Grand Plaza và “nước cờ” sống còn
Trung tâm thương mại Grand Plaza (Grand Plaza) quyết định tạm dừng kinh doanh để tái cơ cấu
Khai trương năm 2010, sau hơn hai năm hoạt động không đạt được hiệu quả như kế hoạch, cuối tháng 12/2012, trung tâm thương mại Grand Plaza (Grand Plaza) quyết định tạm dừng kinh doanh để tái cơ cấu. Thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường là một quyết định kinh doanh mang tính chất sống còn.
Chọn “nước cờ” mới
Đại diện Grand Plaza cho rằng, việc tạm dừng kinh doanh là do một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.
Về mặt khách quan, Grand Plaza khai trương trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bắt đầu thời kì khó khăn. Các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngân hàng thắt chặt tín dụng, hàng ngàn lao đông mất việc làm, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu có tính toán và tiết kiệm hơn, đặc biệt đối với phân khúc hàng xa xỉ.
Bên cạnh đó, các nhãn hàng do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế cũng thu hẹp kinh doanh hoặc trì hoãn việc mở rộng kinh doanh do thua lỗ. Bên cạnh đó, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tăng mạnh như Parkson Keangnam, Pico Mall, Indochina Plaza., Hàng Da Galleria... tạo nên sự cạnh tranh gay gắt.
Về mặt chủ quan, Grand Plaza nằm trong tổ hợp sang trọng nhưng ngăn cách bởi khoảng sân rộng phía trước, kém thân thiện với giao thông công cộng. Nếu như đầu năm 2009, Grand Plaza tạo nên cú sốc với cộng đồng đầu tư “lần đầu tiên nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội sở hữu diện tích trung tâm thương mại của riêng mình” thì khi vận hành mô hình kinh doanh đa sở hữu này cũng bộc lộ những nhược điểm khó tìm lời giải đáp.
Thêm vào đó, chủ đầu tư đồng thời là nhà quản lý chung khu tổ hợp - tập đoàn Charmvit hoạt động thiếu hiệu quả, chưa đặt lợi ích của khách thuê và khách hàng vào vị trí trung tâm. Sự hạn chế về kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ của đơn vị quản lý vận hành cũng là một trong những nguyên nhân nữa khiến cho Grand Plaza chưa đi đến thành công.
Chính sách cho thuê mới của Grand Plaza là một thay đổi bước ngoặt kể từ khi khai trương năm 2010.
Kỳ vọng tương lai
Trong tình trạng hoạt động không hiệu quả, vắng khách, ban điều hành Grand Plaza đã có một quyết định “tạm dừng kinh doanh để tái cơ cấu”. Với phương án này, diện tích mặt bằng tại Grand Plaza thay vì cho thuê kinh doanh bán lẻ như mô hình của các trung tâm thương mại như Parkson, Vincom…, thì sẽ chào thuê toàn bộ hoặc từng tầng.
Theo ban điều hành Grand Plaza, thay đổi phù hợp là cách tốt nhất để tạo cơ hội mới cho Grand Plaza. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay.
“Grand Plaza sẽ có cơ hội tốt để thu hút được các đơn vị bán lẻ, đã thành công trong và ngoài nước, đặc biệt là các đơn vị bán lẻ nước ngoài đang tìm kiếm mặt bằng bán lẻ, mở rộng hệ thống phân phối tại Việt Nam hoặc các đơn vị quản lý, vận hành, bán lẻ chuyên nghiệp để chuyển quyền quản lý, khai thác toàn bộ hoặc từng tầng”, đại diện Grand Plaza cho hay.
Với mục tiêu tái cơ cấu để thành công, chính sách cho thuê mới của Grand Plaza là một thay đổi bước ngoặt, thể hiện quyết tâm của IDJ trong việc tìm kiếm đối tác cũng như khách thuê có đủ năng lực để IDJ trao quyền quản lý, vận hành và phát triển Grand Plaza.
