Hạ mức sàn khung thuế suất một số mặt hàng xuống 0%
Than gáo dừa, da cá sấu được hạ mức tối thiểu của khung thuế suất từ 5 -25% xuống 0-25%
Tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 15/10, Chính phủ đã trình sửa đổi biểu khung thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm hàng.
Theo đó, tại biểu thuế xuất khẩu, đối với mặt hàng than gáo dừa và mặt hàng da cá sấu (chỉ áp dụng với cá sấu nuôi) đều hạ mức tối thiểu của khung thuế suất từ 5 -25% xuống 0-25%.
Điều chỉnh này, theo Chính phủ là nhằm khuyến khích xuất khẩu, mở rộng đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm cho người nông dân.
Với thuế nhập khẩu ưu đãi, Chính phủ đề nghị tăng khung thuế suất nhóm mặt hàng thịt trâu, bò, tươi hoặc ướp lạnh từ 5 -20% lên 5 -33%.
Đây được coi là việc làm nhằm hỗ trợ ngành chăn nuôi, sản xuất trong nước, phát triển đàn gia súc lớn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với những phân tích của Chính phủ và tán thành với mức tăng, giảm như trên.
Ngoài các sửa đổi này, Chính phủ còn đề nghị hạ mức sàn của khung thuế suất các mặt hàng cá thuộc ba nhóm từ 10-26%, 10 – 27% xuống còn 0-26%, 0-27% .
Một trong số các căn cứ của đề nghị xuất phát từ tình hình các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam chưa sử dụng hết công suất do nguồn cung nguyên liệu đầu vào còn thiếu và chưa ổn định. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản đề nghị giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0% đối với các loại cá nhập khẩu mà Việt Nam không nuôi hoặc không có để sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngay lập tức, đề xuất này đã không nhận được sự đồng tình của cả cơ quan thẩm tra và các vị ủy viên Thường vụ.
Đa số ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng việc này không phù hợp với chủ trương phát triển đánh bắt xa bờ và phát triển chế biến sản phẩm thủy sản trong nước. Hơn nữa, tiêu thụ hải sản đang gặp nhiều khó khăn. Việc hạ mức sàn từ 10% xuống 0% là đột ngột và quá lớn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích, việc điều hành xuất nhập khẩu rất nhạy cảm nên để khung rộng thì sẽ linh hoạt hơn. Và trong số các loài cá thuộc các nhóm được đề nghị hạ mức sàn của khung thuế suất có nhiều chủng loại cá hầu như không có ở Việt Nam. Nếu có chỉ đáp ứng tiêu dùng nội địa, không đủ tiêu chuẩn để sản xuất, xuất khẩu.
Tuy nhiên, những căn cứ này vẫn chưa thuyết phục được đa số các ủy viên Thường vụ. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị mức thấp nhất cũng phải 5% vì mặt hàng này không khuyến khích nhập khẩu.
Sau nhiều lần đứng dậy giải thích, cuối cùng, Bộ trưởng Ninh đã “xin rút” đề xuất hạ thuế với mặt hàng cá. Và như vậy khung thuế suất của mặt hàng này sẽ được giữ nguyên như hiện hành.
Theo đó, tại biểu thuế xuất khẩu, đối với mặt hàng than gáo dừa và mặt hàng da cá sấu (chỉ áp dụng với cá sấu nuôi) đều hạ mức tối thiểu của khung thuế suất từ 5 -25% xuống 0-25%.
Điều chỉnh này, theo Chính phủ là nhằm khuyến khích xuất khẩu, mở rộng đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm cho người nông dân.
Với thuế nhập khẩu ưu đãi, Chính phủ đề nghị tăng khung thuế suất nhóm mặt hàng thịt trâu, bò, tươi hoặc ướp lạnh từ 5 -20% lên 5 -33%.
Đây được coi là việc làm nhằm hỗ trợ ngành chăn nuôi, sản xuất trong nước, phát triển đàn gia súc lớn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với những phân tích của Chính phủ và tán thành với mức tăng, giảm như trên.
Ngoài các sửa đổi này, Chính phủ còn đề nghị hạ mức sàn của khung thuế suất các mặt hàng cá thuộc ba nhóm từ 10-26%, 10 – 27% xuống còn 0-26%, 0-27% .
Một trong số các căn cứ của đề nghị xuất phát từ tình hình các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam chưa sử dụng hết công suất do nguồn cung nguyên liệu đầu vào còn thiếu và chưa ổn định. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản đề nghị giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0% đối với các loại cá nhập khẩu mà Việt Nam không nuôi hoặc không có để sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngay lập tức, đề xuất này đã không nhận được sự đồng tình của cả cơ quan thẩm tra và các vị ủy viên Thường vụ.
Đa số ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng việc này không phù hợp với chủ trương phát triển đánh bắt xa bờ và phát triển chế biến sản phẩm thủy sản trong nước. Hơn nữa, tiêu thụ hải sản đang gặp nhiều khó khăn. Việc hạ mức sàn từ 10% xuống 0% là đột ngột và quá lớn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích, việc điều hành xuất nhập khẩu rất nhạy cảm nên để khung rộng thì sẽ linh hoạt hơn. Và trong số các loài cá thuộc các nhóm được đề nghị hạ mức sàn của khung thuế suất có nhiều chủng loại cá hầu như không có ở Việt Nam. Nếu có chỉ đáp ứng tiêu dùng nội địa, không đủ tiêu chuẩn để sản xuất, xuất khẩu.
Tuy nhiên, những căn cứ này vẫn chưa thuyết phục được đa số các ủy viên Thường vụ. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị mức thấp nhất cũng phải 5% vì mặt hàng này không khuyến khích nhập khẩu.
Sau nhiều lần đứng dậy giải thích, cuối cùng, Bộ trưởng Ninh đã “xin rút” đề xuất hạ thuế với mặt hàng cá. Và như vậy khung thuế suất của mặt hàng này sẽ được giữ nguyên như hiện hành.