Habeco: Niềm tự hào không chỉ từ lịch sử
Cốc bia màu vàng óng rất đặc trưng của Habeco đã trở thành thứ đặc sản Hà Nội trong những ngày hè nóng nực
Hơn 50 năm qua, kể từ ngày mẻ bia đầu tiên ra đời (15/8/1958), thương hiệu đồ uống Habeco đã và đang là niềm tự hào của người dân Thủ đô.
Nhà máy bia Hommel do người Pháp làm chủ thành lập năm 1890 chính là tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco). Hommel là một nhãn hiệu bia được yêu thích thời gian này. Khi miền Bắc được giải phóng (năm 1954), trước lúc rút lui, người Pháp đã tháo dỡ, phá hoại máy móc, thiết bị, đốt hết các tài liệu quan trọng nhằm làm cho nhà máy tê liệt.
Đầu năm 1957, theo chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, nhà máy bia được khôi phục. Và ngày 15/8/1958 đã đi vào lịch sử của Habeco khi mẻ bia đầu tiên được thực hiện thành công với sự giúp đỡ của 2 chuyên gia Tiệp Khắc. Từ ngày đó, thương hiệu Habeco đã ra đời và không ngừng phát triển.
Năm 1978, nhà máy đầu tư nâng cấp nhà nấu và hệ thống lạnh theo công nghệ của Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), nâng công suất lên 50 triệu lít/năm. Bia Hà Nội trở thành đồ uống quen thuộc của người dân thủ đô.
Giữa những năm 1980, biên giới Việt - Trung mở cửa thông thương sôi động. Bia Trung Quốc tràn vào thị trường đồ uống Việt Nam với giá rẻ mà chất lượng không hề thấp hơn so với sản phẩm nội địa. Trước sức ép cạnh tranh của bia Trung Quốc, Habeco hiểu rằng, không cải tổ bản thân để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm là sẽ “thua ngay trên sân nhà”.
Vậy nên, đầu thập niên 90, nhà máy đã lắp đặt trang thiết bị hiện đại như dây chuyền chiết chai công suất đến 15.000 chai/giờ; hệ thống chiết lon 7.500 lon/giờ… Nhờ thực hiện tốt khâu đóng gói sản phẩm nên bia được bảo quản tốt hơn, chất lượng cao hơn. Bên cạnh việc đầu tư các dây chuyền chiết, Habeco duy trì tốt công nghệ truyền thống của Bia Hà Nội. Đó là những bí quyết mang lại thành công của Habeco.
Luồng gió đổi mới đã mang tới cho Habeco sức sống mới. Habeco đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời, mở rộng liên doanh, liên kết các khâu như vật tư, nguyên liệu, vận tải, tiêu thụ… nhờ đó, bảo đảm được năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trong những ngày hè nóng nực, cốc bia mang màu vàng của rơm, màu nắng của trời, với độ trong suốt óng ánh, bọt mịn, dính như mật ong phủ trắng mặt cốc, lại thoang thoảng mùi thơm cộng hưởng của hoa Houblon, của các loại men, đại mạch hòa quyện đã thành thức đồ uống có sức hấp dẫn không thể cưỡng được với thực khách. Và không biết từ lúc nào, cái cốc bia màu vàng óng rất đặc trưng ấy trở thành thứ đặc sản của Hà Nội. Những người dân địa phương khác khi đến thủ đô thừa nhận, đến đây mà chưa được uống bia hơi Hà Nội, coi như chưa về Thủ đô.
Vì thế, đến hôm nay, khi các thương hiệu bia nổi tiếng thế giới như Heineken, Carlsberg, Sanmiguel, Foster… đã tràn ngập trên thị trường Việt Nam thì Bia Hà Nội vẫn là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều người dân Việt.
Song hành với việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước, Habeco cũng đã và đang tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu như Đài Loan, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Thái Lan... Trong năm 2008, tổng giá trị xuất khẩu đạt xấp xỉ 100.000 USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Và 50 năm sau ngày mẻ bia đầu tiên ra đời, ngày 15/8/2008, Habeco có bước chuyển mình mạnh mẽ, chuyển đổi mô hình tổ chức từ tổng công ty nhà nước sang tổng công ty cổ phần với vốn điều lệ 2.318 tỷ đồng và tập đoàn bia nổi tiếng thế giới Carlsberg là cổ đông chiến lược. Có thể nói, đây là bước ngoặt lớn của Bia Hà Nội trên con đường hội nhập quốc tế và khu vực.
Năm vừa qua, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức của suy thoái kinh tế tòan cầu, kết quả kinh doanh của Habeco cũng rất khả quan, với doanh thu đạt 4.162 tỷ đồng, tăng 82% so cùng kỳ và lợi nhuận đạt 578,7 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, trong năm 2009, Habeco dự kiến đạt tổng doanh thu 5.261,8 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế đạt 585,3 tỷ đồng. Habeco dự kiến sẽ tăng 17% sản lượng sản xuất sản phẩm bia các loại, giữ nguyên sản lượng sản phẩm rượu và cồn.
