Hai kịch bản kinh tế Việt Nam và chuyện “điều chỉnh sớm”
Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam phải tính toán lại các chỉ tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2011 - 2015
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 đã xác định khá chi tiết các mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015.
Tuy nhiên, tình hình thực tế hiện nay đang khiến các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam phải tính toán lại các chỉ tiêu tăng trưởng cho giai đoạn này.
Nghị quyết Đại hội Đảng đã xác định trong kế hoạch 5 năm sắp tới, Việt Nam sẽ phấn đấu “phát triển nhanh, bền vững”. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay cũng như triển vọng của năm 2012, các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng mục tiêu này nên được điều chỉnh.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất rằng mục tiêu phát triển cần được điều chỉnh là “đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn vào nửa cuối của kế hoạch 5 năm”.
Tinh thần chung của kế hoạch có thay đổi, nên từ lúc này các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng hai kịch bản kinh tế cho giai đoạn phát triển mới.
Kịch bản thứ nhất là vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu phát triển như trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11, theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt bình quân 7-7,5% trong 5 năm tới.
Với mức tăng trưởng này, GDP sẽ đạt khoảng 185 tỷ USD vào năm 2015, qua đó GDP đầu người sẽ đạt khoảng 2.000 USD.
Các chỉ tiêu này, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là đã được đưa ra vào thời điểm cuối năm 2009, khi mà “tình hình kinh tế xã hội đất nước tại thời điểm đó còn tương đối khả quan”.
Trong khi đó, kịch bản thứ hai được xây dựng dựa trên các dữ liệu kinh tế hiện nay cũng như xu hướng phát triển sắp tới, đưa ra các chỉ tiêu thấp hơn so với nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11, với lý do tình hình kinh tế trong và ngoài nước đang diễn biến “theo chiều hướng xấu đi so với trước”.
Cụ thể, mức tăng trưởng GDP của năm 2011 được dự báo là vào khoảng 6%, trong khi năm 2012 được dự báo đạt khoảng 6,5%. Nếu giữ nguyên mục tiêu như trong nghị quyết, “gánh nặng” hoàn thành mục tiêu sẽ dồn hết cho các năm còn lại và như vậy sẽ khó khả thi.
“Nếu thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục bỏ ra một lượng vốn lớn để kích thích tăng trưởng và bài học trong các năm qua cho thấy việc chuyển liên tục từ chính sách thắt chặt sang chính sách nới lỏng sẽ dẫn đến những tác động xấu, gây bất ổn tới kinh tế vĩ mô và thúc đẩy lạm phát tăng cao”, trích từ một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ.
Từ lập luận này, mức tăng trưởng cho 5 năm tới được đề xuất là 6,5 - 7% mỗi năm, thấp hơn trung bình 0,5% so với nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 11.
Chưa rõ việc điều chỉnh này có được chấp thuận hay không, song điều quan trọng là tinh thần “rút kinh nghiệm” đã được thể hiện khá rõ trong đề xuất này. Thời gian qua, những nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra từ trước đã khiến Chính phủ chịu nhiều áp lực trong điều hành kinh tế.
Nay, khi giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 mới đi qua được một năm, việc điều chỉnh sớm các mục tiêu có thể giúp giảm đáng kể áp lực này.
Tuy nhiên, tình hình thực tế hiện nay đang khiến các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam phải tính toán lại các chỉ tiêu tăng trưởng cho giai đoạn này.
Nghị quyết Đại hội Đảng đã xác định trong kế hoạch 5 năm sắp tới, Việt Nam sẽ phấn đấu “phát triển nhanh, bền vững”. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay cũng như triển vọng của năm 2012, các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng mục tiêu này nên được điều chỉnh.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất rằng mục tiêu phát triển cần được điều chỉnh là “đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn vào nửa cuối của kế hoạch 5 năm”.
Tinh thần chung của kế hoạch có thay đổi, nên từ lúc này các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng hai kịch bản kinh tế cho giai đoạn phát triển mới.
Kịch bản thứ nhất là vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu phát triển như trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11, theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt bình quân 7-7,5% trong 5 năm tới.
Với mức tăng trưởng này, GDP sẽ đạt khoảng 185 tỷ USD vào năm 2015, qua đó GDP đầu người sẽ đạt khoảng 2.000 USD.
Các chỉ tiêu này, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là đã được đưa ra vào thời điểm cuối năm 2009, khi mà “tình hình kinh tế xã hội đất nước tại thời điểm đó còn tương đối khả quan”.
Trong khi đó, kịch bản thứ hai được xây dựng dựa trên các dữ liệu kinh tế hiện nay cũng như xu hướng phát triển sắp tới, đưa ra các chỉ tiêu thấp hơn so với nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11, với lý do tình hình kinh tế trong và ngoài nước đang diễn biến “theo chiều hướng xấu đi so với trước”.
Cụ thể, mức tăng trưởng GDP của năm 2011 được dự báo là vào khoảng 6%, trong khi năm 2012 được dự báo đạt khoảng 6,5%. Nếu giữ nguyên mục tiêu như trong nghị quyết, “gánh nặng” hoàn thành mục tiêu sẽ dồn hết cho các năm còn lại và như vậy sẽ khó khả thi.
“Nếu thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục bỏ ra một lượng vốn lớn để kích thích tăng trưởng và bài học trong các năm qua cho thấy việc chuyển liên tục từ chính sách thắt chặt sang chính sách nới lỏng sẽ dẫn đến những tác động xấu, gây bất ổn tới kinh tế vĩ mô và thúc đẩy lạm phát tăng cao”, trích từ một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ.
Từ lập luận này, mức tăng trưởng cho 5 năm tới được đề xuất là 6,5 - 7% mỗi năm, thấp hơn trung bình 0,5% so với nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 11.
Chưa rõ việc điều chỉnh này có được chấp thuận hay không, song điều quan trọng là tinh thần “rút kinh nghiệm” đã được thể hiện khá rõ trong đề xuất này. Thời gian qua, những nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra từ trước đã khiến Chính phủ chịu nhiều áp lực trong điều hành kinh tế.
Nay, khi giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 mới đi qua được một năm, việc điều chỉnh sớm các mục tiêu có thể giúp giảm đáng kể áp lực này.