“Hà Nội không thiếu đất làm thương mại”
Quy hoạch khu vực hồ Gươm cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh những sai lầm đáng tiếc trong quá khứ
Quy hoạch khu vực Hồ Gươm cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh những sai lầm đáng tiếc trong quá khứ.
Đó là quan điểm của TS. Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, xung quanh việc UBND thành phố Hà Nội cho phép Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam nghiên cứu lập dự án xây trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng cho thuê tại khu vực lân cận Hồ Gươm.
Trao đổi với VnEconomy, ông Hùng nói:
- Trước đây, Tổng hội Xây dựng từng có một văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về việc chỉnh trang quy hoạch khu vực hồ Gươm. Trong văn bản đó, chúng tôi nêu rõ quan điểm: chỉnh trang đô thị phải dựa trên cơ sở quy hoạch và bảo tồn cái cổ xưa.
Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta đã phải trả giá khá đắt từ việc xây dựng một số công trình quanh hồ Gươm rồi, như tòa nhà "Hàm Cá Mập", khách sạn Hà Nội Vàng... Kể cả một số công trình cao tầng khác, tuy nằm không quá gần hồ Gươm, nhưng vẫn ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan của khu vực này.
Quan điểm của Tổng hội Xây dựng là rất nên hạn chế những công trình cao tầng quanh hồ Gươm, đặc biệt từ vành đai 1 trở vào… Tất cả những công trình cao tầng cần đưa ra khỏi trung tâm thành phố, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến giao thông đi lạii, điện, nước...
Hà Nội không nên tiếp tục cấp phép nhà cao tầng ở khu vực trung tâm nữa. Tôi có thể lấy dẫn chứng đơn giản, trước đây phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) không bao giờ tắc, nhưng từ khi có mấy tòa nhà lớn, đã có nhiều ách tắc giao thông trên tuyến phố này.
Trong đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Tổng hội Xây dựng đã đưa ra quan điểm phải có một cơ chế quyết liệt để bảo vệ đô thị cũ, đặc biệt là khu vực đô thị lõi. Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ có văn bản góp ý cụ thể hơn về những vấn đề liên quan đến các dự án xung quanh hồ Gươm.
Nhìn một cách khách quan, ông thấy việc nghiên cứu xây trung tâm thương mại tại khu vực xung quanh hồ Gươm có hợp lý không?
Theo tôi, việc xây dựng trung tâm thương mại hay văn phòng cho thuê trong khu vực hồ Gươm trong tương lai sẽ ngày càng mất ý nghĩa và giảm hiệu quả kinh tế, bởi sau này chắc chắn chúng ta phải cần đến những trung tâm thương mại hiện đại, đòi hỏi quy mô diện tích và hạ tầng giao thông tốt hơn, trong khi những yếu tố này ở khu vực đất ở hồ Gươm lại có hạn.
Bên cạnh đó, với quy hoạch Thủ đô mở rộng, rất nhiều cơ quan, trụ sở được đưa ra ngoại thành cũng sẽ hình thành các khu dân cư kèm theo. Và khi đó, lượng mua sắm rất lớn của người dân cũng gắn với thị trường tiêu thụ thực tế tại nơi họ sống và làm việc, chứ không mấy ai lại vào tận trung tâm phố cổ để mua sắm hay thuê văn phòng làm việc với giá đắt đỏ.
Như vậy có nghĩa là cá nhân ông cũng như Tổng hội Xây dựng không đồng tình với việc UBND thành phố cho phép nghiên cứu lập đồ án xây trung tâm thương mại của Tổng công ty Thiết bị điện tại khu vực gần Hồ Gươm?
Thực tế thì đến thời điểm này tôi cũng chỉ mới biết tin đó qua báo chí, còn nội dung quyết định và dự án đó tôi chưa được trực tiếp xem chi tiết.
Theo tôi được biết, hiện nay trên mảnh đất đó có một số dự án đang chuẩn bị được triển khai cải tạo, chỉnh trang nhưng quan trọng phải làm thế nào cho phù hợp, chẳng hạn cải tạo xuống tầng ngầm, còn nếu xây thêm nhà cao tầng chắc chắn sẽ khiến cho không gian của hồ Gươm bị thu nhỏ lại.
Hơn nữa, kiến trúc Thủ đô Hà Nội vốn đã khác với các thành phố khác. Khu trung tâm chủ yếu là nhà thấp tầng, phố cổ yên tĩnh nên quy hoạch khu vực xung quanh hồ Gươm chắc chắn phải giãn dân ra để giảm mật độ dân số.
Hiện nay quy hoạch Thủ đô đâng tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân và các cơ quan liên quan. Do vậy, dù chỉ là cho phép nghiên cứu thì cũng không nên, bởi nghiên cứu mà không hợp với quy hoạch sau này thì sẽ rất tốn kém, hơn nữa thực tế Hà Nội hiện nay không thiếu gì đất để làm thương mại.