Đồng thời, triển khai đầu tư tại các công ty con như Bia Hà Nội - Vũng Tàu, Bia Hưng Yên, Bia Hà Nội - Quảng Trị, Bia Hà Nội - Hải Phòng, Bia Hà Nội - Nghệ An, Rượu Hà Nội - Yên Phong…
Nhà máy bia Hommel do người Pháp làm chủ thành lập năm 1890 chính là tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco). Hommel là một nhãn hiệu bia được yêu thích thời gian này. Khi miền Bắc được giải phóng (năm 1954), trước lúc rút lui, người Pháp đã tháo dỡ, phá hoại máy móc, thiết bị, đốt hết các tài liệu quan trọng nhằm làm cho nhà máy tê liệt.
Đầu năm 1957, theo chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, nhà máy bia được khôi phục. Và ngày 15/8/1958 đã đi vào lịch sử của Habeco khi mẻ bia đầu tiên được thực hiện thành công với sự giúp đỡ của 2 chuyên gia Tiệp Khắc. Từ ngày đó, thương hiệu Habeco đã ra đời và không ngừng phát triển.
Năm 1978, nhà máy đầu tư nâng cấp nhà nấu và hệ thống lạnh theo công nghệ của Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), nâng công suất lên 50 triệu lít/năm. Bia Hà Nội trở thành đồ uống quen thuộc của người dân thủ đô.
Giữa những năm 1980, biên giới Việt - Trung mở cửa thông thương sôi động. Bia Trung Quốc tràn vào thị trường đồ uống Việt Nam với giá rẻ mà chất lượng không hề thấp hơn so với sản phẩm nội địa. Trước sức ép cạnh tranh của bia Trung Quốc, Habeco hiểu rằng, không cải tổ bản thân để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm là sẽ “thua ngay trên sân nhà”.
Vậy nên, đầu thập niên 90, nhà máy đã lắp đặt trang thiết bị hiện đại như dây chuyền chiết chai công suất đến 15.000 chai/giờ; hệ thống chiết lon 7.500 lon/giờ… Nhờ thực hiện tốt khâu đóng gói sản phẩm nên bia được bảo quản tốt hơn, chất lượng cao hơn. Bên cạnh việc đầu tư các dây chuyền chiết, Habeco duy trì tốt công nghệ truyền thống của Bia Hà Nội. Đó là những bí quyết mang lại thành công của Habeco.
Luồng gió đổi mới đã mang tới cho Habeco sức sống mới. Habeco đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời, mở rộng liên doanh, liên kết các khâu như vật tư, nguyên liệu, vận tải, tiêu thụ… nhờ đó, bảo đảm được năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trong những ngày hè nóng nực, cốc bia mang màu vàng của rơm, màu nắng của trời, với độ trong suốt óng ánh, bọt mịn, dính như mật ong phủ trắng mặt cốc, lại thoang thoảng mùi thơm cộng hưởng của hoa Houblon, của các loại men, đại mạch hòa quyện đã thành thức đồ uống có sức hấp dẫn không thể cưỡng được với thực khách. Và không biết từ lúc nào, cái cốc bia màu vàng óng rất đặc trưng ấy trở thành thứ đặc sản của Hà Nội. Những người dân địa phương khác khi đến thủ đô thừa nhận, đến đây mà chưa được uống bia hơi Hà Nội, coi như chưa về Thủ đô.
Vì thế, đến hôm nay, khi các thương hiệu bia nổi tiếng thế giới như Heineken, Carlsberg, Sanmiguel, Foster… đã tràn ngập trên thị trường Việt Nam thì Bia Hà Nội vẫn là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều người dân Việt.
Song hành với việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước, Habeco cũng đã và đang tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu như Đài Loan, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Thái Lan... Trong năm 2008, tổng giá trị xuất khẩu đạt xấp xỉ 100.000 USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Và 50 năm sau ngày mẻ bia đầu tiên ra đời, ngày 15/8/2008, Habeco có bước chuyển mình mạnh mẽ, chuyển đổi mô hình tổ chức từ tổng công ty nhà nước sang tổng công ty cổ phần với vốn điều lệ 2.318 tỷ đồng và tập đoàn bia nổi tiếng thế giới Carlsberg là cổ đông chiến lược. Có thể nói, đây là bước ngoặt lớn của Bia Hà Nội trên con đường hội nhập quốc tế và khu vực.
Năm vừa qua, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức của suy thoái kinh tế tòan cầu, kết quả kinh doanh của Habeco cũng rất khả quan, với doanh thu đạt 4.162 tỷ đồng, tăng 82% so cùng kỳ và lợi nhuận đạt 578,7 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, trong năm 2009, Habeco dự kiến đạt tổng doanh thu 5.261,8 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế đạt 585,3 tỷ đồng. Habeco dự kiến sẽ tăng 17% sản lượng sản xuất sản phẩm bia các loại, giữ nguyên sản lượng sản phẩm rượu và cồn.
Đồng thời, triển khai đầu tư tại các công ty con như Bia Hà Nội - Vũng Tàu, Bia Hưng Yên, Bia Hà Nội - Quảng Trị, Bia Hà Nội - Hải Phòng, Bia Hà Nội - Nghệ An, Rượu Hà Nội - Yên Phong…