Hà Nội kiến nghị không dời trung tâm hành chính lên Ba vì
Thành phố Hà Nội vừa có công văn kiến nghị Thủ tướng không phê duyệt quy hoạch trung tâm hành chính quốc gia ở khu vực Ba Vì
Thành phố Hà Nội vừa có công văn kiến nghị Thủ tướng không phê duyệt quy hoạch trung tâm hành chính quốc gia ở khu vực Ba Vì.
Trong công văn gửi người đứng đầu Chính phủ ngày 19/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, sau khi xem xét, cân nhắc, lãnh đạo thành phố nhận thấy khu vực này không đủ điều kiện về khí hậu, gây khó khăn trong việc kết nối với các vùng xunh quanh.
Ngoài ra, lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng cho rằng, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia luôn là chỉnh thể thống nhất, không nên tách rời. Khu vực Ba Đình luôn là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia qua các thời kỳ lịch sử đất nước, do vậy không nên di chuyển trung tâm hành chính đến nơi khác.
Mặt khác, việc dời trung tâm hành chính lên Ba Vì có thể ảnh hưởng đến vùng sinh thái tự nhiên đặc biệt của quốc gia và Thủ đô Hà Nội.
Thay vì dời lên Ba Vì, lãnh đạo thành phố Hà Nội đề xuất hai địa điểm có thể xây dựng trụ sở các cơ quan bộ, ngành của Chính phủ là khu vực Tây hồ Tây và Mỹ Đình - Mễ Trì, phù hợp với định hướng xây dựng trụ sở của một số bộ, ngành tại khu vực Mỹ Đình.
Theo kế hoạch, đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội sẽ được Thủ tướng phê duyệt vào đầu tháng 9 tới. Có hai nội dung của đồ án nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận là việc dời trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì và xây dựng "trục tâm linh" Thăng Long.
Sau khi đồ án được đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, đã có nhiều ý kiến phản đối thông qua hai nội dung trên. Bên cạnh đó, một số tổ chức, hội nghề nghiệp quy hoạch, kiến trúc cũng bày tỏ không đồng tình với chủ trương di dời trung tâm hành chính quốc gia lên khu vực Ba Vì và xây dựng trục tâm linh Thăng Long.
Tuy nhiên, theo quan điểm của lãnh đạo Bộ Xây dựng, địa điểm xây dựng trung tâm hành chính quốc gia thì "Ba Vì vẫn là lý tưởng nhất". Bên cạnh đó, trao đổi với VnEconomy mới đây, Viện trưởng Viện Kiến trúc – Quy hoạch Ngô Trung Hải cho rằng, cơ quan này và thành phố Hà Nội vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và cân nhắc các nội dung lớn của đồ án, đặc biệt là khả năng xây dựng trục tâm linh Thăng Long để kết nối nội đô với trung tâm hành chính sau này.
Trong công văn gửi người đứng đầu Chính phủ ngày 19/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, sau khi xem xét, cân nhắc, lãnh đạo thành phố nhận thấy khu vực này không đủ điều kiện về khí hậu, gây khó khăn trong việc kết nối với các vùng xunh quanh.
Ngoài ra, lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng cho rằng, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia luôn là chỉnh thể thống nhất, không nên tách rời. Khu vực Ba Đình luôn là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia qua các thời kỳ lịch sử đất nước, do vậy không nên di chuyển trung tâm hành chính đến nơi khác.
Mặt khác, việc dời trung tâm hành chính lên Ba Vì có thể ảnh hưởng đến vùng sinh thái tự nhiên đặc biệt của quốc gia và Thủ đô Hà Nội.
Thay vì dời lên Ba Vì, lãnh đạo thành phố Hà Nội đề xuất hai địa điểm có thể xây dựng trụ sở các cơ quan bộ, ngành của Chính phủ là khu vực Tây hồ Tây và Mỹ Đình - Mễ Trì, phù hợp với định hướng xây dựng trụ sở của một số bộ, ngành tại khu vực Mỹ Đình.
Theo kế hoạch, đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội sẽ được Thủ tướng phê duyệt vào đầu tháng 9 tới. Có hai nội dung của đồ án nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận là việc dời trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì và xây dựng "trục tâm linh" Thăng Long.
Sau khi đồ án được đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, đã có nhiều ý kiến phản đối thông qua hai nội dung trên. Bên cạnh đó, một số tổ chức, hội nghề nghiệp quy hoạch, kiến trúc cũng bày tỏ không đồng tình với chủ trương di dời trung tâm hành chính quốc gia lên khu vực Ba Vì và xây dựng trục tâm linh Thăng Long.
Tuy nhiên, theo quan điểm của lãnh đạo Bộ Xây dựng, địa điểm xây dựng trung tâm hành chính quốc gia thì "Ba Vì vẫn là lý tưởng nhất". Bên cạnh đó, trao đổi với VnEconomy mới đây, Viện trưởng Viện Kiến trúc – Quy hoạch Ngô Trung Hải cho rằng, cơ quan này và thành phố Hà Nội vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và cân nhắc các nội dung lớn của đồ án, đặc biệt là khả năng xây dựng trục tâm linh Thăng Long để kết nối nội đô với trung tâm hành chính sau này.