IDJ kì vọng, “Grand Plaza sẽ vận hành trở lại thành công, đồng thời đây cũng là một trong những điểm đến tiềm năng hàng đầu mà các đơn vị bán lẻ quốc tế đang và sắp có kế hoạch vào thị trường Việt Nam có thể lựa chọn”.
Chọn “nước cờ” mới
Đại diện Grand Plaza cho rằng, việc tạm dừng kinh doanh là do một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.
Về mặt khách quan, Grand Plaza khai trương trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bắt đầu thời kì khó khăn. Các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngân hàng thắt chặt tín dụng, hàng ngàn lao đông mất việc làm, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu có tính toán và tiết kiệm hơn, đặc biệt đối với phân khúc hàng xa xỉ.
Bên cạnh đó, các nhãn hàng do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế cũng thu hẹp kinh doanh hoặc trì hoãn việc mở rộng kinh doanh do thua lỗ. Bên cạnh đó, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tăng mạnh như Parkson Keangnam, Pico Mall, Indochina Plaza., Hàng Da Galleria... tạo nên sự cạnh tranh gay gắt.
Về mặt chủ quan, Grand Plaza nằm trong tổ hợp sang trọng nhưng ngăn cách bởi khoảng sân rộng phía trước, kém thân thiện với giao thông công cộng. Nếu như đầu năm 2009, Grand Plaza tạo nên cú sốc với cộng đồng đầu tư “lần đầu tiên nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội sở hữu diện tích trung tâm thương mại của riêng mình” thì khi vận hành mô hình kinh doanh đa sở hữu này cũng bộc lộ những nhược điểm khó tìm lời giải đáp.
Thêm vào đó, chủ đầu tư đồng thời là nhà quản lý chung khu tổ hợp - tập đoàn Charmvit hoạt động thiếu hiệu quả, chưa đặt lợi ích của khách thuê và khách hàng vào vị trí trung tâm. Sự hạn chế về kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ của đơn vị quản lý vận hành cũng là một trong những nguyên nhân nữa khiến cho Grand Plaza chưa đi đến thành công.
Chính sách cho thuê mới của Grand Plaza là một thay đổi bước ngoặt kể từ khi khai trương năm 2010.
Kỳ vọng tương lai
Trong tình trạng hoạt động không hiệu quả, vắng khách, ban điều hành Grand Plaza đã có một quyết định “tạm dừng kinh doanh để tái cơ cấu”. Với phương án này, diện tích mặt bằng tại Grand Plaza thay vì cho thuê kinh doanh bán lẻ như mô hình của các trung tâm thương mại như Parkson, Vincom…, thì sẽ chào thuê toàn bộ hoặc từng tầng.
Theo ban điều hành Grand Plaza, thay đổi phù hợp là cách tốt nhất để tạo cơ hội mới cho Grand Plaza. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay.
“Grand Plaza sẽ có cơ hội tốt để thu hút được các đơn vị bán lẻ, đã thành công trong và ngoài nước, đặc biệt là các đơn vị bán lẻ nước ngoài đang tìm kiếm mặt bằng bán lẻ, mở rộng hệ thống phân phối tại Việt Nam hoặc các đơn vị quản lý, vận hành, bán lẻ chuyên nghiệp để chuyển quyền quản lý, khai thác toàn bộ hoặc từng tầng”, đại diện Grand Plaza cho hay.
Với mục tiêu tái cơ cấu để thành công, chính sách cho thuê mới của Grand Plaza là một thay đổi bước ngoặt, thể hiện quyết tâm của IDJ trong việc tìm kiếm đối tác cũng như khách thuê có đủ năng lực để IDJ trao quyền quản lý, vận hành và phát triển Grand Plaza.
IDJ kì vọng, “Grand Plaza sẽ vận hành trở lại thành công, đồng thời đây cũng là một trong những điểm đến tiềm năng hàng đầu mà các đơn vị bán lẻ quốc tế đang và sắp có kế hoạch vào thị trường Việt Nam có thể lựa chọn”.