Hai 8X khởi nghiệp, kinh doanh với smartphone ở vùng đặc biệt
Cơ hội số không chỉ có ở vùng thành phố. Người chớp lấy nó chỉ cần một chiếc smartphone
Trần Thanh Thiện (30 tuổi, ấp Tân Phú, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được người dân nơi đây biết đến với biệt danh Lâm Chí Thiện (Thiện mệnh mộc nên lấy nghệ danh với họ Lâm), chuyên cho thuê dàn karaoke di động.
Thiện kể, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cậu phải nghỉ học từ năm lớp 4 và ở với chú do ba mẹ lên Sài Gòn làm ăn. Đến năm 15 tuổi, cậu theo cha mẹ lên thành phố học nghề in ấn và theo nghề được 6 năm.
Sau khi lấy vợ, hai vợ chồng trở lại Sài Gòn, vợ làm may còn Thiện tiếp tục làm nghề in danh thiếp. Thế nhưng cuộc sống thành phố với hai vợ chồng không ổn định, thu nhập sau khi trả tiền thuê trọ không còn được bao nhiêu. Khó khăn bắt đầu khi người vợ có bầu con đầu lòng. Vì vậy, Thiện cùng vợ quyết định trở về quê kiếm việc, bởi không phải lo tiền trọ.
Sau thời gian đầu bán lẩu lòng dê, Thiện tình cờ gặp người quen bán dàn nhạc sống. Sẵn niềm đam mê âm nhạc từ bé, cậu hỏi xin ý kiến cha mẹ để mua về kinh doanh nhưng: "Cha mẹ em không chịu, nói nghề này giờ người ta ế rất là nhiều".
Không chịu từ bỏ, Thiện gom tiền tích cóp cộng với số tiền bán 3 con dê, đầu tư dàn nhạc sống về cho thuê. Sau thời gian học hỏi, cậu đã biết chỉnh bass, mid, treb, cách phân tần… để loa hát hay, vừa ý mình thì khách hàng cũng vừa ý.
Người dân miệt vườn Tiền Giang rất đam mê hát karaoke, cộng với giá bình dân (100.000 đồng/giờ, cứ 5 giờ tặng 1 giờ) và thời gian phục vụ nhanh chóng (30 phút sau khi khách gọi là dàn karaoke di động có mặt), dịch vụ của Thiện ngày càng đông khách. Nhiều đám cưới, sinh nhật, đám hỏi, giỗ và thậm chí ăn nhậu cũng thuê dàn karaoke về hát.
Chỉ sau vài năm, công việc của Thiện ngày càng khấm khá. Đến giờ thì cậu đã đầu tư 3 bộ dàn âm thanh cho thuê, mỗi tháng thu nhập bình quân gần 10 triệu đồng đủ sống thoải mái hơn thời gian trên thành phố.
Vậy điều gì khiến Thiện thành công, trong khi người khác thất bại?
Bản thân đam mê âm nhạc (từng đi thi hát bolero), chịu khó học hỏi và nhu cầu thuê dàn karaoke của người dân trong vùng lớn song Trần Thanh Thiện cho biết điều may mắn là cậu biết chớp lấy cơ hội với mạng 3G của Viettel.
Khách hàng thuê dàn karaoke di động có nhiều lứa tuổi, mỗi lứa tuổi và mỗi khách lại thích thể loại nhạc khác nhau từ nhạc trẻ, trữ tình đến nhạc sến… nên nhiều người cho thuê dàn karaoke với bài hát lưu sẵn không thể đáp ứng.
Thế nhưng, dàn karaoke của Thiện bao giờ cũng đủ tất cả các bài hát vì cậu lập tức lên mạng 3G Viettel để tải ngay những bài hát khách yêu cầu.
Cứ trung bình 3 tiếng phục vụ khách hát Thiện tốn khoảng 1,5 GB dữ liệu 3G Viettel. Các gói cước hàng tháng không đủ đáp ứng nên Thiện thường đăng ký gói cước 10.000 đồng mỗi ngày của Viettel được 1,5 GB dữ liệu 3G; ngày đông khách, Thiện phải nạp tới vài lần.
Gần đây, Thiện chuyển sang dùng 4G của Viettel (mạng duy nhất có 4G ở đây) vì giá rẻ hơn và tốc độ cao hơn 3G nhiều lần.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp.HCM, Nguyễn Văn Giỏi (28 tuổi) bám trụ thành phố tìm việc làm, mong có cơ hội đổi đời, thoát khỏi hòn đảo tiền tiêu đẹp nhưng xa xôi có tên Phú Quý (tỉnh Kiên Giang).
Thế nhưng, sau hai năm vật lộn, Giỏi lên tàu về quê với ý tưởng làm du lịch online.
Năm 2014, "homestay" vẫn là khái niệm xa lạ với người dân đảo Phú Quý. Vì thế, khi Giỏi nói chuyện với gia đình, ai cũng phản đối. Thế nhưng, cậu thanh niên 8x này lại nhìn ra cơ hội khi thấy sóng 3G Viettel đã phủ khắp huyện đảo.
