Goldman Sachs bất ngờ lạc quan về triển vọng giá vàng
Tuy nhiên, Goldman Sachs vẫn thận trọng khi nói rằng dư địa để giá vàng tăng cao hơn là không nhiều
Sau một thời gian giữ quan điểm bi quan về vàng, ngân hàng Mỹ Goldman Sachs ngày 10/5 bất ngờ nâng dự báo giá kim loại quý này trong thời gian tới.
Theo hãng tin Reuters, cơ sở mà Goldman Sachs đưa ra cho việc điều chỉnh dự báo là nhu cầu đầu cơ vàng gia tăng và đồng USD xuống giá.
Trong dự báo mới nhất, Goldman Sachs cho rằng giá vàng trung bình trong 3, 6 và 12 tháng tới sẽ ở các mức tương ứng lần lượt là 1.200 USD/oz, 1.180 USD/oz, và 1.150 USD/oz, so với các mức 1.100 USD/oz, 1.050 USD/oz, và 1.000 USD/oz đưa ra trong lần dự báo trước.
Vào đầu tháng 2, giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.200 USD/oz kể từ giữa năm 2015 nhờ đồng USD suy yếu và những dự báo cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giãn tiến độ tăng lãi suất.
Trong phần lớn thời gian của 3 tuần qua, giá vàng duy trì trên ngưỡng 1.250 USD/oz. Tuần trước, giá vàng có thời điểm tái lập mốc 1.300 USD/oz lần đầu tiên trong 15 tháng nhưng nhanh chóng để mất mốc giá này.
Tuy nâng triển vọng giá vàng, Goldman Sachs vẫn thận trọng khi nói rằng dư địa để giá vàng tăng cao hơn là không nhiều.
“Trong thời gian tới, dư địa tăng giá cho vàng là không lớn xét tới việc FED sớm muộn gì cũng có động thái tăng lãi suất tiếp theo, đồng USD không có nhiều dư địa để giảm giá, và Trung Quốc không có nhiều dư địa để kéo đồng tiền của các thị trường mới nổi tăng giá khiến đồng USD mất giá nhiều hơn”, báo cáo của Goldman Sachs có đoạn viết.
Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của đồng USD so với một rổ tiền tệ chủ chốt ngày 10/5 đã tăng lên mức gần cao nhất trong 2 tuần. So với mức đáy 16 tháng thiết lập vào tuần trước, Dollar Index hiện đã phục hồi 2,5%.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 19%. Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu Capital Economics, nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương là một nguyên nhân quan trọng đẩy giá vàng tăng.
Số liệu do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố mới đây cho thấy các ngân hàng trung ương đã mua ròng 45 tấn vàng trong quý 1/2016. Còn theo Capital Economics, nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, mua nhiều vàng nhất là các ngân hàng trung ương của Nga (46 tấn), Trung Quốc (35 tấn), và Kazakhstan (7 tấn). Theo Capital Economics, mục đích của các ngân hàng trung ương khi mua vàng là đa dạng hóa dự trữ ngoại hối khỏi đồng USD nhằm phòng ngừa những tác động bất lợi của biến động tỷ giá.
Theo hãng tin Reuters, cơ sở mà Goldman Sachs đưa ra cho việc điều chỉnh dự báo là nhu cầu đầu cơ vàng gia tăng và đồng USD xuống giá.
Trong dự báo mới nhất, Goldman Sachs cho rằng giá vàng trung bình trong 3, 6 và 12 tháng tới sẽ ở các mức tương ứng lần lượt là 1.200 USD/oz, 1.180 USD/oz, và 1.150 USD/oz, so với các mức 1.100 USD/oz, 1.050 USD/oz, và 1.000 USD/oz đưa ra trong lần dự báo trước.
Vào đầu tháng 2, giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.200 USD/oz kể từ giữa năm 2015 nhờ đồng USD suy yếu và những dự báo cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giãn tiến độ tăng lãi suất.
Trong phần lớn thời gian của 3 tuần qua, giá vàng duy trì trên ngưỡng 1.250 USD/oz. Tuần trước, giá vàng có thời điểm tái lập mốc 1.300 USD/oz lần đầu tiên trong 15 tháng nhưng nhanh chóng để mất mốc giá này.
Tuy nâng triển vọng giá vàng, Goldman Sachs vẫn thận trọng khi nói rằng dư địa để giá vàng tăng cao hơn là không nhiều.
“Trong thời gian tới, dư địa tăng giá cho vàng là không lớn xét tới việc FED sớm muộn gì cũng có động thái tăng lãi suất tiếp theo, đồng USD không có nhiều dư địa để giảm giá, và Trung Quốc không có nhiều dư địa để kéo đồng tiền của các thị trường mới nổi tăng giá khiến đồng USD mất giá nhiều hơn”, báo cáo của Goldman Sachs có đoạn viết.
Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của đồng USD so với một rổ tiền tệ chủ chốt ngày 10/5 đã tăng lên mức gần cao nhất trong 2 tuần. So với mức đáy 16 tháng thiết lập vào tuần trước, Dollar Index hiện đã phục hồi 2,5%.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 19%. Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu Capital Economics, nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương là một nguyên nhân quan trọng đẩy giá vàng tăng.
Số liệu do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố mới đây cho thấy các ngân hàng trung ương đã mua ròng 45 tấn vàng trong quý 1/2016. Còn theo Capital Economics, nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, mua nhiều vàng nhất là các ngân hàng trung ương của Nga (46 tấn), Trung Quốc (35 tấn), và Kazakhstan (7 tấn). Theo Capital Economics, mục đích của các ngân hàng trung ương khi mua vàng là đa dạng hóa dự trữ ngoại hối khỏi đồng USD nhằm phòng ngừa những tác động bất lợi của biến động tỷ giá.