GS. Trần Phương tái đắc cử Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đã bầu ra 52 ủy viên trung ương Hội, trong đó, GS. Trần Phương tái đắc cử Chủ tịch
Ngày 16/12/2012, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội lần thứ V Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam với sự tham dự của 100 đại biểu đến từ Trung ương Hội, các Hội ngành, địa phương, các chi hội trực thuộc của các viện, trường và các đơn vị trực thuộc.
Đại hội nhất trí thông qua báo cáo kiểm điểm tình hình của Hội trong nhiệm kỳ Đại hội 4 (2007-2012), khẳng định công tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội do các đơn vị và các nhà khoa học trong Hội thực hiện đã đạt được những kết quả tốt; đặc biệt là những đóng góp vào quá trình chuẩn bị Văn kiện Đại hội XI của Đảng và tư vấn cho công tác lãnh đạo các cấp.
Đồng thời, Đại hội cũng biểu dương thành tích và kinh nghiệm phong phú trong công tác giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực của các đơn vị trong Hội. Nổi bật nhất là thành tựu của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đơn vị được Ban chấp hành Trung ương Hội thành lập, hiện do nhiều cán bộ cốt cán của Hội điều hành và trực tiếp giảng dạy.
Trường được xã hội đánh giá cao về chất lượng giảng dạy, đào tạo ngày càng nhiều nhân lực có trình độ cao cho đất nước và là một điển hình tốt của tổ chức giáo dục đại học phi lợi nhuận.
Đại hội còn đánh giá cao nỗ lực của tập thể Thời báo Kinh tế Việt Nam cùng một số đơn vị của Hội làm công tác phổ biến kiến thức, thông tin và xuất bản, góp phần đáng kể làm phong phú thêm nguồn cung cấp kiến thức kinh tế và thông tin có ích cho xã hội.
Đại hội cũng đã nhất trí thông qua phương hướng cơ bản của Hội trong nhiệm kỳ V, với những nội dung: tăng cường hoạt động thiết thực và hiệu quả hơn, chủ động tiến hành công tác đóng góp ý kiến phản biện chính sách cho Đảng và Nhà nước; phối hợp với các viện, các đơn vị nghiên cứu khoa học và các trường đại học để tập hợp lực lượng tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học; giao cho Ban chấp hành trung ương xem xét việc thành lập viện nghiên cứu khoa học của Hội; khuyến khích các đơn vị và cá nhân hội viên tổ chức, tham gia các hoạt động giảng dạy và đào tạo cán bộ với nhiều hình thức đa dạng.
Hội đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của các nhà khoa học kinh tế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực quản lý kinh tế của xã hội nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
Ngoài ra, Hội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng cũng như sự phong phú, đa dạng của “Thời báo Kinh tế Việt Nam” với sự tham gia rộng rãi của các nhà kinh tế; tích cực vận động để mở rộng diện hoạt động của Hội và xây dựng các tổ chức cơ sở của Hội ở các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, quản lý kinh tế, nhất là ở các địa phương có tiềm năng về nguồn nhân lực; hoàn thiện các quy chế hoạt động của Hội và giám sát các đơn vị trực thuộc hoạt động đúng pháp luật và quy chế của Hội; tiếp tục phát triển các quan hệ giao lưu và hợp tác với các tổ chức khoa học kinh tế quốc tế; tích cực tham gia các hoạt động hợp tác với các nhà kinh tế Đông Nam Á, sớm tiến hành các khâu chuẩn bị cho việc chủ trì Hội nghị hàng năm của Liên hiệp các Hội kinh tế ASEAN (FAEA) vào năm 2015 tại Hà Nội.
Hội nghị đã bầu ra 52 ủy viên trung ương Hội, trong đó, GS. Trần Phương, Chủ tịch Hội và 21 vị tái đắc cử cùng 30 vị khác là các nhà khoa học tham gia lần đầu.
Đại hội nhất trí thông qua báo cáo kiểm điểm tình hình của Hội trong nhiệm kỳ Đại hội 4 (2007-2012), khẳng định công tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội do các đơn vị và các nhà khoa học trong Hội thực hiện đã đạt được những kết quả tốt; đặc biệt là những đóng góp vào quá trình chuẩn bị Văn kiện Đại hội XI của Đảng và tư vấn cho công tác lãnh đạo các cấp.
Đồng thời, Đại hội cũng biểu dương thành tích và kinh nghiệm phong phú trong công tác giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực của các đơn vị trong Hội. Nổi bật nhất là thành tựu của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đơn vị được Ban chấp hành Trung ương Hội thành lập, hiện do nhiều cán bộ cốt cán của Hội điều hành và trực tiếp giảng dạy.
Trường được xã hội đánh giá cao về chất lượng giảng dạy, đào tạo ngày càng nhiều nhân lực có trình độ cao cho đất nước và là một điển hình tốt của tổ chức giáo dục đại học phi lợi nhuận.
Đại hội còn đánh giá cao nỗ lực của tập thể Thời báo Kinh tế Việt Nam cùng một số đơn vị của Hội làm công tác phổ biến kiến thức, thông tin và xuất bản, góp phần đáng kể làm phong phú thêm nguồn cung cấp kiến thức kinh tế và thông tin có ích cho xã hội.
Đại hội cũng đã nhất trí thông qua phương hướng cơ bản của Hội trong nhiệm kỳ V, với những nội dung: tăng cường hoạt động thiết thực và hiệu quả hơn, chủ động tiến hành công tác đóng góp ý kiến phản biện chính sách cho Đảng và Nhà nước; phối hợp với các viện, các đơn vị nghiên cứu khoa học và các trường đại học để tập hợp lực lượng tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học; giao cho Ban chấp hành trung ương xem xét việc thành lập viện nghiên cứu khoa học của Hội; khuyến khích các đơn vị và cá nhân hội viên tổ chức, tham gia các hoạt động giảng dạy và đào tạo cán bộ với nhiều hình thức đa dạng.
Hội đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của các nhà khoa học kinh tế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực quản lý kinh tế của xã hội nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
Ngoài ra, Hội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng cũng như sự phong phú, đa dạng của “Thời báo Kinh tế Việt Nam” với sự tham gia rộng rãi của các nhà kinh tế; tích cực vận động để mở rộng diện hoạt động của Hội và xây dựng các tổ chức cơ sở của Hội ở các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, quản lý kinh tế, nhất là ở các địa phương có tiềm năng về nguồn nhân lực; hoàn thiện các quy chế hoạt động của Hội và giám sát các đơn vị trực thuộc hoạt động đúng pháp luật và quy chế của Hội; tiếp tục phát triển các quan hệ giao lưu và hợp tác với các tổ chức khoa học kinh tế quốc tế; tích cực tham gia các hoạt động hợp tác với các nhà kinh tế Đông Nam Á, sớm tiến hành các khâu chuẩn bị cho việc chủ trì Hội nghị hàng năm của Liên hiệp các Hội kinh tế ASEAN (FAEA) vào năm 2015 tại Hà Nội.
Hội nghị đã bầu ra 52 ủy viên trung ương Hội, trong đó, GS. Trần Phương, Chủ tịch Hội và 21 vị tái đắc cử cùng 30 vị khác là các nhà khoa học tham gia lần đầu.