Nhưng mới đây, lãnh đạo Hà Nội đã cho biết, trong định hướng quy hoạch thì chức năng chung của hồ Gươm vẫn là trung tâm dịch vụ, thương mại, trong đó có gắn với văn hóa, cây xanh?
Thực tế không hẳn như vậy, bởi đến thời điểm này, quy hoạch xung quanh hồ Gươm vẫn chưa được phê duyệt. Và ngay cả 4 đồ án đoạt giải trong cuộc thi thiết kế ý tưởng quy hoạch khu vực hồ Gươm cũng có các quan điểm khác nhau.
Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, chủ đầu tư bao giờ cũng phải đặt mục đích lợi nhuận lên hàng đầu. Nếu xây trung tâm thương mại ở khu vực này chắc chắn sẽ mất rất nhiều chi phí cho đất đai, giải phóng mặt bằng, trong khi phải chịu rất nhiều quy định khống chế về chiều cao, diện tích, xe cộ..., thì chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Trong thời gian qua, Hà Nội đã phải dừng một số dự án sau khi dự luận không đồng tình. Ông nghĩ sao về điều này?
Những dự án bị dự luận phản đối đều là những dự án được quy hoạch hay phê duyệt không hợp lý, ảnh hưởng đến cảnh quan và không gian xanh của người dân, nên họ phản đối là tất yếu.
Và rõ ràng, sau khi dư luận phản đối và dự án phải dừng lại cho thấy những người có thẩm quyền phê duyệt đã không xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng tính khả thi và ảnh hưởng của dự án đến quy không gian đô thị.
Còn riêng về khu vực xung quanh hồ Gươm, từ trước đến nay mọi quy hoạch đều nhằm mở rộng không gian xung quanh khu vực này… Kinh nghiệm của Thủ đô nhiều nước trên thế giới cho thấy, mọi trung tâm đô thị đều gắn với các bảo tàng. Ngày xưa, không gian từ Nhà hát Lớn - phố Tràng Tiền - hồ Gươm đẹp vô cùng, giờ chúng ta cứ cấp phép cho xây nhà cao tầng nên trông rất lộn xộn, mất hết bản sắc riêng của Thủ đô.
Cá nhân tôi mong muốn trên các tuyến phố xung quanh hồ Gươm không có nhà cao tầng, mà chỉ nên quy hoạch, dành lấy một khu đất để xây dựng một bảo tàng nhỏ của Hà Nội phục vụ khách du lịch đến tham quan hồ Gươm, tháp Rùa, bảo tàng...
Đó là quan điểm của TS. Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, xung quanh việc UBND thành phố Hà Nội cho phép Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam nghiên cứu lập dự án xây trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng cho thuê tại khu vực lân cận Hồ Gươm.
Trao đổi với VnEconomy, ông Hùng nói:
- Trước đây, Tổng hội Xây dựng từng có một văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về việc chỉnh trang quy hoạch khu vực hồ Gươm. Trong văn bản đó, chúng tôi nêu rõ quan điểm: chỉnh trang đô thị phải dựa trên cơ sở quy hoạch và bảo tồn cái cổ xưa.
Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta đã phải trả giá khá đắt từ việc xây dựng một số công trình quanh hồ Gươm rồi, như tòa nhà "Hàm Cá Mập", khách sạn Hà Nội Vàng... Kể cả một số công trình cao tầng khác, tuy nằm không quá gần hồ Gươm, nhưng vẫn ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan của khu vực này.
Quan điểm của Tổng hội Xây dựng là rất nên hạn chế những công trình cao tầng quanh hồ Gươm, đặc biệt từ vành đai 1 trở vào… Tất cả những công trình cao tầng cần đưa ra khỏi trung tâm thành phố, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến giao thông đi lạii, điện, nước...
Hà Nội không nên tiếp tục cấp phép nhà cao tầng ở khu vực trung tâm nữa. Tôi có thể lấy dẫn chứng đơn giản, trước đây phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) không bao giờ tắc, nhưng từ khi có mấy tòa nhà lớn, đã có nhiều ách tắc giao thông trên tuyến phố này.
Trong đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Tổng hội Xây dựng đã đưa ra quan điểm phải có một cơ chế quyết liệt để bảo vệ đô thị cũ, đặc biệt là khu vực đô thị lõi. Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ có văn bản góp ý cụ thể hơn về những vấn đề liên quan đến các dự án xung quanh hồ Gươm.
Nhìn một cách khách quan, ông thấy việc nghiên cứu xây trung tâm thương mại tại khu vực xung quanh hồ Gươm có hợp lý không?
