo mua vé tàu, vé xe lặn lội vào Khánh Hòa để dự thi, và nhiều tỉnh khác cũng thế, rất là tốn kém, rất là phiền phức", ông Học nói.
Điều đáng nói ở đây, theo đại biểu Học là chủ trương mới này đã không được làm thí điểm để rút kinh nghiệm, không hỏi ý kiến của nhân dân, không có sự phản phiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Một chủ trương tác động sâu rộng đến mọi người, mọi nhà được làm rất vội vàng.
Câu trả lời cho vấn đề đại biểu Học nêu, chắc chắn sẽ có khi Bộ trưởng Luận đăng đàn.
Lần đầu tiên lên “ghế nóng” là Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Nguyễn Quân. Nhưng trước đó, ở kỳ họp thứ 8 ông cũng đã được làm quen qua phần “chia lửa” với Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, như thường lệ ở các kỳ họp giữa năm, sẽ đăng đàn sau 4 vị tư lệnh ngành. Và cũng vẫn như thường lệ thời gian được dành cho ông ít hơn hẳn các vị khác, chỉ khoảng hai tiếng cả trình bày báo cáo và trả lời chất vấn trực tiếp.