Hai khách hàng lớn của gạo Việt muốn giảm nhập khẩu
Sản lượng gạo toàn cầu năm nay được dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục
Indonesia và Philippines, hai trong số những thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, dự định sẽ cắt giảm nhập khẩu mặt hàng lương thực này trong năm tới. Hãng tin tài chính Bloomberg nhận định, việc này sẽ làm tăng sức nóng trong cuộc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo trong bối cảnh nguồn cung gạo toàn cầu gia tăng.
Năm 2011, Indonesia là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo ông Mohammad Ismet - một chuyên gia tư vấn của Liên hiệp quốc tại Jakarta và từng làm việc cho cơ quan lương thực Indonesia (Bulog), cho biết, nước này có thể giảm lượng gạo nhập khẩu về mức 1,5 triệu tấn trong năm 2013, từ mức khoảng 1,7 triệu tấn trong năm nay.
Còn theo ông Rex Estoperez, một phát ngôn viên của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines, Chính phủ nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới cho tới năm 2010 này có thể sẽ chấm dứt nhập khẩu gạo vào năm sau.
Bloomberg cho biết, giá gạo trên sàn giao dịch hàng hóa ở Chicago, Mỹ, tăng 1% từ đầu năm đến nay, so với mức tăng 36% của giá lúa mỳ và mức tăng 17% của giá ngô. Theo số liệu của Liên hiệp quốc, giá xuất khẩu gạo vào tháng 10 vừa qua đã giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước khi mà các nước xuất khẩu gạo hàng đầu như Ấn Độ, Việt Nam và Brazil ra sức tranh thị phần, kéo giá lương thực giảm và ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
“Nguồn cung dồi dào và triển vọng sản lượng sáng sủa đã dẫn tới lượng gạo tồn kho trên toàn cầu tăng cao và giá gạo giảm”, ông Ismet, người từng công tác ở Bulog trong 31 năm trước khi vào làm việc cho Cơ quan Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), nhận xét. “Xu hướng này sẽ tiếp tục khi Thái Lan xả kho tạm trữ gạo của họ”.
Sản lượng gạo toàn cầu năm nay được FAO dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại là 486 triệu tấn, tăng lượng gạo tồn kho lên mức cao chưa từng có (170 triệu tấn).
Mặc dù Thái Lan và Indonesia đã có thỏa thuận, trong đó Thái Lan cung cấp cho Indonesia số gạo lên tới 1 triệu tấn mỗi năm, thỏa thuận này có thể không trở thành hiện thực vì gạo Thái đắt hơn gạo Việt Nam - ông Ismet nhận định. Indonesia có thỏa thuận tương tự với Việt Nam, và Thái Lan sẽ cần phải giảm giá gạo mới giành được hợp đồng.
Loại gạo 25% tấm mà những nước như Philippines thường nhập khẩu có giá 420 USD/tấn tại Việt Nam tính đến tháng 10 vừa qua, so với mức 565 USD/tấn của gạo Thái Lan cùng loại, 410 USD/tấn của gạo Ấn Độ và 395 USD/tấn của gạo Pakistan - theo số liệu của FAO.
“Cuộc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo sẽ đẩy giá gạo giảm thêm. Chính phủ Philippines sẽ không nhập gạo trong năm tới, và chính phủ sẽ quyết định khối lượng gạo mà các công ty tư nhân được nhập trong một vài tuần tới”, ông Estoperez, phát ngôn viên của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines, cho biết.
Theo dự báo mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines đưa ra hồi tháng 10, nhập khẩu gạo của nước này có thể giảm còn 100.000-150.000 tấn trong năm 2013. Ông Estoperez cho hay, năm 2012, Philippines nhập khoảng 500.000 tấn gạo.
Năm 2011, Indonesia là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo ông Mohammad Ismet - một chuyên gia tư vấn của Liên hiệp quốc tại Jakarta và từng làm việc cho cơ quan lương thực Indonesia (Bulog), cho biết, nước này có thể giảm lượng gạo nhập khẩu về mức 1,5 triệu tấn trong năm 2013, từ mức khoảng 1,7 triệu tấn trong năm nay.
Còn theo ông Rex Estoperez, một phát ngôn viên của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines, Chính phủ nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới cho tới năm 2010 này có thể sẽ chấm dứt nhập khẩu gạo vào năm sau.
Bloomberg cho biết, giá gạo trên sàn giao dịch hàng hóa ở Chicago, Mỹ, tăng 1% từ đầu năm đến nay, so với mức tăng 36% của giá lúa mỳ và mức tăng 17% của giá ngô. Theo số liệu của Liên hiệp quốc, giá xuất khẩu gạo vào tháng 10 vừa qua đã giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước khi mà các nước xuất khẩu gạo hàng đầu như Ấn Độ, Việt Nam và Brazil ra sức tranh thị phần, kéo giá lương thực giảm và ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
“Nguồn cung dồi dào và triển vọng sản lượng sáng sủa đã dẫn tới lượng gạo tồn kho trên toàn cầu tăng cao và giá gạo giảm”, ông Ismet, người từng công tác ở Bulog trong 31 năm trước khi vào làm việc cho Cơ quan Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), nhận xét. “Xu hướng này sẽ tiếp tục khi Thái Lan xả kho tạm trữ gạo của họ”.
Sản lượng gạo toàn cầu năm nay được FAO dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại là 486 triệu tấn, tăng lượng gạo tồn kho lên mức cao chưa từng có (170 triệu tấn).
Mặc dù Thái Lan và Indonesia đã có thỏa thuận, trong đó Thái Lan cung cấp cho Indonesia số gạo lên tới 1 triệu tấn mỗi năm, thỏa thuận này có thể không trở thành hiện thực vì gạo Thái đắt hơn gạo Việt Nam - ông Ismet nhận định. Indonesia có thỏa thuận tương tự với Việt Nam, và Thái Lan sẽ cần phải giảm giá gạo mới giành được hợp đồng.
Loại gạo 25% tấm mà những nước như Philippines thường nhập khẩu có giá 420 USD/tấn tại Việt Nam tính đến tháng 10 vừa qua, so với mức 565 USD/tấn của gạo Thái Lan cùng loại, 410 USD/tấn của gạo Ấn Độ và 395 USD/tấn của gạo Pakistan - theo số liệu của FAO.
“Cuộc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo sẽ đẩy giá gạo giảm thêm. Chính phủ Philippines sẽ không nhập gạo trong năm tới, và chính phủ sẽ quyết định khối lượng gạo mà các công ty tư nhân được nhập trong một vài tuần tới”, ông Estoperez, phát ngôn viên của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines, cho biết.
Theo dự báo mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines đưa ra hồi tháng 10, nhập khẩu gạo của nước này có thể giảm còn 100.000-150.000 tấn trong năm 2013. Ông Estoperez cho hay, năm 2012, Philippines nhập khoảng 500.000 tấn gạo.