Theo tôi, việc xây dựng trung tâm thương mại hay văn phòng cho thuê trong khu vực hồ Gươm trong tương lai sẽ ngày càng mất ý nghĩa và giảm hiệu quả kinh tế, bởi sau này chắc chắn chúng ta phải cần đến những trung tâm thương mại hiện đại, đòi hỏi quy mô diện tích và hạ tầng giao thông tốt hơn, trong khi những yếu tố này ở khu vực đất ở hồ Gươm lại có hạn.
Bên cạnh đó, với quy hoạch Thủ đô mở rộng, rất nhiều cơ quan, trụ sở được đưa ra ngoại thành cũng sẽ hình thành các khu dân cư kèm theo. Và khi đó, lượng mua sắm rất lớn của người dân cũng gắn với thị trường tiêu thụ thực tế tại nơi họ sống và làm việc, chứ không mấy ai lại vào tận trung tâm phố cổ để mua sắm hay thuê văn phòng làm việc với giá đắt đỏ.
Như vậy có nghĩa là cá nhân ông cũng như Tổng hội Xây dựng không đồng tình với việc UBND thành phố cho phép nghiên cứu lập đồ án xây trung tâm thương mại của Tổng công ty Thiết bị điện tại khu vực gần Hồ Gươm?
Thực tế thì đến thời điểm này tôi cũng chỉ mới biết tin đó qua báo chí, còn nội dung quyết định và dự án đó tôi chưa được trực tiếp xem chi tiết.
Theo tôi được biết, hiện nay trên mảnh đất đó có một số dự án đang chuẩn bị được triển khai cải tạo, chỉnh trang nhưng quan trọng phải làm thế nào cho phù hợp, chẳng hạn cải tạo xuống tầng ngầm, còn nếu xây thêm nhà cao tầng chắc chắn sẽ khiến cho không gian của hồ Gươm bị thu nhỏ lại.
Hơn nữa, kiến trúc Thủ đô Hà Nội vốn đã khác với các thành phố khác. Khu trung tâm chủ yếu là nhà thấp tầng, phố cổ yên tĩnh nên quy hoạch khu vực xung quanh hồ Gươm chắc chắn phải giãn dân ra để giảm mật độ dân số.
Hiện nay quy hoạch Thủ đô đâng tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân và các cơ quan liên quan. Do vậy, dù chỉ là cho phép nghiên cứu thì cũng không nên, bởi nghiên cứu mà không hợp với quy hoạch sau này thì sẽ rất tốn kém, hơn nữa thực tế Hà Nội hiện nay không thiếu gì đất để làm thương mại.
Nhưng mới đây, lãnh đạo Hà Nội đã cho biết, trong định hướng quy hoạch thì chức năng chung của hồ Gươm vẫn là trung tâm dịch vụ, thương mại, trong đó có gắn với văn hóa, cây xanh?
Thực tế không hẳn như vậy, bởi đến thời điểm này, quy hoạch xung quanh hồ Gươm vẫn chưa được phê duyệt. Và ngay cả 4 đồ án đoạt giải trong cuộc thi thiết kế ý tưởng quy hoạch khu vực hồ Gươm cũng có các quan điểm khác nhau.
Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, chủ đầu tư bao giờ cũng phải đặt mục đích lợi nhuận lên hàng đầu. Nếu xây trung tâm thương mại ở khu vực này chắc chắn sẽ mất rất nhiều chi phí cho đất đai, giải phóng mặt bằng, trong khi phải chịu rất nhiều quy định khống chế về chiều cao, diện tích, xe cộ..., thì chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Trong thời gian qua, Hà Nội đã phải dừng một số dự án sau khi dự luận không đồng tình. Ông nghĩ sao về điều này?
Những dự án bị dự luận phản đối đều là những dự án được quy hoạch hay phê duyệt không hợp lý, ảnh hưởng đến cảnh quan và không gian xanh của người dân, nên họ phản đối là tất yếu.
Và rõ ràng, sau khi dư luận phản đối và dự án phải dừng lại cho thấy những người có thẩm quyền phê duyệt đã không xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng tính khả thi và ảnh hưởng của dự án đến quy không gian đô thị.
Còn riêng về khu vực xung quanh hồ Gươm, từ trước đến nay mọi quy hoạch đều nhằm mở rộng không gian xung quanh khu vực này… Kinh nghiệm của Thủ đô nhiều nước trên thế giới cho thấy, mọi trung tâm đô thị đều gắn với các bảo tàng. Ngày xưa, không gian từ Nhà hát Lớn - phố Tràng Tiền - hồ Gươm đẹp vô cùng, giờ chúng ta cứ cấp phép cho xây nhà cao tầng nên trông rất lộn xộn, mất hết bản sắc riêng của Thủ đô.
Cá nhân tôi mong muốn trên các tuyến phố xung quanh hồ Gươm không có nhà cao tầng, mà chỉ nên quy hoạch, dành lấy một khu đất để xây dựng một bảo tàng nhỏ của Hà Nội phục vụ khách du lịch đến tham quan hồ Gươm, tháp Rùa, bảo tàng...