Khi đó, thông tin về đảo Phú Quý trên mạng rất ít. Nhiều người muốn ra đảo nhưng không phải ai cũng biết cách và dịch vụ ở đảo lúc đó cũng ít.
Với Giỏi, Phú Quý là một hòn đảo thiêng, đẹp đẽ và cơ hội làm du lịch sẽ rất lớn. 8x này bắt đầu với việc lên mạng, tìm hiểu cách làm homestay của người Thái, Singapore… để làm homestay "cô Sang" của mình.
Để quảng bá, Giỏi tạo ra fanpage "Phượt đảo Phú Quý" - "chiếc cầu nối ảo" đầu tiên với người ở đất liền. Trên fanpage, cậu cập nhật lịch tàu chạy, thời tiết, ảnh những thắng cảnh đẹp, giới thiệu ẩm thực, phong tục, văn hóa… của Phú Quý.
Giỏi nói: "Chỉ cần một chiếc smartphone kết nối 3G Viettel, mình có cả thế giới ngay cả khi sống ở đảo".
Do phải di chuyển liên tục, việc làm fanpage, cập nhật thông tin, ảnh, nhận đặt phòng và trả lời khách hàng… hoàn toàn được Giỏi thực hiện trên smartphone kết nối 3G Viettel. 8x này tâm sự, ở một hòn đảo dù đẹp nhưng xa xôi như Phú Quý, sóng 3G khỏe, ở khắp mọi nơi đem lại cơ hội tuyệt vời cho việc kinh doanh du lịch online, giúp cậu có thể làm việc mọi nơi, mọi lúc.
Với một hòn đảo tiền tiêu chỉ có diện tích 16,3 km2, Viettel là nhà mạng đầu tiên phủ sóng 3G tại đây (với 5 trạm) và cũng trở thành nhà mạng đầu tiên và duy nhất đang phủ sóng 4G tại Phú Quý (với 4 trạm).
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hạ tầng về Internet băng rộng di động, Viettel còn có một trạm 3G ở Hòn Hải gần đó, giúp cho du khách hay ngư dân có thể thoải mái lướt web, facebook, Zalo… trên điện thoại. Đây chính là một điều kiện quan trọng để những thanh niên như Giỏi có thể khởi nghiệp kinh doanh online ở các lĩnh vực khác nhau.
Hiện tại, fanpage "Phượt đảo Phú Quý" của cậu có hơn 9.000 lượt like và theo dõi. Với nội dung thông tin hấp dẫn, Phượt đảo Phú Quý nằm trong t op 10 tìm kiếm về Phú Quý trên Google. Thông qua fanpage, hằng năm, có khoảng 2.000- 3.000 du khách đến đây.
Cuối năm 2016, tại diễn đàn "Thanh niên khởi nghiệp", Giỏi là đại biểu duy nhất của đảo Phú Quý (trong số 19 thanh niên toàn tỉnh) được Tỉnh đoàn Thanh niên Bình Thuận tuyên dương "Gương thanh niên tiêu biểu đã có những nổ lực, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên lập thân, lập nghiệp".
Câu chuyện của hai 8x đời cuối ở trên (Thiện ở Tiền Giang và Giỏi ở Kiên Giang) là những ví dụ điển hình về cơ hội đem lại từ cuộc cách mạng 4.0. Đó là cơ hội mà người chớp được, không cần sử dụng đến những công nghệ siêu đẳng.
Tất cả những điều họ cần là biết phát hiện ra nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu đó dựa trên hạ tầng băng rộng siêu kết nối do những doanh nghiệp tiên phong như Viettel xây dựng.
Trước đây, những người dân ở nông thôn, miền núi… đổ ra thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội, cố gắng bám trụ bằng mọi giá. Giờ đây, với cuộc cách mạng 4.0 cùng hạ tầng Internet băng rộng di động phủ khắp mọi ngõ ngách của đất nước, mọi việc đã thay đổi.
Cơ hội số không chỉ có ở vùng thành phố mà còn ở vùng biên giới, nảy sinh ở cả những miền sông nước nghèo khó, hay hải đảo tiền tiêu xa xôi. Cơ hội đó được mở ra trên nền tảng 3G (nay là mạng siêu băng rộng 4G) của Viettel, và người chớp lấy nó chỉ cần một chiếc smartphone.
Câu chuyện về những cơ hội số trong thời đại 4.0 như Giỏi và Thiện sẽ nhiều gấp bội trong thời gian tới khi mà Việt Nam đã có hạ tầng Internet di động siêu kết nối với 4G không kém bất cứ một quốc gia phát triển nào. Đó là Viettel với hạ tầng 4G đã phủ 95% diện tích dân số Việt Nam, cùng công nghệ tiên tiến nhất: 4 thu, 4 phát (công nghệ mới có dưới 60/600 mạng 4G trên thế giới áp dụng).
Nếu như trước đây, hạ tầng viễn thông di động giúp khách hàng kết nối tốt hơn nhưng là nơi khách hàng tiêu tiền thì giờ đây nó mở ra cơ hội cho mọi người có thể kiếm tiền trên đó.
Và nói như Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, đó là: "Lần đầu tiên trong lịch sử, mọi người dân đều có thể khởi nghiệp. Đây chính là cơ hội cho sự phát triển bao trùm".